Khi đang mắc bệnh áp xe răng các bác sĩ có lời khuyên đến bệnh nhân nên chú ý ăn uống lành mạnh để giúp hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn. Các thông tin giải đáp bị áp xe răng nên ăn gì và kiêng ăn gì cho nhanh khỏi trong bài viết bên dưới đây sẽ giúp bạn dễ dàng xây dựng được thực đơn phù hợp nhất cho mình.
I. Người bị áp xe răng nên ăn gì?
Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, chọn lựa thực phẩm khoa học, lành mạnh có tác dụng rất lớn trong việc tăng cường sức khỏe, đẩy nhanh quá trình hồi phục ở vùng răng nướu bị tổn thương.
Bên cạnh đó, một số loại thực phẩm còn có đặc tính chống viêm, giảm đau tự nhiên khá tốt nên sẽ hỗ trợ điều trị áp xe răng một cách tốt nhất.
Theo đó, các chuyên gia có lời khuyên đến bệnh nhân nên ưu tiên chọn dùng các thực phẩm phù hợp như sau:
1. Các món ăn mềm dễ ăn
Phần lớn bệnh nhân bị áp xe răng đều cho biết họ luôn cảm thấy vô cùng đau nhức, khó chịu mỗi khi ăn uống.
Chính vì vậy, nếu đang trong thời gian mắc bệnh bạn hãy ưu tiên ăn nhai các món ăn được chế biến mềm, nấu chín kỹ lưỡng để có thể dễ dàng nhai nuốt. Từ đó có thể giảm được phần nào cảm giác đau để ăn nhai dễ dàng hơn.
Không những vậy, trong thời gian này việc ăn nhai kém hiệu quả, thường xuyên bỏ ăn do răng đau nhức cũng khiến cơ thể trở nên mệt mỏi. Ăn uống qua loa, không nhai kỹ làm hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả.
Việc ăn các món mềm cũng sẽ giúp dễ tiêu hóa, hấp thu được các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
Một số món mềm rất phù hợp để dùng khi đang bị áp xe răng mà bạn có thể tham khảo như: cháo, súp, bún, miến, canh hầm, sinh tố,….
Các loại thịt cá, rau củ nên chú ý cắt nhỏ, nấu mềm để không cần dùng lực nhai nhiều. Nêm nếm món ăn vừa phải để tránh các kích thích đến vùng mô nướu đang bị viêm loét.
2. Các loại rau củ quả giàu chất xơ, vitamin C và E
Thực phẩm giàu chất xơ được đánh giá cao nhờ vào hiệu quả giúp làm sạch răng miệng tự nhiên, kích thích tuyến nước bọt hoạt động tốt, tránh nguy cơ khô miệng, hôi miệng.
Trong rau củ, trái cây tươi có chứa một hàm lượng dồi dào chất xơ rất tốt trong việc hỗ trợ chữa lành tình trạng áp xe ở răng. Trong chế độ ăn hằng ngày bạn nên bổ sung thêm các thực phẩm như: bông cải xanh, bí đỏ, yến mạch, rau chân vịt, nho,..
Bên cạnh đó, các thực phẩm giàu vitamin C, E cũng có tác dụng tăng cường miễn dịch, kháng viêm rất tốt. Từ đó góp phần tham gia vào quá trình chữa lành các viêm nhiễm, tổn thương do áp xe gây ra, bảo vệ mô nướu khỏi sự tấn công của vi khuẩn .
Các thực phẩm cung cấp vitamin C, E dồi dào mà bạn có thể tham khảo để sử dụng gồm: cam, chanh, quýt, cà chua, dâu tây, ổi, các loại hạt, cá hồi, rau bina,….
3. Trà xanh
Trà xanh được biết đến là một loại nước uống khá tốt cho sức khỏe với hàm lượng hoạt chất chống oxy hóa dồi dào giúp kháng viêm, chống khuẩn hiệu quả.
Dùng trà xanh sẽ giúp thuyên giảm tình trạng đau nhức, sưng viêm ở nướu, ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây hại. Việc dùng trà xanh khi đang bị áp xe răng còn có thể hạn chế hôi miệng, cải thiện sức khỏe răng miệng tốt hơn.
Bên cạnh uống nước trà xanh mỗi ngày bạn có có thể dùng nước trà xanh ấm để súc miệng cũng giúp hỗ trợ chữa bệnh nhanh khỏi.
4. Các loại thực phẩm bổ sung Carotenoid
Các loại thực phẩm bổ sung Carotenoid có tác dụng tăng cường miễn dịch, thúc đẩy quá trình lành thương nhanh hơn.
Bạn có thể tìm thấy thành phần Carotenoid dồi dào trong các rau củ quả có màu tươi sáng như: cà rốt, bí đỏ, khoai lang, dưa lưới, đu đủ,…
5. Sữa chua
Bệnh nhân bị áp xe răng cũng đừng quên bổ sung thêm sữa chua vào trong thực đơn dinh dưỡng mỗi ngày. Dùng sữa chua không đường, ít béo được bảo quản ở nhiệt độ lạnh vừa phải sẽ giúp giảm được tình trạng sưng nóng ở vùng nướu răng bị áp xe.
Trong sữa chua có nhiều lợi khuẩn không chỉ có tác dụng giúp tiêu hóa tốt, chống viêm, tăng đề kháng. Mà nó còn giúp ức chế hoạt động của vi khuẩn gây hại cho răng miệng, ngăn ngừa nhiễm trùng lan rộng, thúc đẩy lành thương nhanh hơn.
6. Các loại thực phẩm có tính kháng viêm
Ngoài việc cung cấp các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể thì một số thực phẩm còn có đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn tự nhiên.
Nếu đang đối mặt với các triệu chứng khó chịu do áp xe răng gây ra bạn nên tăng cường bổ sung thêm các thực phẩm thuộc nhóm này để giảm sưng đau, chống viêm nhiễm, hạn chế vi khuẩn phát triển lan rộng.
Bên cạnh đó, dùng các thực phẩm có tính kháng viêm còn thúc đẩy nhanh tốc độ lành thương ở mô nướu, cải thiện sức khỏe răng miệng đáng kể.
Các loại thực phẩm mà bạn nên tham khảo dùng như: mật ong, dầu dừa, dầu oliu, các loại quả mọng nước (nho, dâu tây, việt quốc, mâm xôi,…), nghệ, gừng,…
II. Người bị áp xe răng kiêng ăn gì?
Trên thực tế, việc ăn uống các thực phẩm không phù hợp chính là nguyên nhân khiến cho các triệu chứng áp xe răng thêm nghiêm trọng và điều trị lâu hồi phục.
Chính vì vậy, trong quá trình điều trị áp xe răng bệnh nhân cần chủ động kiêng cữ một số loại đồ ăn, nước uống sau đây:
1. Đồ ngọt
Các loại bánh kẹo, đồ ăn ngọt nhiều đường có thể làm cho tình trạng áp xe răng phát triển nặng hơn. Không những vậy, trong các thực phẩm này còn chứa các chất tạo xốp, phẩm màu, chất làm dai nên khi ăn rất dễ bám dính lên bề mặt răng và khó vệ sinh sạch.
Việc thường xuyên tiêu thụ các đồ ngọt có thể tạo cơ hội cho vi khuẩn, mảng bám tích tụ nhiều. Lâu ngày dễ gây ra các bệnh lý như: sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu, áp xe răng,…
Chính vì vậy, ngay cả khi không mắc các bệnh lý như áp xe răng bạn cũng nên hạn chế tối đa nhóm thực phẩm này để bảo vệ răng lợi một cách tốt nhất.
2. Các loại thức ăn khô cứng
Khi dùng các thức ăn khô cứng như trái cây sấy, các loại hạt, thịt gân,… cần phải dùng lực cắn xé, nhai nghiền mạnh dẫn đến kích thích cơn đau nhức bùng phát dữ dội hơn.
Đồng thời, một số trường hợp ăn đồ quá dai cứng còn có thể dẫn đến nguy cơ làm vỡ ổ áp xe vô cùng nguy hiểm.
3. Các loại bia rượu, cà phê, thức uống có cồn
Cà phê, bia rượu, thức uống có cồn là những loại thức uống gây nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng. Nó có thể làm cho triệu chứng đau nhức, sưng viêm ở ổ áp xe tiến triển nặng.
Không chỉ vậy, khi dùng các thức uống này sẽ làm cho gan, thận phải hoạt động quá tải, men răng dễ bào mòn, hơi thở có mùi hôi vô cùng khó chịu.
4. Các thức uống có gas
Nước uống có gas cũng được khuyến cáo không nên sử dụng quá nhiều.
Không chỉ có hàm lượng đường cao mà thức uống có gas còn chứa một số thành phần axit, hương liệu, chất bảo quản có thể khiến men răng bị mài mòn nhanh chóng. Từ đó tăng nguy cơ răng bị ê buốt, đau nhức.
Nếu dùng quá nhiều nước có gas sẽ khiến cho lượng đường trong máu không được ổn định, làm chậm quá trình hồi phục và tái tạo của các cơ quan trên cơ thể đang gặp tổn thương.
5. Thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh
Các thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh rất dễ gây các các kích ứng lên vùng niêm mạc bị tổn thương khiến răng nướu bị ê buốt dữ dội.
Thậm chí có nhiều trường hợp ổ áp xe có xu hướng phát triển lan rộng, gây lở loét, đau rát kéo dài, chảy mủ làm ảnh hưởng xấu cho sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe toàn thân của bệnh nhân.
6. Hạn chế các loại thức ăn nhanh chiên rán
Dù là bệnh áp xe răng hay bất cứ bệnh lý nào khác nếu muốn hỗ trợ điều trị nhanh khỏi thì bạn cần phải loại bỏ ngay các món ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh ra khỏi bữa ăn hằng ngày.
Những món như: khoai tây chiên, gà rán, hamburger, pizza,… khi ăn vào rất dễ kẹt lại vụn thức ăn thừa khó làm sạch. Điều này sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn có hại tích tụ nhiều và khiến cho tình trạng áp xe răng nguy hiểm hơn nhiều.
7. Các thức ăn cay hoặc quá nhiều gia vị
Bệnh nhân bị áp xe răng cũng cần tránh dùng các đồ ăn cay nóng như: ớt, tiêu, gừng, mù tạt,… Đồng thời cũng không nên nêm nếm quá nhiều gia vị đường, muối, bột nêm, me, chanh,… trong các món ăn hằng ngày.
Những món ăn này rất dễ gây ra tình trạng kích ứng lên vùng niêm mạc đang bị viêm loét gây đau rát, khó chịu dữ dội. Nó còn là nguyên nhân gây nóng nhiệt trong người khiến cho tình trạng bệnh lâu hồi phục hơn.
8. Các thực phẩm có tính axit cao
Các thực phẩm có tính axit cao như: dưa chua, trái cây có vị chua, soda, giấm ăn,… khi tiếp xúc với vùng mô nướu đang sưng viêm sẽ gây tình trạng sưng tấy, lở loét, ổ áp xe vỡ ra chảy nhiều dịch mủ khiến viêm nhiễm lan rộng rất nguy hiểm.
9. Hạn chế các thực phẩm gây khô miệng
Khoang miệng cần phải có độ ẩm cần thiết để chống lại sự sinh sôi của vi khuẩn gây hại. Do đó, nếu như bị khô miệng sẽ tạo điều kiện khiến vi khuẩn tấn công lên vùng răng nướu và hình thành viêm nhiễm.
Tốt nhất bạn nên tránh xa các thực phẩm dễ gây khô miệng như: khoai tây chiên, bỏng ngô, bia rượu, thuốc lá,… để tránh các ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng, hỗ trợ điều trị áp xe răng tối ưu.
III. Phương pháp chăm sóc răng miệng cho người bị áp xe răng
Cùng với việc chú ý vấn đề bị áp xe răng kiêng ăn gì và ăn gì thì vẫn còn nhiều khuyến cáo từ chuyên gia mà bệnh nhân cũng nên thực hiện tốt để cải thiện bệnh tình nhanh hơn.
- Chải răng mỗi ngày 2 - 3 lần, mỗi lần chải với thời gian tối thiểu 2 phút vào các buổi sáng sau khi thức dậy, buổi tối trước khi ngủ và sau khi ăn.
- Hãy chọn dùng các bàn chải có lông tơ mềm, đầu nhỏ gọn, tránh các loại bàn chải quá cứng vì rất dễ làm tổn thương răng nướu, mòn men, chảy máu chân răng khi sử dụng.
- Bàn chải đánh răng cần được thay mới thường xuyên sau 2 tháng sử dụng hoặc thay ngay khi lông bàn chải bị xơ mòn. Càng sử dụng lâu thì vi khuẩn sẽ tích tụ trên bàn chải ngày càng nhiều khiến việc làm sạch kém hiệu quả, dễ gây tổn hại cho răng.
- Chải răng theo chiều dọc, chiều xoắn ốc với lực vừa phải là điều mà bất cứ bác sĩ nào cũng khuyên mọi người nên chú ý thực hiện đúng.
- Tuyệt đối không được chải răng theo chiều ngang và chải với lực mạnh, cũng không nên chải răng quá nhiều lần trong ngày.
- Bên cạnh đó, vùng lưỡi cũng dễ tồn đọng nhiều vi khuẩn nên cũng cần chú ý làm sạch hằng ngày bằng bàn chải hoặc các dụng cụ chuyên dụng.
- Chọn kem đánh răng chứa flour phù hợp hoặc kem đánh răng cho răng nhạy cảm để việc làm sạch răng đạt hiệu quả tối ưu.
- Sau các bữa ăn nên dùng chỉ nha khoa để lấy sạch các vụn thức ăn còn bám dính ở kẽ răng nơi mà bàn chải thường khó có thể làm sạch hiệu quả được.
- Dùng thêm nước muối ấm để súc miệng giúp đánh bay hoàn toàn mảng bám, vi khuẩn còn đọng lại ở khoang miệng, cải thiện hơi thở thơm mát hơn.
- Uống đủ nước mỗi ngày từ 1.5 - 2 lít giúp tăng cường làm sạch khoang miệng tự nhiên, duy trì độ ẩm cần thiết, tránh tình trạng khô miệng xảy ra.
- Tránh các thói quen có hại cho răng như: nhai nước đá, dùng răng mở nắp chai, cắn xé bao bì, giật mác quần áo,… vì nó có thể vô tình làm răng bị tổn thương, mẻ vỡ khiến vi khuẩn dễ xâm nhập và gây ra các vấn đề bệnh lý nguy hiểm.
- Duy trì thăm khám định kỳ tại các trung tâm nha khoa uy tín 6 tháng/lần để bác sĩ kiểm tra tình trạng sức khỏe răng miệng tổng quát, cạo vôi răng loại bỏ mảng bám gây viêm lợi, kịp thời khắc phục bệnh lý ở răng (nếu có).
Bệnh áp xe răng không chỉ khiến bệnh nhân ăn uống khó khăn, ngủ nghỉ không ngon giấc. Mà tình trạng bệnh kéo dài sẽ dẫn đến nhiều biến chứng đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng, thậm chí nhiễm trùng nguy hiểm đến tính mạng.
Chính vì vậy, khi có dấu hiệu của bệnh áp xe răng bệnh nhân cần nhanh chóng đến ngay các trung tâm nha khoa uy tín để bác sĩ thăm khám kỹ lưỡng. Dựa trên từng mức độ viêm nhiễm mà bác sĩ sẽ chỉ định biện pháp khắc phục hiệu quả nhất.
Hy vọng qua nội dung vừa chia sẻ đã giúp mọi người biết được bị áp xe răng kiêng ăn gì và ăn gì là phù hợp. Mọi vấn đề thắc mắc bạn hãy gọi đến tổng đài 19007141 để được các chuyên gia hỗ trợ tư vấn tận tình, nhanh chóng.
Xem thêm nha chu viêm nướu:
- Giá cạo vôi răng và đánh bóng hiện nay là bao nhiêu?
- Đau nhức răng sau sinh khắc phục bằng cách nào?
- Cách chữa viêm lợi hôi miệng
- Chi phí chữa áp xe răng hiện nay là bao nhiêu?
Xem thêm chăm sóc răng miệng:
- Răng bé bị vàng
- Kem đánh răng cho bé
- Hay bị nhiệt miệng
Xem thêm bệnh răng miệng:
- Chi phí chữa áp xe răng hiện nay là bao nhiêu?
- Răng bé bị vàng