Có thể với nhiều người, Neem Ấn Độ là một cái tên xa lạ, song loại cây này có nhiều tên gọi khác nhau ở nhiều địa phương khác nhau. Để bạn đọc hiểu rõ hơn về cây thuốc vạn năng này, dưới đây là những thông tin thú vị về lá neem.
Cây lá neem Ấn Độ du nhập vào Việt Nam từ những năm 80 và được trồng phổ biến ở nhiều địa phương để lấy bóng mát, phủ xanh đất trống. Vậy cây neem là cây gì?
Lý giải về tên gọi “neem Ấn Độ” như sau:
Neem trong tiếng Phạn có ý nghĩa là chữa lành bệnh tật, còn Ấn Độ chỉ cội nguồn của cây thuốc. Khi du nhập về Việt Nam, cây có tên là sầu đâu.
Ngoài ra, trong dân gian cây còn có nhiều tên gọi khác, được đặt theo thói quen vùng miền ở mỗi địa phương.
Cây lá neem Ấn Độ là cây lá rụng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Mặc dù là cây thường xanh ưa sống ở khí hậu nắng nóng nhưng khi gặp khô hạn, thời tiết khắc nghiệt cây thường rụng hết lá.
Để bạn đọc hiểu rõ hơn về cây thuốc quý này, dưới đây là những đặc điểm thực vật nhận dạng.
Chắc hẳn chỉ cần nghe tên, bạn cũng biết cây thuốc này có nguồn gốc từ đất nước Ấn Độ và du nhập đến nhiều nơi trên thế giới.
Cây sinh trưởng ở nước có khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới nóng ẩm, ưa sống ở vùng khí hậu khô nóng, khô cằn có lượng mưa thấp dưới 700mm.
Trên thế giới cây được tìm thấy nhiều nhất tại Ấn Độ, miền nam Trung Quốc, Australia, Nigeria,…
Tại Việt Nam, cây lá neem Ấn Độ sống chủ yếu ở địa phương nắng gió như Ninh Thuận, An Giang, Bình Thuận,…
Nhiều người thắc mắc rằng, liệu cây lá neem Ấn Độ có phải là cây xoan hay không? Đây là 2 loại cây hoàn toàn khác nhau và sự nhầm lẫn có thể gây nên những tác dụng phụ không đáng có, thậm chí có thể gây ngộ độc, tử vong.
Hai loại cây này rất dễ nhầm lẫn, bởi chúng cùng thuộc họ Xoan, có đặc điểm thực vật tương tự nhau, đặc biệt, nhiều địa phương còn gọi chung 2 cây là cây xoan, cây sầu đâu.
Tuy nhiên, lá neem Ấn Độ có màu xanh, hoa màu trắng, lá rất đắng và được dùng để chữa bệnh và làm đẹp. Còn cây xoan Bắc (xoan bản địa, xoan đào, xoan ta) cũng có lá màu xanh nhưng hoa màu tím nhạt.
Đặc biệt, lá cây xoan này rất độc, dùng để diệt sâu bọ, côn trùng, ăn quả có thể dẫn đến ngộ độc, nôn mửa, tiêu chảy, xuất huyết trong nội tạng, suy thận,…
Do đó, trong quá trình thu hái và sử dụng, phải hết sức cẩn thận, tránh dùng nhầm lẫn hai loại cây này.
Người dân thường sử dụng lá neem và quả trong các bài thuốc chữa bệnh và để làm đẹp. Cây sinh trưởng tươi tốt quanh năm (rụng lá khi gặp hạn), nhưng để bào chế dược liệu, người ta chỉ thu hoạch theo mùa vụ.
Lá cây thu hái vào mùa hè (tháng 4 đến tháng 9) còn thu hoạch quả chín vào tháng 10, tháng 11.
Ngoài ra, hiện nay có rất nhiều chế phẩm từ cây neem Ấn Độ như bột lá neem, dầu neem, các sản phẩm có thành phần từ neem. Tại Ấn Độ có tới hơn 100 các sản phẩm, chế phẩm từ loại cây này và đang được ứng dụng rộng rãi.
Không phải ngẫu nhiên mà loại cây này lại được gọi là cây vạn năng, thần dược. Đã có rất nhiều nghiên cứu khoa học cũng như các tài liệu ghi chép về loài cây này. Thậm chí, ở Ấn Độ, người dân đã sử dụng cây lá neem từ hơn 4.000 năm về trước cho đến tận hiện nay.
Theo Đông y thì lá neem có tính hàn, vị đắng nhưng hậu ngọt, có mặt trong nhiều bài thuốc chữa bệnh.
Loại cây này được rất nhiều nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu và những công bố khoa học về công dụng của cây Neem khiến cả giới y học phải kinh ngạc.
Trong cây thuốc có hơn 100 hợp chất hoá học khác nhau, kể đến như Ca, P, chất béo, nimbolide, azadirachtin, diterpenoids,… Trong đó, nổi bật nhất chính là thành phần azadirachtin
Vậy lá neem chữa bệnh gì? Dưới đây là những công dụng tuyệt vời của lá cây vạn năng này.
Nghiên cứu của Tạp chí sinh lý học Ấn Độ cho biết, chiết xuất từ lá và dầu hạt của cây có chứa Diterpenoids.
Nhờ đó, lá cây có tác dụng ổn định đường huyết, giúp khí huyết lưu thông dễ dàng mà không gây áp lực ở thành mạch máu, hỗ trợ trị tiểu đường.
Một nghiên cứu của Mỹ cho biết, dùng lá cây liên tục trong 14 ngày sẽ giảm lượng đường trong máu hiệu quả.
Chính vì thế. người bị tiểu đường nhẹ, tuýp 1, 2, người có nguy cơ mắc tiểu đường có thể dùng trà lá neem để uống mỗi ngày.
Cây thuốc này được chứng minh có tác dụng làm giảm cholesterol trong máu rõ rệt, rất phù hợp với người bị bệnh béo phì, bệnh tim mạch.
Uống nước nấu từ lá neem mỗi ngày sẽ hỗ trợ thúc đẩy tuần hoàn máu, cung cấp đủ máu cho tim, đồng thời giảm thiểu nguy cơ nhồi máu cơ tim.
Ngoài ra, cây thuốc còn có công dụng ổn định huyết áp, dùng vào sẽ hết đau đầu, hoa mắt chóng mặt rất hay.
Nghiên cứu tại Ấn Độ phát hiện trong cây lá có chứa chiết xuất Azadirachta Indica. Đây là một hoạt chất có tác dụng bảo vệ lá gan, ức chế các tác nhân gây hại cho gan, đặc biệt kháng lại những tác động của paracetamol gây tổn thương gan.
Để bảo vệ gan, hỗ trợ điều trị bệnh gan, bạn có thể uống nước lá neem đều đặn mỗi ngày.
Thành phần chiết xuất từ vỏ cây neem có chứa hoạt chất Glycosid, giúp kiểm soát dịch dạ dày, kiểm soát bài tiết acid dạ dày, chữa lành các tổn thương và vết loét ở dạ dày, tá tràng.
Dùng cây lá neem đúng cách sẽ giúp bạn hết ợ nóng, ợ chua, đau rát ở bụng, khó tiêu.
Dầu Neem là một chế phẩm chiết xuất từ lá của cây neem, có chứa thành phần Gedunin dồi dào, có tính kháng khuẩn, sát khuẩn, kháng nấm, sát trùng.
Dùng dầu neem pha loãng để điều trị các bệnh da liễu như nấm da, vảy nến,… rất tốt.
Một lý do khiến cây neem được gọi là cây thuốc quốc dân của người Ấn chính là cây này có thể chữa rất nhiều bệnh khác nhau, kể cả những chứng bệnh thông thường như ho, đau họng, cảm sốt.
Người Ấn Độ thường súc miệng bằng nước lá hoặc xông hơi lá cây để chữa các chứng bệnh này rất đơn giản.
Thành phần azadirachtin trong cây thuốc có tác dụng sát khuẩn, khi bị ngộ độc thức ăn bạn hãy nhai vài lá cây.
Sau một lúc triệu chứng đau bụng giảm dần, chất độc được bài tiết thải ra ngoài qua đường đại tiện.
Đây là 2 căn bệnh phổ biến mà hầu như bất kỳ ai cũng từng trải qua một lần trong đời, đặc biệt là ở lứa tuổi trẻ em, người già, người sức đề kháng kém.
Khi mắc bệnh, hãy tắm nước nấu từ lá neem 2 ngày sẽ giảm đau, hết mẩn đỏ, mụn nước. Đặc biệt, khi khỏi bệnh da sẽ được tái tạo phục hồi, không để lại sẹo thâm mất thẩm mỹ.
Khi nghiên cứu về thành phần nimbolide, azadirachtin trong lá cây, các nhà khoa học đã bất ngờ khi phát hiện ra rằng, nó có khả năng ức chế sự phát triển và nhân bản của tế bào ung thư. Đồng thời kích thích cơ thể sản sinh các tế bào bạch cầu, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể để chống lại u nhú.
Mặc dù chưa có công bố chính thức nào nhưng cây lá neem vẫn được nhiều bệnh nhân ung thư tin dùng. Bệnh nhân ung thư cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Trung tâm nghiên cứu Volcani ở Israel xác định rằng, chiết xuất từ lá cây có tác dụng ức chế khả năng sinh sản và tiêu diệt côn trùng.
Nhờ đó, cây thuốc giúp xua đuổi muỗi Anopheline gây bệnh sốt rét, chống muỗi Aedes, chống virus Zika và muỗi gây sốt xuất huyết.
Nhiều nước trên thế giới ứng dụng để bào chế các chế phẩm thuốc xịt muỗi, côn trùng, thuốc diệt côn trùng,…
Những công dụng của cây neem với sức khỏe rất tuyệt vời và quý giá, quả không sai khi ví loại cây này như vị thuốc vạn năng chữa bách bệnh. Thế nhưng, cây thuốc này còn tuyệt vời hơn nữa khi ngoài công dụng với sức khoẻ thì nó cũng là thần dược cho sắc đẹp.
Từ lâu, cây lá neem đã xuất hiện trong nhiều liệu pháp, các sản phẩm làm đẹp. Dưới đây là những cách dùng lá neem để làm đẹp mà bạn có thể sử dụng.
Trong bột lá có chứa vitamin C, Quercetin, Nimbin, Nimbo Steroid có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, chống oxy hóa dồi dào, các acid amin rất tốt để trị mụn.
Bột lá neem Ấn Độ có tác dụng làm sạch lỗ chân lông, trị mụn trứng cá, trị mụn thâm, làm mờ các vết thâm ở da, kiềm dầu cho da nhờn, dưỡng da trắng sáng rất hiệu quả.
Bạn có thể đắp mặt nạ làm đẹp da bằng cách trộn bột lá với sữa tươi, sữa chua không đường, tinh bột nghệ 3 lần/tuần.
Các hoạt chất nimbolide và quercetin trong lá cây là chất chống oxy hóa mạnh, ngăn chặn lão hoá da, chống chảy xệ da mặt, cung cấp acid béo cho da, cấp ẩm cho da, chống lại gốc tự do gây hại DNA.
Chính vì thế, nhiều phụ nữ yêu thích sử dụng bột lá neem để làm đẹp da mặt mỗi ngày.
Lá cây có tính kháng khuẩn, diệt khuẩn rất mạnh, chính vì thế nó được ứng dụng để sản xuất kem đánh răng.
Ngoài ra, nó còn có tác dụng ngừa sâu răng, chữa viêm lợi, chống chảy máu chân răng, bảo vệ răng chắc khỏe.
Hàm lượng axit béo dồi dào rất có lợi cho da đầu, kích thích tóc mọc, trị gàu, phù hợp với người bị rụng tóc, hói đầu, người không hợp với các dầu gội đầu công nghiệp.
Bạn có thể dùng lá neem ngâm nước nóng qua đêm rồi trộn cùng mật ong, đem xay nhuyễn để dùng như dầu gội bình thường.
Có thể thấy, cây neem là một loại cây tuyệt vời có vô vàn công dụng cho sức khỏe và sắc đẹp.
Dưới đây là những cách sử dụng hiệu quả và phổ biến nhất:
Ngoài ra, trên thị trường hiện nay có nhiều sản phẩm được điều chế từ cây lá neem mà bạn có thể sử dụng như trà lá neem dạng bột, dạng viên, dầu lá neem, kem đánh răng lá neem, sữa rửa mặt lá neem,…
Đúng là lá neem có thể chữa rất nhiều bệnh cũng rất tốt để làm đẹp nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng. Ngoài ra, cây thuốc này cũng có thể khiến người dùng gặp một số tác dụng phụ.
Khi sử dụng cây lá neem Ấn Độ, bạn cần chú ý những điều sau:
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng nhấn mạnh thêm một lần nữa, bạn phải phân biệt và dùng đúng cây lá neem Ấn Độ, không nhầm lẫn với cây xoan của Việt Nam. Cây xoan Việt Nam rất độc, có thể gây ngộ độc và nguy hiểm đến tính mạng.
Trước đây, cây neem được trồng chủ yếu ở nơi khô hạn khắc nghiệt để lấy bóng mát, phủ xanh đất trọc. Thế nhưng thời gian gần đây, người dân đã tìm hiểu và dùng cây lá neem ứng dụng vào các bài thuốc chữa bệnh và để làm đẹp.
Chính vì thế, nhu cầu mua và sử dụng lá cây đang tăng nhanh một cách chóng mặt. Để mua lá thuốc này, bạn có thể đến cửa hàng thuốc Đông y hoặc đại lý phân phối dược liệu.
Hiện nay, giá bán lá neem sấy khô dao động từ 200.000 đến 250.000/kg và giá bột lá neem Ấn Độ từ 280.000 - 350.000/kg.
Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe khi sử dụng cây thuốc chữa bệnh kể cả khi làm đẹp thì bạn cần phải mua dược liệu ở địa chỉ uy tín chất lượng.
Nhiều cơ sở chạy theo lợi nhuận nên sử dụng dược liệu không sạch, quy trình bào chế không vệ sinh hay dùng hoá chất bảo quản để giữ dược liệu được lâu hơn. Điều này có thể gây dị ứng khi sử dụng trên da mặt, tóc và đặc biệt không tốt cho sức khoẻ về lâu dài.
Link nội dung: https://melodious.edu.vn/la-neem-ban-o-dau-a67131.html