Product manager là gì? Phân biệt Product Manager và Project Manager

Product manager là gì?

Product Manager là Giám đốc sản phẩm, hay Chuyên viên quản lý sản phẩm, là người chịu trách nhiệm nghiên cứu, khai thác nhu cầu, thiết kế, phát triển, thử nghiệm và hoạch định chiến lược hiệu quả để quản lý và phát triển sản phẩm, dịch vụ hay phần mềm cho doanh nghiệp. Họ làm việc với các bên liên quan như kỹ sư, nhà thiết kế, Marketing, giám đốc điều hành, đảm bảo sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và đạt được các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.Product manager thường đóng vai trò cầu nối giữa khách hàng và nhóm phát triển sản phẩm. Họ phải hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của khách hàng để đảm bảo sản phẩm được phát triển đáp ứng được những yêu cầu đó.

Đọc thêm

Phân biệt Product Manager và Project Manager

Đọc thêm

Vai trò của Product manager trong doanh nghiệp

Đọc thêm

Hoạch định chiến lược

Product Manager có vai trò quan trọng trong hoạch định chiến lược cho sản phẩm, dự án. Họ phải nắm vững nhu cầu của khách hàng, phân tích thị trường và định hình chiến lược sản phẩm phù hợp. Bao gồm việc xác định mục tiêu, định hình phạm vi sản phẩm, phân loại ưu tiên và đưa ra quy trình các bước thực hiện phù hợp với kế hoạch dự án. Bằng cách hoạch định chiến lược, Product Manager đảm bảo rằng dự án được phát triển theo đúng hướng, có thể đáp ứng được nhu cầu, mục tiêu của khách hàng và doanh nghiệp.

Đọc thêm

Định vị và định hướng sản phẩm

Product Manager là người chịu trách nhiệm xác định mục tiêu và định hướng cho sản phẩm. Họ nghiên cứu thị trường, nhu cầu của khách hàng và mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp để đưa ra tầm nhìn tổng thể cho sản phẩm.Product Manager phải có cái nhìn rõ ràng về hướng đi của sản phẩm, bao gồm cả tính năng, trải nghiệm người dùng cùng các yếu tố liên quan khác để định hình chiến lược phát triển và đảm bảo sự phù hợp với mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. Định vị giúp sản phẩm có được chỗ đứng vững chắc trên thị trường, thu hút khách hàng mục tiêu. Sản phẩm có định vị rõ ràng sẽ dễ dàng được khách hàng nhận biết và đánh giá cao.

Đọc thêm

Chuyên viên kinh doanh

Có thể nói, Product manager đóng vai trò như một chuyên viên kinh doanh ở một số khía cạnh nhất định. Chẳng hạn như họ cần xác định nhu cầu của thị trường, nghiên cứu và phát triển sản phẩm đáp ứng nhu cầu đó, đồng thời chịu trách nhiệm marketing và bán sản phẩm. Đây là những nhiệm vụ tương tự như của một chuyên viên kinh doanh.Product manager được xem là cầu nối giữa nhu cầu của thị trường và sản phẩm. Họ cũng phải có kiến thức kỹ thuật sâu hơn để có thể hiểu rõ và đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật.

Đọc thêm

Lãnh đạo, dẫn dắt đội nhóm

Product Manager đóng vai trò quan trọng như "đầu tàu" đáng tin cậy trong việc dẫn dắt đội ngũ và làm việc với các phòng ban khác để thực hiện chiến lược sản phẩm. Với cương vị là một quản lý cấp cao, Product Manager có trách nhiệm quản lý và chỉ đạo một số lượng lớn nhân viên từ nhiều bộ phận khác nhau như sản xuất, marketing, R&D,...Với vai trò này, Product Manager cần có khả năng quản lý và hướng dẫn nhân viên để đảm bảo hoạt động của các bộ phận này diễn ra một cách hiệu quả nhất. Việc chỉ đạo, quản lý đúng cách đảm bảo quá trình sản xuất và phát triển sản phẩm được thực hiện suôn sẻ, thành công.

Đọc thêm

Vận hành

Quy trình vận hành sản phẩm bao gồm các bước như lập kế hoạch sản xuất, tổ chức sản xuất, kiểm tra và giám sát sản xuất,... Product manager cần hiểu rõ các bước này để có thể phối hợp với các bộ phận liên quan, đảm bảo rằng sản phẩm được sản xuất đúng tiến độ, chất lượng và đáp ứng các yêu cầu của thị trường.

Đọc thêm

Mô tả công việc của một Product manager

Tùy vào cấu trúc của mỗi doanh nghiệp mà Product manager sẽ thực hiện từng đầu mục công việc khác nhau. Thường trong các startup, CEO thường đóng vai trò là Product manager. Còn ở các doanh nghiệp lớn, Product manager phải chịu trách nhiệm phát triển nhiều sản phẩm khác nhau. Họ phối hợp làm việc với đội ngũ công nghệ, kỹ thuật, Marketing, nghiên cứu người dùng,... Nhìn chung, công việc của một Product manager qua các giai đoạn như sau:

Đọc thêm

Giai đoạn 1: Nghiên cứu, hoạch định chiến lược

Product Manager có vai trò quan trọng trong việc xác định tầm nhìn, mô hình kinh doanh và chiến lược sản phẩm. Giai đoạn đầu tiên, họ thực hiện nghiên cứu thị trường, đánh giá đối thủ, xác định nhu cầu, xu hướng, lợi thế cạnh tranh nhằm định vị sản phẩm một cách chính xác.Họ xác định các tính năng ưu tiên và thuyết phục các bên liên quan về việc theo đuổi lộ trình này. Trong một số công ty, roadmap phải được duyệt ở cấp CEO, trong khi ở những công ty khác, quyền ra quyết định được trao cho đội kỹ sư. Ngoài ra, trong vai trò này cũng cần đưa ra các chỉ số đo lường để xác định thành công và mục tiêu của sản phẩm như OKR (Objectives and Key Results), KPIs (Key Performance Indicators), và các chỉ số quan trọng khác để đo lường hiệu suất và tiến độ đạt được mục tiêu.

Đọc thêm

Giai đoạn 2: Thiết kế sản phẩm

Công việc của Product Manager không nằm trong việc thiết kế chi tiết về giao diện và trải nghiệm người dùng (UI/UX), mà thường tập trung vào việc xác định đặc tính và yêu cầu của sản phẩm, đảm bảo tính năng phù hợp với nhu cầu của các bên liên quan mà không gây quá phức tạp, tốn nguồn lực hoặc làm chậm tiến độ.Tùy thuộc vào công ty và đội ngũ làm việc, vai trò của Product Manager có thể khác nhau. Trong một số trường hợp, đội ngũ làm việc với nhau sát sao và Product manager chỉ đóng vai trò chỉ gạch đầu dòng những ý trọng tâm, trong khi ở một số doanh nghiệp khác, họ phải viết mô tả rõ ràng và đảm bảo sự nhất quán của yêu cầu sản phẩm.

Đọc thêm

Giai đoạn 3: Phát triển sản phẩm

Ở giai đoạn này, Product Manager có hai nhiệm vụ quan trọng là thúc đẩy đội phát triển và kiểm thử sản phẩm. Khi chuyển từ ý tưởng sang việc phát triển thực tế, sản phẩm thường gặp phải các vấn đề như chậm tiến độ, sai số,... Do đó, Product Manager cần cân nhắc, cân đối lại ưu tiên và nguồn lực khi cần thiết.

Đọc thêm

Giai đoạn 4: Giám sát và đánh giá sản phẩm

Cuối cùng, Product manager cần theo dõi và phân tích các chỉ số đo lường để đánh giá hiệu quả của sản phẩm. Bao gồm việc theo dõi các chỉ số về sử dụng, thu nhập, phản hồi từ khách hàng và đánh giá chất lượng. Dựa trên các phân tích này, Product Manager có thể đưa ra các cải tiến và điều chỉnh để tối ưu hóa sản phẩm.Bên cạnh đó, Product Manager cần phân tích và đánh giá về cạnh tranh và nhu cầu của thị trường. Họ theo dõi các sản phẩm và dịch vụ cạnh tranh, tìm hiểu về xu hướng và nhu cầu của khách hàng. Dựa trên phân tích này, Product Manager đưa ra quyết định về việc phát triển sản phẩm trong tương lai.

Đọc thêm

Yêu cầu cần có của Product manager

Đọc thêm

Kiến thức

Product manager cần có kiến thức nền tảng về nhiều lĩnh vực, bao gồm:

Đọc thêm

Tư duy về sản xuất

Tư duy sản xuất là một cách suy nghĩ về sản phẩm, dịch vụ và quy trình kinh doanh theo cách tối ưu hóa hiệu suất và giá trị. Bao gồm:Product Manager cần có tư duy sản xuất để có thể đưa ra các quyết định sáng suốt về cách phát triển và triển khai sản phẩm. Họ cần hiểu được các nguyên tắc cơ bản của sản xuất để có thể đảm bảo rằng sản phẩm của họ được sản xuất hiệu quả, hiệu quả và khả thi. Theo đó, họ cần biết phân tích SWOT sản phẩm, hiểu được điểm độc đáo so với đối thủ cạnh tranh.

Đọc thêm

Tỉ mỉ, tiêu chuẩn cao

Tính tỉ mỉ là yếu tố quan trọng đối với Product Manager vì họ phải đảm bảo rằng sản phẩm được tạo ra đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của khách hàng và mang lại giá trị cho doanh nghiệp. Tính tỉ mỉ giúp Product Manager phát hiện và...

Đọc thêm

Khả năng phân tích

Khả năng phân tích cho phép Product Manager:

Đọc thêm

Học hỏi, thay đổi để tốt hơn

Thứ nhất, công nghệ và thị trường đang thay đổi nhanh chóng, đòi hỏi Product Manager phải luôn cập nhật những xu hướng mới nhất để có thể đưa ra những quyết định sáng suốt cho sản phẩm. Họ cần có khả năng học hỏi, tiếp thu kiến thức mới từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm sách báo, tài liệu, khóa học, hội thảo,...Thứ hai, thị trường luôn có những thay đổi về nhu cầu, sở thích của người dùng. Product Manager cần có khả năng phân tích dữ liệu, lắng nghe phản hồi của khách hàng để kịp thời điều chỉnh sản phẩm cho phù hợp. Họ cần có tư duy cởi mở, sẵn sàng thay đổi kế hoạch khi cần thiết để đáp ứng nhu cầu của người dùng.

Đọc thêm

Kỹ năng của một Product manager xuất sắc

Đọc thêm

Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng quan trọng nhất đối với Product Manager. Họ cần giao tiếp hiệu quả với nhiều bên liên quan, bao gồm:

Đọc thêm

Kỹ năng lãnh đạo

Product Manager là người chịu trách nhiệm định hình chiến lược sản phẩm, dẫn dắt đội ngũ phát triển sản phẩm, làm việc với các bộ phận khác nhau trong công ty để đảm bảo thành công của sản phẩm. Do đó, họ cần có khả năng lãnh đạo để:

Đọc thêm

Kỹ năng giải quyết vấn đề

Sản phẩm luôn thay đổi, cải tiến và phát triển liên tục, do đó Product Manager cần có khả năng giải quyết các vấn đề phát sinh một cách nhanh chóng và hiệu quả để đảm bảo sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của người dùng, đạt được mục tiêu kinh doanh của công ty.Kỹ năng giải quyết vấn đề của Product Manager được thể hiện qua khả năng:Một số vấn đề mà Product Manager có thể gặp phải như:

Đọc thêm

Kỹ năng quan sát

Quan sát giúp Product Manager hiểu rõ hơn về người dùng, thị trường và các vấn đề liên quan đến sản phẩm. Bằng cách quan sát một cách cẩn thận, Product Manager có thể thu thập thông tin cần thiết để đưa ra các quyết định chiến lược, hiểu được nhu cầu và mong muốn của khách hàng, tìm ra các vấn đề cần khắc phục và tạo ra các giải pháp tốt nhất.Kỹ năng quan sát cũng giúp Product Manager nhận biết các xu hướng mới, các cơ hội và thách thức trong thị trường để đưa ra các chiến lược phát triển sản phẩm hiệu quả. Bên cạnh đó, quan sát cũng giúp Product Manager theo dõi hiệu suất của sản phẩm, đánh giá thành công và tìm kiếm cơ hội cải thiện.

Đọc thêm

Kỹ năng tổ chức

Vai trò của Product manager là quản lý và điều phối quá trình phát triển sản phẩm từ đầu đến cuối, để làm được điều đó, họ cần có khả năng tổ chức công việc và tài nguyên một cách hiệu quả.Product manager cần xác định và quản lý các giai đoạn phát triển sản phẩm, thiết lập lịch trình, đặt mục tiêu và theo dõi tiến độ công việc. Họ cũng phải phân chia công việc cho các thành viên trong nhóm và làm việc với các bộ phận khác để đảm bảo tính khả thi và hoàn thành dự án theo kế hoạch. Đồng thời phân bổ tài nguyên như ngân sách, nhân lực và thiết bị một cách hợp lý, đảm bảo rằng có đủ tài nguyên để thực hiện dự án và sử dụng chúng một cách hiệu quả để đạt được mục tiêu đặt ra.

Đọc thêm

Kỹ năng thích ứng

Nhu cầu của khách hàng và công nghệ luôn thay đổi theo thời gian. Product manager cần phải có khả năng thích ứng với những thay đổi này để đảm bảo rằng sản phẩm của mình vẫn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và cạnh tranh được với các sản phẩm của đối thủ trên thị trường.Công việc Product manager là rất phức tạp, họ phải làm việc với nhiều bên liên quan khác nhau, bao gồm khách hàng, kỹ sư, nhà thiết kế, đội ngũ Marketing,... Do đó, cần có khả năng thích ứng với những phong cách làm việc khác nhau và phối hợp hiệu quả với tất cả các bên liên quan để đạt được mục tiêu chung.

Đọc thêm

Vị trí Product Manager trong các lĩnh vực phổ biến

Đọc thêm

Product Manager lĩnh vực IT

Product Manager trong lĩnh vực IT chính là người quản lý sản phẩm, chịu trách nhiệm dẫn dắt, liên kết giữa các bộ phận với nhau để thực hiện mục tiêu chung. Hay nói một cách đơn, Product manager là cầu nối giữa UX, Technology và Business.Công việc của Product Manager lĩnh vực IT bao gồm các nhiệm vụ sau:

Đọc thêm

Product Manager lĩnh vực sản xuất

Product Manager trong lĩnh vực sản xuất là người chịu trách nhiệm định hình và thúc đẩy sự phát triển của sản phẩm từ khâu ý tưởng ban đầu đến giai đoạn sản xuất và phân phối.Công việc của Product Manager trong lĩnh vực sản xuất bao gồm:

Đọc thêm

Lĩnh vực Thương mại điện tử

Các công ty thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki,... có vị trí Product Manager để phát triển các sản phẩm thương mại điện tử như website, ứng dụng, dịch vụ giao hàng,...

Đọc thêm

Lĩnh vực sức khỏe

Các công ty dược phẩm, công ty thiết bị y tế, bệnh viện,... có vị trí Product Manager để phát triển các sản phẩm y tế như thuốc, thiết bị y tế, dịch vụ chăm sóc sức khỏe,... Nhiệm vụ chính của vị trí này là phát triển và quản lý các sản phẩm/ dịch vụ liên quan đến sức khỏe, chăm sóc sức khỏe. Vai trò này yêu cầu Product manager phải có kiến thức về cả sức khỏe và kỹ năng quản lý dự án.

Đọc thêm

Lĩnh vực văn hóa

Các công ty giải trí, các tổ chức văn hóa,... cần vị trí Product Manager để phát triển các sản phẩm văn hóa như phim ảnh, âm nhạc, sách,...Theo đó, vị trí này sẽ làm việc với các nhà sáng tạo, nghệ sĩ, nhà sản xuất và nhà phân phối để đảm bảo sản phẩm đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng và sự kỳ vọng của khách hàng.Vai trò của một Product Manager trong lĩnh vực văn hóa là phát triển và quản lý các sản phẩm và dự án văn hóa. Bao gồm nghiên cứu thị trường, phát triển chiến lược sản phẩm, quản lý dự án, phát triển sản phẩm và tham gia vào hoạt động tiếp thị và quảng bá.

Đọc thêm

Một số câu hỏi thường gặp về Product manager

Đọc thêm

Thu nhập của Product manager?

Theo khảo sát của nhiều trang web tuyển dụng uy tín tại Việt Nam, thu nhập trung bình của Product manager hiện nay dao động từ khoảng 20 - 29 triệu đồng/ tháng. Dải lương phổ biến từ 10 - 67,5 triệu đồng/ tháng.Cụ thể, mức lương Product manager trong lĩnh vực liên quan đến công nghệ có thể lên đến 35 - 60 triệu đồng/tháng. Đối với lĩnh vực may mặc, sản xuất, sức khỏe,... mức lương sẽ dao động trong khoảng từ 20 - 40 triệu đồng/tháng.Mức lương của Product manager còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

Đọc thêm

Học ngành gì để làm Product manager?

Không có một ngành học nào là bắt buộc để trở thành Product Manager. Tuy nhiên, để theo đuổi vị trí này, sinh viên có thể bắt đầu từ các ngành như: Kỹ thuật máy tính, Quản trị kinh doanh, Marketing, Khoa học dữ liệu, Thiết kế,...

Đọc thêm

Sự khác nhau giữa Product Owner và Product Manager?

Product Owner và Product Manager là hai vị trí có sự khác biệt nhau về mảng công việc và tính chất công việc trong quản lý sản phẩm.Product Manager có trách nhiệm chủ yếu trong việc hoạch định và xác định tầm nhìn cho sản phẩm. Họ tìm hiểu và nắm bắt n...

Đọc thêm

Bạn đã thích câu chuyện này ?

Hãy chia sẻ bằng cách nhấn vào nút bên trên

Truy cập trang web của chúng tôi và xem tất cả các bài viết khác!

melodious