Khi nghe đến thuật ngữ “trí tuệ nhân tạo” (AI), bạn hẳn sẽ nghĩ đến ô-tô tự lái, robot, ChatGPT hoặc các chatbot AI khác, và những phần mềm tạo hình ảnh từ từ khoá đang được nhắc đến khá nhiều thời gian qua. Nhưng bạn có bao giờ thắc mắc ẩn sau những thứ đó là điều gì, công nghệ này hoạt động ra sao, và những tác động của nó đến thế hệ hiện tại và tương lai như thế nào?
Hãy cùng Tenten.vn tìm hiểu về “Trí tuệ nhân tạo là gì” và các loại trí tuệ nhân tạo phổ biến hiện nay!
AI - Trí tuệ nhân tạo là gì?
Trí tuệ nhân tạo (AI) là một khái niệm đã xuất hiện từ thập niên 1950. Vào thời điểm đó, “trí tuệ nhân tạo” được định nghĩa là khả năng một cỗ máy thực hiện các tác vụ vốn đòi hỏi trí tuệ con người. Đây là một định nghĩa khá rộng, và dần dần qua nhiều thập kỷ nghiên cứu cũng như cải tiến công nghệ, định nghĩa này cũng đã có nhiều thay đổi.
Sử dụng Trí tuệ nhân tạo như thế nào?
Trí tuệ nhân tạo có nhiều dạng khác nhau và được sử dụng rộng rãi trong đời sống thường nhật. Ví dụ, loa thông minh tích hợp trợ lý giọng nói Alexa hoặc Google. Ngoài ra còn có các chatbot AI phổ biến như ChatGPT, Bing Chat, và Google Bard.
Khi bạn hỏi ChatGPT về thủ đô của một quốc gia, hoặc đề nghị Alexa cập nhật thông tin thời tiết, bạn sẽ nhận được phản hồi là kết quả của các thuật toán học máy.
Dù các hệ thống này vẫn chưa thể thay thế trí tuệ con người hoặc tương tác xã hội, chúng có khả năng thông qua quá trình huấn luyện để thích ứng và học hỏi các kỹ năng mới, từ đó thực hiện được các tác vụ mà ban đầu không hề được lập trình cụ thể để thực hiện.
Các loại Trí tuệ nhân tạo
Trí tuệ nhân tạo có thể được chia thành 3 nhóm chính gồm: AI hẹp, AI tổng quát, và siêu AI
AI hẹp
AI hẹp (Artificial Narrow Intelligence - ANI) là thành phần cốt yếu của các trợ lý giọng nói, như Siri, Alexa, và Google Assistant. Loại trí tuệ nhân tạo này bao gồm các hệ thống trí tuệ được thiết kế hoặc huấn luyện để thực hiện các tác vụ chuyên biệt, hoặc giải quyết các vấn đề cụ thể, nhưng không được thiết kế một cách rõ ràng để làm điều đó.
AI hẹp còn được gọi là AI yếu, xuất phát từ việc nó không sở hữu trí thông minh tổng quát. Tuy nhiên AI yếu vẫn có sức mạnh đáng kể, bao gồm các khả năng thường thấy của các trợ lý giọng nói và khả năng nhận dạng hình ảnh, phản hồi các yêu cầu chăm sóc khách hàng đơn giản, hay gắn nhãn nội dung không phù hợp trên các nền tảng trực tuyến.
ChatGPT là một ví dụ khác của ANI, bởi nó được lập trình để thực hiện một tác vụ cụ thể, đó là đưa ra các phản hồi dưới dạng văn bản đối với các câu lệnh được người dùng đưa ra.
AI tổng quát
AI tổng quát (Artificial General Intelligence - AGI), còn được gọi là AI mạnh, vẫn là một khái niệm mang tính lý thuyết, bởi nó đề cập đến việc một cỗ máy hiểu và thực hiện những tác vụ vô cùng đa dạng dựa trên kinh nghiệm tích luỹ được. Loại trí tuệ nhân tạo này được xem là gần ngang ngửa với trí tuệ con người, bởi các hệ thống AGI có thể lập luận và suy nghĩ như một con người.
Giống con người, AGI có thể hiểu được bất kỳ tác vụ trí óc nào, hiểu được các khái niệm trừu tượng, học hỏi từ các trải nghiệm, và sử dụng kiến thức đó để giải quyết các vấn đề mới. Về cơ bản, chúng ta đang nói về một hệ thống hoặc một cỗ máy có khả năng lý lẽ, điều chưa dạng trí tuệ nhân tạo nào hiện nay có thể đạt được.
Phát triển được một hệ thống có ý thức riêng vẫn còn là điều khá xa vời, nhưng đó là mục tiêu cao nhất trong nghiên cứu trí tuệ nhân tạo.
Siêu AI
Siêu AI (Artificial Super Intelligence - ASI) là một hệ thống không chỉ vượt trội con người, mà còn có khả năng…tiêu diệt nhân loại. Nếu bạn cảm thấy giống như truyện viễn tưởng, thì đúng là vậy: ASI là một hệ thống máy móc có trí tuệ nhân tạo vượt xa mọi dạng trí tuệ con người trên mọi khía cạnh, và mọi chức năng của nó cũng tốt hơn hẳn so với con người.
Một hệ thống trí tuệ nhân tạo có thể liên tục học và tự cải thiện chính nó vẫn là một khái niệm mang tính lý thuyết. Tuy nhiên, nếu được ứng dụng hiệu quả và có đạo đức, một hệ thống như vậy có thể dẫn đến những thành tựu vượt bậc trong y tế, công nghệ, và nhiều lĩnh vực khác.
Một số ví dụ gần đây về Trí tuệ nhân tạo
Bước tiến đáng chú ý nhất trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo gần đây là sự ra đời của GPT 3.5 và GPT 4. Nhưng vẫn có những thành tựu trí tuệ nhân tạo mang tính cách mạng khác - trên thực tế là quá nhiều, không thể liệt kê hết ở đây được.
Dưới đây là một số ví dụ đáng kể nhất:
ChatGPT (và các GPT khác)
ChatGPT là một chatbot AI có khả năng sản sinh, biên dịch ngôn ngữ tự nhiên và trả lời các câu hỏi của người dùng. Dù là công cụ trí tuệ nhân tạo phổ biến nhất, nhưng trước đó, công ty phát triển ChatGPT là OpenAI đã gây bão trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo với các sản phẩm như GPT 1, 2 và 3.
GPT là viết tắt của Generative Pre-trained Transformer, và GPT-3 là mô hình ngôn ngữ lớn nhất đang tồn tại vào thời điểm nó ra mắt năm 2020, với 175 tỷ tham số. Phiên bản mới nhất, GPT-4, có thể được sử dụng thông qua ChatGPT Plus hoặc Bing Chat, có đến 1 nghìn tỷ tham số.
Ô tô tự lái
Dù mức độ an toàn của ô tô tự lái hiện là mối quan ngại hàng đầu đối với người dùng, công nghệ này vẫn tiếp tục phát triển và cải thiện nhờ những đột phát trong trí tuệ nhân tạo. Ô tô tự lái sử dụng các thuật toán học máy để kết hợp dữ liệu từ các cảm biến và camera, nhằm nhận biết được không gian xung quanh và đưa ra hành động phù hợp nhất.
Tính năng autopilot của ô tô điện Tesla có lẽ là thứ mà hầu hết mọi người sẽ nghĩ đến khi nói về ô tô tự lái, nhưng Waymo, một công ty con khác thuộc công ty mẹ Google là Alphabet, cũng chế tạo ô tô tự lái, cụ thể hơn là taxi tự lái, và đang vận hành chúng ở San Francisco và Phoenix, Mỹ.
Robot
Boston Dynamics là tên tuổi hàng đầu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo và robot. Dù vẫn còn rất xa mới đạt đến ngưỡng trí tuệ nhân tạo như chúng ta thấy trong các phim Terminator, chiêm ngưỡng những con robot của Boston Dynamics sử dụng trí tuệ nhân tạo để đi lại và phản ứng với các loại địa hành khác nhau vẫn thật sự ấn tượng.
DeepMind
Công ty chị em của Google, DeepMind, là một nhà tiên phong trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, đang hướng đến mục tiêu tạo ra một AGI số một thế giới. Dù chưa đạt được điều đó, công ty này vẫn khiến mọi người phải ngoái nhìn vào năm 2016 với hệ thống chơi cờ AlphaGo đủ sức đánh bại một đại kiện tướng cờ vậy đẳng cấp thế giới.
Kể từ đó, DeepMind đã chế tạo được một hệ thống dự đoán gấp protein, có khả năng dự đoán được các hình dạng 3D phức tạp của protein, và các chương trình chẩn đoán bệnh về mắt hiệu quả không kém các bác sỹ hàng đầu thế giới.
Các tìm kiếm liên quan đến chủ đề “Trí tuệ nhân tạo là gì”
Trí tuệ nhân tạo ChatGPT Lợi ích và tác hại của trí tuệ nhân tạo Ngành trí tuệ nhân tạo học những gì Trí tuệ nhân tạo al Trí tuệ nhân tạo (AI) AI Easy Content Ai là gì Công nghệ ai là gìBài liên quan
8 ứng dụng của trí tuệ nhân tạo trong thế giới thực bạn cần biết
Podcast là gì? Tìm hiểu podcast từ A-Z
7 nguyên tắc tạo ra trí tuệ nhân tạo mọi nhà phát triển cần tuân thủ
Cách viết content chuẩn Seo giúp bài viết lên TOP