Bệnh lupus ban đỏ giai đoạn cuối có chữa được không?

Trong nhiều năm qua, lupus ban đỏ hệ thống hay lupus ban đỏ không còn xa lạ đối với nhiều người. Mặc dù vậy, rất ít người hiểu rõ những biến chứng tiềm ẩn mà họ sẽ phải đối mặt khi bệnh tiến vào giai đoạn cuối. Vậy, bệnh lupus ban đỏ giai đoạn cuối có chữa được không? Những biến chứng bệnh nhân có thể gặp phải là gì?

lupus ban đỏ giai đoạn cuối

Lupus ban đỏ hệ thống (Systemic lupus erythematosus - SLE) được xếp vào nhóm bệnh lý mô liên kết, đặc trưng bởi sự hiện diện của kháng thể kháng nhân cùng nhiều tự kháng thể khác liên quan đến rối loạn miễn dịch. Bệnh thường ảnh hưởng đến hệ cơ xương khớp, đồng thời có thể gây tổn thương nhiều cơ quan và bộ phận khác khi bệnh tiến triển. Điều này không chỉ cản trở việc điều trị mà còn khiến người bệnh đối mặt với những rủi ro khôn lường. (1)

tổn thương nhiều cơ quan

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh lupus ban đỏ giai đoạn cuối

Có đến hơn 90% bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống có biểu hiện đau khớp và cơ giai đoạn tiến triển của bệnh. Trong đó, hơn một nửa trường hợp các triệu chứng xuất hiện từ rất sớm. Ngoài ra, bệnh còn góp phần phát triển một số vấn đề sức khỏe liên quan đến xương khớp gồm:

bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe xương khớp

Theo thời gian, bệnh lupus ban đỏ có nguy cơ tiến triển đến giai đoạn cuối nếu không được điều trị, kiểm soát tốt ngay từ đầu. Lúc này, các bệnh lý cơ xương khớp không còn là những vấn đề duy nhất mà người bệnh phải đối mặt. Thay vào đó, họ sẽ gặp phải nhiều biến chứng phức tạp hơn, chẳng hạn như: (2)

1. Các vấn đề da liễu

Phát ban và lở loét là những vấn đề da liễu phổ biến ở người bị lupus ban đỏ, đặc biệt khi bệnh ở giai đoạn cuối. Ngoài ra:

2. Rối loạn về máu

Một vấn đề phổ biến khác ở những bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống giai đoạn cuối là những rối loạn về máu. Trong đó, phổ biến nhất là những tình trạng như:

3. Bệnh về tim

Hơn 50% người bị lupus ban đỏ hệ thống phải đối mặt với biến chứng liên quan đến tim ở nhiều giai đoạn khác nhau của bệnh chứ không riêng giai đoạn cuối. Nguyên nhân là do bệnh có mối liên hệ với một số yếu tố nguy cơ gây ra các vấn đề tim mạch, chẳng hạn như:

Ngoài ra, biến chứng tim mạch còn được đánh giá là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở những người mắc bệnh lupus ban đỏ hệ thống.

4. Biến chứng ở phổi của bệnh lupus ban đỏ giai đoạn cuối

Khoảng 50% trường hợp bệnh nhân lupus ban đỏ có biểu hiện tổn thương phổi, từ đó dẫn đến các vấn đề sức khoẻ như: (3)

Thương tổn ở thận

Viêm thận lupus là một biến chứng không thể không nhắc đến của căn bệnh mô liên kết này. Ước tính cứ 3 bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống sẽ có 1 người bị viêm thận lupus, nhất là khi bệnh tiến triển đến giai đoạn cuối. Người bệnh có thể nhận biết tình trạng này thông qua các dấu hiệu:

thương tổn ở thận

Sự tiến triển của viêm thận lupus có khả năng làm tăng nguy cơ phát sinh những vấn đề nghiêm trọng, ví dụ như suy thận, tổn thương tim và thậm chí là đột quỵ, từ đó đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

5. Loét niêm mạc miệng do bệnh lupus ban đỏ giai đoạn cuối

Biến chứng lở loét do lupus không chỉ xuất hiện trên da mà còn có thể xảy ra ở lớp niêm mạc miệng của bệnh nhân. Tình trạng này chiếm tỷ lệ khoảng 4-45% và đôi khi có khả năng là phản ứng phụ của thuốc điều trị, ví dụ như corticosteroid. Khi đó, vết loét có thể xuất hiện kèm theo triệu chứng:

6. Các vấn đề về não và thần kinh ở bệnh nhân lupus ban đỏ giai đoạn cuối

Đôi khi, sự nguy hiểm của lupus ban đỏ còn đến từ việc bệnh gây tác động tiêu cực đến não và thần kinh.

Theo tổ chức Lupus Research Alliance, khoảng một nửa số người được chẩn đoán mắc bệnh gặp khó khăn trong việc nhận thức và suy nghĩ. Trong đó, khoảng 20% trường hợp có dấu hiệu đau đầu, mất trí nhớ, thay đổi tâm trạng thất thường hoặc thậm chí có cả đột quỵ. Tình trạng này thường liên quan đến sự hình thành của cục máu đông hoặc viêm mạch do lupus ban đỏ.

7. Một số biến chứng khác

Trong một số trường hợp, có thể do ảnh hưởng từ bệnh hoặc tác dụng phụ từ thuốc điều trị mà bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống ở giai đoạn cuối còn có nguy cơ gặp một số vấn đề, tình trạng sức khỏe như:

Như vậy, có thể thấy được rằng khi tiến triển đến giai đoạn cuối, lupus ban đỏ hệ thống sẽ kéo theo hàng loạt vấn đề hệ lụy khôn lường đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân. Đây cũng là lý do vì sao bệnh cần sớm được phát hiện và điều trị, kiểm soát hiệu quả ngay từ đầu.

Bệnh lupus ban hệ thống có điều trị được không?

Thực tế, ngay cả khi không ở giai đoạn cuối, bệnh lupus ban đỏ cũng không thể điều trị khỏi hoàn toàn. Các giải pháp điều trị hiện nay chủ yếu tập trung vào: (4)

Tùy thuộc vào bệnh trạng cũng như cơ địa mà mỗi bệnh nhân sẽ có phác đồ điều trị riêng. Mặc dù vậy, người bị lupus ban đỏ có thể kiểm soát bệnh hiệu quả bằng thuốc kê toa.

lupus ban đỏ có chữa dược không

Các loại thuốc điều trị lupus ban đỏ hệ thống

Phần lớn trường hợp, bệnh nhân lựa chọn giải pháp điều trị này sẽ được bác sĩ kê toa những loại thuốc sau:

Nhóm thuốc giảm đau kháng viêm không chứa steroid (NSAIDs)

NSAIDs là một trong các nhóm thuốc chống viêm, giảm đau thường dùng cho nhiều bệnh lý khác nhau, bao gồm cả lupus ban đỏ. Các thuốc NSAIDs điển hình có thể kể đến như ibuprofen, naproxen… với hiệu quả giảm sưng đau ở cơ, khớp nhanh chóng.

Mặc dù thuốc NSAIDs được đánh giá cao về khả năng cải thiện triệu chứng lupus ban đỏ nhưng người bệnh không nên quá phụ thuộc vào chúng. Thay vào đó, hãy đảm bảo dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ để tối ưu hoá hiệu quả giảm đau kháng viêm, đồng thời giảm thiểu nguy cơ phát sinh biến cố ảnh hưởng đến dạ dày, thận… do tác dụng phụ của thuốc.

Thuốc corticosteroid (corticoid)

Trong phác đồ điều trị lupus ban đỏ, corticosteroid có thể được dùng dưới dạng đường uống, tiêm hoặc kem bôi ngoài da. Thuốc có khả năng giảm đau và sưng viêm mạnh, khi dùng với liều cao có thể ức chế hệ miễn dịch.

Tuy vậy, corticoid nên được sử dụng trong thời gian ngắn do thuốc có thể gây tổn thương nhiều cơ quan, bộ phận trong cơ thể, đồng thời khiến bệnh nhân phụ thuộc vào thuốc nếu được sử dụng lâu ngày. Do đó, khi các triệu chứng có xu hướng thuyên giảm, bác sĩ sẽ bắt đầu giảm liều từ từ cho đến khi người bị lupus ban đỏ không cần dùng corticosteroid nữa.

các loại corticosteroid

Thuốc trị sốt rét

Hiện nay, các loại thuốc chống sốt rét như hydroxychloroquine và chloroquine phosphate đã được chứng minh về tác dụng chữa đau khớp, ban ngoài da và viêm màng phổi. Trong phác đồ điều trị lupus ban đỏ hệ thống, thuốc trị sốt rét còn hỗ trợ ngăn chặn các đợt cấp của bệnh, đồng thời cải thiện tiên lượng sống của bệnh nhân, thuốc có thể dùng ở giai đoạn sau của Lupus ban đỏ.

Thuốc ức chế miễn dịch

Nhóm thuốc này được dùng cho một số trường hợp nghiêm trọng, ví dụ như:

Ngoài ra, cũng cần lưu ý rằng việc sử dụng thuốc ức chế miễn dịch có thể gây suy yếu “lớp phòng vệ” của cơ thể, từ đó làm tăng nguy cơ phát sinh các vấn đề liên quan đến nhiễm trùng. Vì vậy, người bệnh cần đảm bảo tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ và lập tức đến bệnh viện ngay khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào để được thăm khám và kịp thời có biện pháp can thiệp phù hợp.

Các loại thuốc khác dùng trong điều trị lupus ban đỏ hệ thống

Ở giai đoạn cuối của bệnh, người bị lupus ban đỏ có thể phải đối mặt với nhiều biến chứng khác nhau. Do đó, bên cạnh việc điều trị lupus, bệnh nhân còn cần có biện pháp xử trí những vấn đề sức khoẻ này.

Tuỳ vào biến chứng phát sinh mà bác sĩ sẽ cân nhắc và kê toa những loại thuốc điều trị phù hợp, ví dụ như thuốc chống đông máu (warfarin, heparin…) có thể được chỉ định cho những người có nguy cơ cao hình thành huyết khối trong mạch máu, gây nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.

Một số lưu ý khi điều trị lupus ban đỏ bằng thuốc

Để tối ưu hoá hiệu quả sử dụng thuốc chữa bệnh lupus ban đỏ hệ thống cũng như đảm bảo an toàn cho người dùng, hãy tham vấn cùng bác sĩ về những vấn đề dưới đây ngay từ đầu:

Ngoài ra, hãy mau chóng đến bệnh viện khi các triệu chứng không có dấu hiệu cải thiện sau một thời gian dùng thuốc hoặc cơ thể phát sinh thêm triệu chứng mới.

Lối sống giúp điều trị bệnh lupus ban đỏ

Vì lupus ban đỏ hệ thống không thể chữa khỏi hoàn toàn nên việc xây dựng lối sinh hoạt lành mạnh để “sống chung với bệnh” là điều cần thiết. Lúc này, bệnh nhân không chỉ cần nâng cao sức khỏe thể chất mà còn cần chăm sóc sức khỏe tinh thần.

Cải thiện sức khỏe tinh thần cho người bị lupus ban đỏ

Đôi khi, lupus ban đỏ có thể kéo theo những cảm xúc tiêu cực xảy ra, đặc biệt khi bệnh tiến vào giai đoạn cuối hoặc gây ra các triệu chứng ảnh hưởng đến công việc hay sinh hoạt thường ngày. Bên cạnh đó, một số người bệnh cũng có thể cảm thấy khó khăn trong việc chia sẻ tình trạng của mình với người khác, từ đó dẫn đến tâm trạng phiền muộn, không muốn mở lòng với người ngoài. Để khắc phục tình trạng này, các bác sĩ thường khuyến khích bệnh nhân nên:

cải thiện sức khỏe tinh thần

Nâng cao sức khỏe thể chất

Để đối phó với những triệu chứng lupus ban đỏ dai dẳng khó chịu, một lối sinh hoạt với các thói quen tốt như sau có thể giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn. Chúng bao gồm:

Ăn uống khoa học, lành mạnh

Thực tế, có rất ít bằng chứng cho thấy nguyên nhân bùng phát các đợt lupus ban đỏ cấp đến từ một loại thực phẩm cụ thể.

Do đó, thay vì cứng nhắc trong việc loại bỏ hoàn toàn hoặc tăng cường bổ sung bất kỳ thực phẩm nào được xem là “tốt” hoặc “xấu” cho lupus, bệnh nhân cần hiểu được rằng ăn uống một cách điều độ mới là yếu tố then chốt. Ví dụ như, ăn một miếng phô mai giàu chất béo sẽ không kích thích đợt cấp của bệnh phát sinh, nhưng một chế độ ăn nhiều phô mai thì có thể.

Mặt khác, một số biến chứng liên quan đến lupus ban đỏ hệ thống có thể chịu ảnh hưởng bởi thói quen ăn uống. Do đó, tuỳ theo vấn đề sức khỏe của mỗi bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên điều chỉnh chế độ ăn thường ngày.

Thường xuyên tập thể dục thể thao

Đối với người mắc bệnh lupus ban đỏ, nhất là khi ở giai đoạn cuối, việc tập thể dục thể thao không chỉ giúp nâng cao sức khỏe tổng thể mà còn đem lại nhiều lợi ích như:

Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần cân nhắc tránh tập những bài tập gây thêm áp lực cho khớp, tốt nhất hãy tham vấn ý kiến bác sĩ về những bài tập phù hợp. Người bệnh nên xen kẽ việc luyện tập và nghỉ ngơi hợp lý, đồng thời sử dụng thiết bị hỗ trợ nếu cần thiết.

khám bệnh lupus

Cách chăm sóc bệnh nhân lupus ban đỏ giai đoạn cuối

Điều trị lupus ban đỏ hệ thống là một quá trình dài lâu. Lúc này, nhiều bệnh nhân cần đến sự quan tâm, chăm sóc từ các thành viên trong gia đình. Vì vậy, nếu có người thân bị lupus ban đỏ, đặc biệt nếu bệnh đã tiến đến giai đoạn cuối, hãy:

Xem thêm: Lupus ban đỏ nên ăn gì?

Cách phòng tránh bệnh lupus ban đỏ hệ thống

Tương tự như việc chữa trị dứt bệnh, lupus ban đỏ không thể phòng ngừa hoàn toàn. Mặc dù vậy, các chuyên gia vẫn có cách giúp bệnh nhân ngăn chặn các đợt cấp bùng phát, ví dụ như:

Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Hệ thống BVĐK Tâm Anh, là nơi quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành, bác sĩ ngoại khoa giàu kinh nghiệm, tận tâm, nhiệt tình như: TTND.GS.TS.BS Nguyễn Việt Tiến; PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa; TS.BS Tăng Hà Nam Anh; ThS.BS.CKII Trần Anh Vũ; BS.CKI Trần Xuân Anh, ThS.BS.CKI Lê Đình Khoa, TS.BS Đỗ Tiến Dũng; TS.BS.CKII Vũ Hữu Dũng… Đây cũng là một trong những đơn vị tiên phong trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh về cơ xương khớp với kỹ thuật hiện đại theo phác đồ cập nhật quốc tế.

Bệnh viện còn được trang bị hệ thống máy móc, trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại như: máy chụp CT 768 lát cắt Somatom Drive, máy cộng hưởng từ thế hệ mới Magnetom Amira BioMatrix, robot Artis Pheno, máy đo mật độ xương, máy siêu âm…; hệ thống kính vi phẫu thuật Opmi Vario 700 Zeiss, bàn mổ Meera-Maquet… để có thể phát hiện sớm các tổn thương và điều trị hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp…

BVĐK Tâm Anh còn sở hữu hệ thống phòng khám khang trang, khu nội trú cao cấp; khu vực phục hồi chức năng hiện đại; quy trình chăm sóc hậu phẫu toàn diện giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và ổn định sức khỏe sau phẫu thuật.

Để đặt lịch khám và điều trị với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:

Nhìn chung, bệnh lupus ban đỏ giai đoạn cuối không thể chữa được hoàn toàn. Mặt khác, theo thời gian bệnh lại còn có nguy cơ dẫn đến nhiều biến chứng khôn lường nếu không được điều trị, kiểm soát tốt. Vì vậy, xây dựng một lối sống lành mạnh, khoa học kết hợp với việc tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ là hai yếu tố quan trọng để bệnh nhân có thể tiếp tục sống vui, khỏe mỗi ngày.

Link nội dung: https://melodious.edu.vn/lupus-ban-do-co-chet-khong-a41336.html