QC - Quality Control là công việc kiểm tra đảm bảo chất lượng sản phẩm, đây là một bộ phận quan trọng không thể thiếu trong quy trình quản lý chất lượng.
Công việc của nhân viên QC là tham gia vào quá trình kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm trước giai đoạn đóng gói và phân phối ra thị trường. Công đoạn QC được thực hiện đan xen vào quá trình sản xuất để đảm bảo chất lượng đầu ra của sản phẩm.
Xem thêm: QA là gì?
Nhân viên QC sẽ là những người tham gia kiểm soát chất lượng của các công đoạn sản xuất để đảm bảo chất lượng sản phẩm thành quả theo các thước đo tiêu chuẩn có sẵn.
Nhân viên QC được chia thành 3 vị trí với nhiệm vụ và tính chất công việc khác nhau:
Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về vị trí IQC - Input Quality Control.
IQC hay Input Quality Control nghĩa là kiểm soát chất lượng đầu vào với nhiệm vụ chính là kiểm tra và đảm bảo chất lượng các nguyên liệu, hàng hóa đầu vào trước khi đưa vào sản xuất sản phẩm.
Đây là một công việc vô cùng quan trọng, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình vận hành sản và xuất hàng hóa của doanh nghiệp. Việc kiểm soát chất lượng nguyên liệu ngay từ giai đoạn đầu tiên đảm bảo cho hoạt động sản xuất không bị gián đoạn. Từ đó, sẽ tránh phát sinh chi phí không cần thiết và chậm tiến độ, ảnh hưởng tới uy tín và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
IQC quan trọng đặc biệt là đối với các doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn. Nếu hàng hóa và nguyên vật liệu nhập kho với số lượng lớn và đa dạng, liệu việc kiểm soát tổng số lượng và đánh giá chất lượng của chúng có dễ dàng không? Có bao nhiêu mặt hàng đáp ứng yêu cầu? Chất lượng sản phẩm như thế nào? Có cần phải đổi trả lại hàng gì không?
Rất khó có thể quản lý tất cả nếu không kiểm soát chất lượng nguồn nguyên liệu và vật tư đầu vào. Đối với một số hàng hóa không đạt tiêu chuẩn tham gia vào quá trình sản xuất, sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho dây chuyền sản xuất và doanh nghiệp. Rủi ro lớn về chất lượng sản phẩm bán ra sẽ làm tổn hại đến uy tín và danh tiếng của doanh nghiệp.
Do đó, để đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra, doanh nghiệp phải đảm bảo chất lượng đầu vào thông qua việc thực hiện quy trình kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất.
Xem thêm: 7 QC Tools
Đây là các nhiệm vụ thường ngày của IQC:
Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhân viên IQC cần phải có. Kỹ năng quản lý tốt sẽ giúp nhân viên IQC có khả năng quản lý nguyên vật liệu và vật tư nhập kho với số lượng và chất lượng được kiểm soát chặt chẽ. Kỹ năng quản lý cũng giúp quy trình vận chuyển nguyên vật liệu diễn ra một cách suôn sẻ mà không bị chậm trễ. Ngoài ra, kỹ năng quản lý còn giúp nhân viên IQC biết cách ưu tiên xử lý các yếu tố để hoàn thành công việc đã được giao một cách hiệu quả nhất.
IQC phải có kỹ năng quan sát và giám sát điều hành. Có người điều phối tốt để đảm bảo luồng công việc được diễn ra suôn sẻ.
Luôn có các rủi ro tiềm ẩn có thể diễn ra trong quá trình làm việc. IQC cần có kỹ năng xử lý sự cố để phát hiện và có phương án giải quyết nhanh chóng, tránh làm chậm trễ tiến độ công việc.
Trong các ngành kỹ thuật, các dụng cụ hay thiết bị lắp ráp và thiết kế sản phẩm cơ khí đều phải có độ chính xác cao. Từ những vật liệu nhỏ nhất như ốc vít cũng phải có kích thước đúng yêu cầu thì máy móc mới được lắp ráp và hoạt động đúng với quy trình chất lượng.
Thực phẩm luôn là một trong những ngành cần đảm bảo an toàn theo những tiêu chuẩn nghiêm ngặt nhất vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người. Không chỉ các nhà hàng, khách sạn lớn mà cả những quán ăn nhỏ cũng cần kiểm soát chặt chẽ chất lượng đầu vào.
Ngành dệt may
Công việc của IQC trong ngành dệt may phải thực hiện các nhiệm vụ: kiểm tra và đánh giá chất lượng thiết kế mẫu, dập cắt, nguyên phụ liệu…
PN
Link nội dung: https://melodious.edu.vn/iqc-la-gi-a43510.html