Đi du học Mỹ là ước mơ của nhiều học sinh quốc tế nói chung, Việt Nam nói riêng. Bởi Hoa Kỳ là nơi hội tụ chất lượng giáo dục hàng đầu thế giới với các trường nằm trong top đầu. Để được đi du học đại học Mỹ, nhiều bạn đã bắt đầu tìm hiểu trước 2-3 năm để chuẩn bị sẵn sàng apply. Dưới đây là tất tần tật thông tin về du học Mỹ gồm hồ sơ, xin visa, học bổng, trường học, cơ hội việc làm.. chi tiết nhất mà American Study - trung tâm tư vấn du học chia sẻ đến bạn đọc.
>> Xem thêm:
Theo báo cáo của Hiệp hội Du học quốc tế Mỹ (Institute of International Education), trong năm học 2022-2023, tổng số lượng du học sinh tại Mỹ đã đạt mức 1.057.188, tăng 11,5% so với năm trước đó.
Trong số đó, có hơn 289.526 du học sinh đến từ Trung Quốc, là quốc gia đóng góp nhiều nhất vào số lượng du học sinh ở Mỹ, tiếp đến là Ấn Độ với hơn 268.923 sinh viên. Các quốc gia khác như Hàn Quốc, Saudi Arabia và Canada cũng có số lượng du học sinh đáng kể tại Mỹ. Việt Nam cũng đang trở thành một trong những quốc gia đóng góp nhiều du học sinh đến Mỹ với 21.900 sinh viên trong năm học 2022-2023.
Vậy tại sao du học đại học Mỹ có sức hút lớn như vậy? Sau đây là một số lý do tuyệt vời để bạn lựa chọn xứ cờ hoa này.
Mặc dù không có lịch sử giáo dục lâu đời như Anh quốc nhưng Mỹ được xem là một trong những quốc gia có chất lượng giáo dục thuộc top đầu của thế giới. Theo Bảng xếp hạng Đại học Thế giới của Times Higher Education 2023, trong danh sách 10 trường đại học tốt nhất thế giới, Hoa Kỳ đã chiếm 7 trường gồm có đại học Harvard, đại học Stanford, Viện Công nghệ Massachusetts, Viện Công nghệ California, Đại học Princeton, đại học California và đại học Yale.
Sau đây là những điểm mạnh của hệ thống giáo dục Mỹ:
Hệ thống giáo dục Hòa Kỳ được chia thành các cấp độ khác nhau, bao gồm: mầm non, tiểu học, trung học, đại học và cao học. Mỗi cấp độ đều có các yêu cầu và mục tiêu học tập riêng biệt. Học sinh thường phải hoàn thành các cấp độ trước đó để tiến lên cấp độ tiếp theo. Sự phân cấp này giúp định hướng và đảm bảo tiến trình học tập liên tục và cụ thể.
Hệ thống giáo dục bậc đại học của Mỹ cụ thể như sau:
Đặc biệt, hệ thống giáo dục Mỹ nổi tiếng vì tính linh hoạt và đa dạng. Học sinh và sinh viên có nhiều tùy chọn để chọn các môn học, chương trình học, và cách tiếp cận kiến thức. Tùy thuộc vào quy định của từng trường và khu vực học tập, học sinh có thể tùy chỉnh lịch trình học tập của họ để phù hợp với sở thích và mục tiêu cá nhân.
Bởi được nằm trong danh sách chất lượng giáo dục hàng đầu thế giới, đầu ra tại các trường Đại học, Cao đẳng ở Mỹ có giá trị và ưu tiên hơn khi ứng tuyển vào các tập đoàn, công ty đa quốc gia lớn trên thế giới. Thậm chí, các sinh viên sau khi ra trường tại các trường đại học danh giá tại Mỹ, nhà tuyển dụng sẵn sàng mời về làm việc với đãi ngộ cao, cơ hội trở thành công dân Mỹ.
Hoa Kỳ được biết đến là một quốc gia đa văn hóa, thu hút sinh viên từ 200 quốc gia trên thế giới. Điều này tạo nên một môi trường học tập đa dạng và phong phú, đem lại nhiều lợi ích cho du học sinh.
Môi trường học tập đa văn hóa giúp du học sinh mở rộng tầm nhìn và định hình lại quan điểm cá nhân. Khi tiếp xúc với sinh viên đến từ các quốc gia khác nhau, du học sinh có cơ hội hiểu và tôn trọng những giá trị, quan điểm và phong cách sống khác biệt. Việc trải nghiệm sự đa dạng này khuyến khích sự linh hoạt tư duy, khả năng chấp nhận và làm việc cùng những người có nền văn hóa và quan điểm khác nhau.
Hơn nữa, môi trường đa văn hóa còn tạo điều kiện cho sự giao lưu và học hỏi đa chiều. Du học sinh có cơ hội trao đổi kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm với sinh viên từ các quốc gia khác.
Du học đại học Mỹ là một môi trường giúp bạn thỏa sức phát triển bản thân bằng nhiều con đường khác nhau như: đi làm thêm các công việc liên quan đến ngành học, hoạt động ngoại khóa, giao lưu văn hóa các nước… Từ đó, giúp bạn hình thành và phát triển được khả năng lãnh đạo, tích lũy kinh nghiệm làm việc sau này.
Mặc dù việc du học ở Mỹ mang lại nhiều lợi ích, nhưng cũng có một số hạn chế nhất định.
Dù những hạn chế trên có vẻ đáng lo ngại, tuy nhiên chúng đều có thể được vượt qua nếu bạn có sự quyết tâm. Do đó, Mỹ vẫn là một lựa chọn hàng đầu dành cho các học sinh và sinh viên mong muốn du học nước ngoài.
>> Tham khảo thêm:
Có nhiều chương trình du học Mỹ cho các bạn học sinh, sinh viên Việt Nam, tùy theo mục tiêu, năng lực, và điều kiện của mỗi người. Dưới đây là một số chương trình du học Mỹ phổ biến nhất:
Chương trình du học Mỹ cấp 3, hay còn được gọi là du học trung học phổ thông tại Mỹ. Đây là chương trình cho phép các bạn học sinh Việt Nam theo học tại các trường cấp 3 (high school) công lập hoặc tư thục của Mỹ.
Các bạn học sinh sẽ được sống trong một gia đình bản xứ hoặc ký túc xá của trường và tham gia các hoạt động học tập và ngoại khóa cùng các bạn bè Mỹ. Đây là một cơ hội tốt để bạn nâng cao trình độ tiếng Anh, trải nghiệm nền giáo dục và văn hóa Mỹ, và chuẩn bị cho việc du học đại học sau này.
Để tham gia chương trình du học Mỹ cấp 3, bạn cần có những điều kiện sau:
Du học Mỹ cao đẳng là chương trình cho phép các bạn sinh viên quốc tế theo học các khóa học cao đẳng (Associate Degree) kéo dài từ 2 đến 3 năm tại các trường cao đẳng cộng đồng (Community College) của Mỹ. Các bạn sinh viên sẽ được học các môn cơ bản và chuyên ngành, và có thể chuyển tiếp sang các trường đại học để hoàn thành bằng cử nhân (Bachelor Degree).
Để tham gia chương trình này, các bạn sinh viên cần có bằng tốt nghiệp THPT, khả năng tiếng Anh từ trung bình trở lên, và khả năng tài chính đủ để chi trả chi phí du học.
Du học Mỹ bậc đại học dành cho học sinh tốt nghiệp THPT muốn theo học các chương trình học đại học (undergraduate) tại các trường đại học (university) ở Mỹ. Chương trình lấy bằng cử nhân (bachelor) tại Hoa Kỳ thường kéo dài 4 năm, bao gồm 2 năm học giáo dục đại cương và 2 năm học chuyên ngành. Các bạn sinh viên sẽ được học sâu về một ngành học cụ thể và có cơ hội tham gia các nghiên cứu khoa học và thực tập nghề nghiệp.
Để tham gia chương trình này, các bạn sinh viên cần có bằng tốt nghiệp THPT hoặc tương đương, khả năng tiếng Anh cao, điểm thi SAT hoặc ACT, sức khỏe tốt và khả năng tài chính đủ để chi trả chi phí du học. Xem chi tiết điều kiện du học đại học Mỹ ở phần sau của bài viết.
Chương trình du học Mỹ sau đại học dành cho sinh viên đã tốt nghiệp đại học, có bằng cử nhân hoặc tương đương, muốn theo đuổi các chương trình sau đại học (graduate) bao gồm thạc sĩ (master), tiến sĩ (PhD) và các chương trình chuyên nghiệp (professional). Các bạn sinh viên sẽ được nâng cao kiến thức và kỹ năng trong một lĩnh vực chuyên sâu và có cơ hội tham gia các dự án nghiên cứu quốc tế.
Điều kiện để tham gia chương trình này là các bạn sinh viên cần có bằng cử nhân hoặc tương đương, khả năng tiếng Anh rất cao, điểm thi GRE hoặc GMAT, và chứng minh tài chính đủ để chi trả chi phí du học.
Ngoài ra, còn có một số chương trình du học Mỹ khác, như sau:
Du học nghề Mỹ là chương trình dành cho học sinh tốt nghiệp THPT muốn theo học các chương trình đào tạo nghề, kỹ thuật,… tại các trường đào tạo nghề ở Mỹ (vocational school). Chương trình này thường kéo dài từ 1 đến 2 năm, cung cấp kiến thức và kỹ năng thực hành cần thiết cho các nghề cụ thể như điện, cơ khí, y tế, du lịch, hay công nghệ thông tin,…
Ngoài ra, sinh viên cũng sẽ được tham gia các chương trình thực tập và làm việc tại các doanh nghiệp đối tác của trường. Đây là một cơ hội tốt để bạn có được bằng cấp quốc tế, kinh nghiệm làm việc, và cơ hội việc làm trong tương lai.
Du học hè Mỹ là chương trình du học ngắn hạn, thường kéo dài từ 1 đến 2 tháng, cho phép học sinh Việt Nam tham gia các khóa học tiếng Anh, kỹ năng sống,… tại các trường đại học, cao đẳng Mỹ.
Các bạn sẽ được học các môn học theo sở thích và năng lực của mình, như tiếng Anh, toán, khoa học, nghệ thuật, văn hóa, hay lãnh đạo. Các bạn cũng sẽ được tham gia các hoạt động ngoại khóa và tham quan các địa điểm du lịch nổi tiếng của Mỹ. Đây là một cơ hội tuyệt vời để bạn nâng cao trình độ tiếng Anh, trải nghiệm nền giáo dục và văn hóa Mỹ, và mở rộng tầm nhìn quốc tế.
Sau đây, trong phạm vi bài viết này, American Study sẽ chia sẻ chi tiết về du học Mỹ bậc đại học.
Để du học đại học ở Mỹ, có một số điều kiện bắt buộc mà bạn cần chú ý:
Bao nhiêu tuổi được đi du học ở Mỹ? Mỹ không giới hạn độ tuổi đi du học của sinh viên quốc tế. Họ chỉ đánh giá dựa trên hồ sơ xét tuyển. Quy định này áp dụng cho tất cả các bậc học. Vậy nên, dù bạn có là học sinh tiểu học, trung học, đại học hay sau đại học, bạn hoàn toàn có thể xin visa du học Mỹ, miễn là bạn có đủ điều kiện để theo học.
Dù không có quy định bắt buộc về độ tuổi, nhưng khi muốn học đại học, sinh viên phải từ 17 tuổi trở lên và đã tốt nghiệp cấp 3.
Một trong những điều kiện quan trọng là điểm trung bình chung (GPA - Grade Point Average). GPA thường được tính dựa trên hệ thống chấm điểm 4.0 trong hệ thống giáo dục Mỹ. Thông thường, các trường đại học Mỹ yêu cầu GPA tối thiểu từ 2.5 đến 3.0 trên thang điểm 4.0. Tuy nhiên, để có cơ hội nhận được học bổng hoặc vào các trường đại học danh tiếng, GPA cần phải cao hơn, tốt nhất là từ 3.5 trở lên.
Tại Việt Nam, GPA thường được tính theo thang điểm 10. Để quy đổi GPA từ thang điểm 10 sang thang điểm 4.0, bạn có thể sử dụng công thức sau:
GPA trên thang điểm 4.0 = (GPA trên thang điểm 10 / 10) * 4.0
Ví dụ, nếu bạn có GPA là 8.5 trên thang điểm 10, để quy đổi thành GPA trên thang điểm 4.0, bạn thực hiện như sau:
GPA trên thang điểm 4.0 = (8.5 / 10) * 4.0 = 3.4
Vậy, GPA là 8.5 trên thang điểm 10 tương đương với GPA 3.4 trên thang điểm 4.0.
Hầu hết trường đại học ở Mỹ đều yêu cầu học sinh quốc tế phải có các chứng chỉ tiếng Anh chuẩn hóa quốc tế chứng minh khả năng sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai. Đó là TOEFL (Test of English as a Foreign Language), IELTS (International English Language Testing System) hoặc các chứng chỉ tương đương như Duolingo.
Mỗi trường và bậc học sẽ yêu cầu số điểm khác nhau. Theo isc.baylor.edu, các trường thường yêu cầu chứng chỉ TOEFL iBT trung bình cần đạt là 65-80 điểm, IELTS từ 6.0 -6.5, Duolingo từ 110 trở lên để theo học bằng cử nhân. Đối với chương trình sau đại học, mức điểm cũng tương tự là TOEFL iBT từ 79-100, IELTS từ 6.5 trở lên.
Tuy nhiên, để được nhận vào các trường Đại học hàng đầu của Mỹ như nhóm trường Ivy League, bạn cần duy trì ít nhất band điểm IELTS từ 7-7,5 hoăc TOEFL từ 90-100.
SAT và ACT được các trường đại học hàng đầu tại Mỹ công nhận và sử dụng trong quá trình tuyển sinh.
Bên cạnh GPA trung bình thì các bài thi SAT, SSAT, ATC và AP đều có ý nghĩa quan trọng trong quá trình xét tuyển vào các trường đại học ở Mỹ. Đặc biệt là các bạn muốn săn học bổng hoặc muốn đậu vào các trường thuộc top 100. Điểm SAT tốt nhất là từ 1000-1600, và điểm ATC tối thiểu phải đạt được là 22.
>> Tìm hiểm thêm:
Chứng minh tài chính là một yêu cầu bắt buộc để xin visa du học Mỹ (Visa F1) và đảm bảo rằng học sinh có khả năng tự túc và hoàn thành chương trình học tập một cách ổn định trong suốt thời gian du học tại Mỹ.
Thông thường, bạn cần chứng minh số dư trong tài khoản tối thiểu hoặc nhiều hơn mức học phí và sinh hoạt phí của năm học đầu tiên theo mẫu đơn I - 20 . Tuy nhiên, để tăng khả năng chứng minh tài chính thành công, bạn nên có số dư tài khoản gấp khoảng 1.5 lần so với số tiền nộp học yêu cầu.
Ví dụ, chi phí năm đầu tiên là $50,000 USD, thì khi chứng minh tài chính để xin visa du học, bạn hãy trình bày mình có từ $60,000 - $75,000 USD.
Bạn có thể theo dõi chi phí cần thiết để du học đại học Mỹ trong phần tiếp theo của bài viết.
>> Xem thêm: Chứng minh tài chính du học Mỹ
Để du học Mỹ, học sinh cần đáp ứng một số điều kiện sức khỏe. Dưới đây là một số yêu cầu thông thường:
Để chuẩn bị hồ sơ du học Mỹ, bạn cần thu thập và chuẩn bị các tài liệu sau đây:
Sau khi nộp hồ sơ và được nhà trường chấp thuận, học sinh sẽ cần gửi thư xác nhận và đóng phí nhập học. Sau đó, trường sẽ gửi lại mẫu I-20, một tài liệu quan trọng sử dụng cho việc thanh toán các lệ phí, xin visa và nhập cảnh vào Mỹ.
Vậy làm hồ sơ du học Mỹ mất bao lâu? Thông thường thời gian để trường bên Mỹ xét I-20 thường kéo dài từ 3 - 8 tuần. Để chuẩn bị cho các thủ tục xin visa và tập trung vào việc luyện phỏng vấn, bạn cần dành khoảng thời gian từ 3 đến 6 tuần. Vì vậy, để hoàn tất quá trình chuẩn bị hồ sơ du học Mỹ và đảm bảo kịp thời hạn khai giảng của trường ở Mỹ, bạn có thể phải dành từ 2 đến 3 tháng.
>> Xem thêm: Những bước cần thiết để chuẩn bị sớm hồ sơ du học Mỹ
Hạn nộp hồ sơ nhập học của các trường đại học ở Mỹ có thể khác nhau tùy thuộc vào vòng tuyển chọn mà bạn quan tâm. Dưới đây là một phân loại thông thường về các vòng tuyển chọn và hạn nộp hồ sơ tương ứng:
Early Decision là một hình thức tuyển sinh sớm có hạn nộp hồ sơ thường nằm vào tháng 11 hoặc tháng 12. Kết quả xét tuyển ED thường được thông báo trong tháng 12 hoặc tháng 1. Nếu học sinh được chấp nhận theo hình thức ED, họ phải rút hồ sơ tại các trường khác và cam kết nhập học tại trường đã chọn. Cam kết này là ràng buộc, trừ trường hợp không đủ tài chính hoặc không đáp ứng được yêu cầu tài chính của trường.
Early Decision cho phép học sinh biết kết quả sớm và có thể tập trung vào một trường duy nhất. Tuy nhiên, học sinh cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi ứng tuyển ED, bởi vì họ phải cam kết nhập học và từ bỏ các cơ hội khác.
Một số trường đại học thực hiện hai vòng Early Decision (ED I và ED II), trong đó ED II có hạn chót nộp hồ sơ và thông báo kết quả sau ED I. Cụ thể, hạn nộp hồ sơ ED II thường nằm vào tháng 1 và kết quả thường được thông báo vào tháng 2.
Hạn nộp hồ sơ của vòng tuyển sinh EA thường nằm vào tháng 10 hoặc tháng 11. Kết quả xét tuyển EA thường được thông báo trong tháng 12 hoặc tháng 1. Điểm khác biệt với ED là học sinh không bị ràng buộc bắt buộc và có quyền chọn các trường khác sau khi nhận kết quả xét tuyển EA.
Ưu điểm là học sinh sẽ biết kết quả xét tuyển trước kỳ xét tuyển Regular Decision, giúp họ có thêm thời gian để lên kế hoạch và quyết định.
Regular Decision (RD) là một hình thức xét tuyển chính thức và phổ biến nhất được áp dụng bởi hầu hết các trường đại học ở Mỹ. Hạn nộp hồ sơ RD thường vào tháng 12 hoặc tháng 1, sau khi các kỳ xét tuyển ED/EA đã kết thúc. Kết quả thường được thông báo vào tháng 3 hoặc tháng 4.
Ưu điểm là học sinh có thể nộp hồ sơ vào nhiều trường và không bị ràng buộc. Ngoài ra, các bạn có thời gian dài để hoàn thiện hồ sơ và sắp xếp các bài viết luận cá nhân, thư giới thiệu và tài liệu bổ sung. Tuy nhiên, kỳ xét tuyển RD thường có số lượng ứng viên đông đảo nên mức cạnh tranh cao hơn.
Rolling admissions là một hình thức xét tuyển linh hoạt được áp dụng bởi một số trường đại học ở Mỹ. Hình thức này cho phép học sinh gửi hồ sơ đăng ký vào trường liên tục không có hạn chót cụ thể. Các trường sẽ xem xét hồ sơ và nhận sinh viên cho đến đủ chỉ tiêu của năm học đó. Học sinh nhận được kết quả xét tuyển trong thời gian ngắn sau khi nộp hồ sơ, giúp họ đưa ra quyết định và hoàn thành quá trình nhập học nhanh chóng.
Du học đại học Mỹ cần chuẩn bị nhiều hồ sơ, thủ tục khác nhau. Vậy đâu là lộ trình du học Mỹ phù hợp với các bạn học sinh cấp 3 tại Việt Nam? Sau đây, American Study sẽ chia sẻ lộ trình du học Mỹ bậc đại học cho các bạn học sinh muốn chuẩn bị hành trình du học từ lớp 10 để các bạn và quý phụ huynh có thể tham khảo.
Lớp 10 là giai đoạn các bạn cần tìm hiểu và chuẩn bị các bước đệm cho hành trình chinh phục Hội đồng tuyển sinh các trường cao đẳng/đại học ở Mỹ. Việc đầu tiên, học sinh cần tìm hiểu về hệ thống giáo dục Mỹ, các yêu cầu và tiêu chuẩn du học Mỹ bao gồm điểm số GPA, bài kiểm tra chuẩn hóa SAT/ACT, và các yêu cầu về ngôn ngữ. Một số gợi ý của American Study như sau:
Một số gợi ý của American Study sang đến năm lớp 11 để chuẩn bị cho lộ trình du học Mỹ như sau:
Lớp 12 là năm cực kỳ quan trọng trong lộ trình du học tại xứ sở cờ hoa. Ở giai đoạn này, các bạn nên chia ra thành các mốc cụ thể, hãy tham khảo một số gợi ý của American Study sau đây:
* Lưu ý: Cuối tháng 9, đầu tháng 10 thường kiểm tra 1 tiết nhiều, do đó, các bạn nên hoàn thành trong nửa đầu tháng 9.
Việc du học Mỹ bậc Đại học là một lựa chọn phổ biến đối với nhiều học sinh. So với bậc trung học, du học sinh bậc đại học có nhiều lợi thế hơn như được phép làm thêm trong khuôn viên trường và có cơ hội nhận học bổng từ 50-100% nhiều hơn.
Tuy nhiên, mỗi học sinh sẽ có thế mạnh và hồ sơ khác nhau nên lộ trình nêu trên chỉ mang tính tham khảo. So với tự túc thực hiện quá trình chuẩn bị hồ sơ, tìm trường, tra cứu học bổng,… rất mất thời gian thì các bạn và bậc phụ huynh có thể sử dụng dịch vụ của các trung tâm tư vấn du học, điển hình như American Study.
Tại American Study sẽ có đội ngũ chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm tư vấn cho các bạn lộ trình du học Mỹ phù hợp nhất dựa trên hồ sơ hiện tại của học sinh. Ngoài ra, trung tâm còn hỗ trợ các vấn đề liên quan nhưng cách chứng minh tài chính như thế nào để vừa đậu vào trường vừa nhận được suất học bổng giá trị nhất, luyện thi SAT/ACT/IELTS/TOEFL, cách khai thác thế mạnh bản thân khi tham gia hoạt động ngoại khóa, cách viết bài luận cá nhân chinh phục hội đồng tuyển sinh, thủ tục làm Visa,…
Du học Mỹ cần bao nhiêu tiền là một trong những quan tâm hàng đầu của học sinh, phụ huynh. Tổng quan, để du học ở Mỹ tự túc, bạn sẽ cần khoảng từ 50.000 USD đến 55.000 USD/năm (tương đương khoảng từ 1,2 tỷ - 1,3 tỷ VNĐ/năm) gồm cả học phí và chi phí sinh hoạt cho năm đầu tiên. Tuy nhiên, số tiền này cũng có thể tăng hoặc giảm tùy theo trường đại học, bang và chương trình học.
Dưới đây là một ước tính tổng chi phí trong 1 năm (bao gồm học phí và chi phí sinh hoạt) dựa trên dữ liệu năm 2023:
Một trong những chi phí cao nhất khi học tập tại Hoa Kỳ là học phí. Theo dữ liệu từ College Board, học phí trung bình trường công lập ở Mỹ năm học 2023-2024 cho du học sinh là khoảng 29,150 USD (tăng 3% so với năm 2022-2023). Và học phí trung bình trường tư thục ở Mỹ năm học 2023-2024 cho du học sinh là khoảng 41,890 USD/năm (tăng 3,8% so với năm 2022-2023).
Ngoài học phí, chi phí sinh hoạt trong 1 năm ở Mỹ cũng khá đắt đỏ. Chi phí sinh hoạt ước tính là khoảng 10,000 - 18,000 USD mỗi năm, trung bình khoảng 1000 - 1500 USD mỗi tháng và còn tùy thuộc vào khu vực cũng như phong cách sống của từng người. Chi phí sinh hoạt này bao gồm các khoản chi tiêu như ăn uống, đi lại, chỗ ở, sách vở, và hoạt động giải trí, bảo hiểm,…
Dưới đây là Danh sách các khoản phí sinh hoạt cơ bản cho du học sinh ở Mỹ (theo KC Overseas Education):
Chi phí Chi phí trung bình hàng năm / hàng tháng Sách và Tài liệu học tập 900 - 2.000 USD mỗi năm Du lịch 300 - 700 USD mỗi năm Chỗ ở 9,800 - 11,100 USD mỗi năm Tiền điện 100 - 150 USD mỗi tháng Đồ ăn - Trong khuôn viên trường: 250 USD mỗi tháng- Ngoài trường: 400 - 600 USD mỗi tháng
Tiền điện thoại 50 USD mỗi tháng Internet tại nhà 45 - 50 USD mỗi tháng Bảo hiểm y tế 700 - 1,100 USD mỗi năm Quần áo 500 USD mỗi năm Nước, Rác và Cống rãnh 50 - 75 USD mỗi tháng*Lưu ý: Số tiền này sẽ khác nhau giữa các tiểu bang của Hoa Kỳ.
Số tiền cần để du học Mỹ tự túc có thể khá lớn. Vậy nên để giảm bớt áp lực tài chính thì các bạn học sinh có thể đi du học Mỹ theo diện được tài trợ học bổng.
Để săn học bổng, các bạn cần đáp ứng 5 yếu tố sau:
>> Xem chi tiết trong bài viết sau: Săn học bổng du học Mỹ cần chuẩn bị những gì?
Việc săn học bổng đòi hỏi thời gian và công sức rất nhiều nên để đảm bảo các bạn học sinh săn được học bổng có giá trị từ các trường đại học Mỹ thì lời khuyên là các bạn nên chuẩn bị càng sớm càng tốt, phù hợp nhất là bắt đầu vào năm lớp 10.
Có ba loại thị thực cho sinh viên quốc tế tại Mỹ:
Trong phạm vi bài viết này, American Study sẽ chia sẻ các thông tin về thủ tục xin VISA F1 - loại visa phổ biến nhất cho du học sinh.
- Mẫu đơn DS - 160.
- Biên lai chứng minh đã thanh toán lệ phí Đơn xin Thị thực không định không hoàn lại, trị giá $160 USD.
- Biên lai đóng SEVIS
- Hộ chiếu có hiệu lực ít nhất 6 tháng.
- Ảnh thẻ 5x5cm phông nền trắng
Giấy tờ học tập - Bằng tốt nghiệp, bảng điểm bậc học cao nhất đã hoàn thành tại Việt Nam.- Chứng chỉ ngoại ngữ (IELTS, TOEFL iBT, Duolingo,…)
- Chứng chỉ học thuật (SAT, ATC,…)
Giấy tờ hồ sơ tài chính Thông tin về tài khoản ngân hàng, sổ tiết kiệm, hợp đồng tài trợ hoặc học bổng (nếu có) hoặc bằng chứng tài chính từ người bảo lãnh (nếu áp dụng).Các khoản phí liên quan đến việc làm hồ sơ du học Mỹ trong năm 2024 bao gồm:
Quá trình xin visa du học Mỹ dễ hay khó tuỳ thuộc vào hồ sơ và cách thể hiện của bạn trước đại sứ quán. Trong buổi phỏng vấn, bạn sẽ được nhân viên lãnh sự quán Hoa Kỳ hỏi về mục đích chuyến đi, kế hoạch học tập và sinh hoạt tại Mỹ,… Do đó, bạn cần chuẩn bị kỹ càng để trả lời các câu hỏi của nhân viên lãnh sự quán một cách tự tin và thuyết phục.
Dưới đây là một số kinh nghiệm phỏng vấn visa du học Mỹ:
Điểm mấu chốt để dễ dàng được thông qua visa du học Mỹ, du học sinh cần chứng minh mục đích du học rõ ràng, có ràng buộc tại Việt Nam như gia đình, công việc,… và cam kết không có ý định lưu lại Hoa Kỳ bất hợp pháp sau khi hết hạn visa du học.
>> Tham khảo:
Tại Hoa Kỳ, có nhiều ngành học phát triển mạnh mẽ, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế và xã hội hiện đại. Dưới đây là một số trong số những ngành học nổi tiếng của Mỹ:
Với sự phát triển của công nghệ và số hóa, ngành khoa học máy tính và công nghệ thông tin ngày càng trở nên quan trọng. Các lĩnh vực như phát triển phần mềm, trí tuệ nhân tạo, thiết kế trò chơi điện tử, và an ninh mạng đang có nhu cầu lớn về nhân lực tại Hoa Kỳ.
Ngành kinh doanh và quản lý luôn là một trong những ngành phổ biến ở Mỹ. Các chương trình đào tạo về quản lý, kế toán, marketing, tài chính, và doanh nghiệp quốc tế thu hút nhiều sinh viên trong và ngoài nước.
Ngành y học và chăm sóc sức khỏe luôn là lựa chọn hấp dẫn cho nhiều sinh viên. Mỹ có nhiều trường y khoa và chương trình y học danh tiếng, thu hút đông đảo sinh viên quốc tế.
Các ngành học như Tâm lý học, Xã hội học, Lịch sử, Ngôn ngữ học, và Văn học luôn có sự quan tâm của sinh viên yêu thích nghiên cứu và hiểu sâu về con người và xã hội.
Mỹ là một trung tâm nghệ thuật và thiết kế, với các trường và trung tâm đào tạo nổi tiếng về Mỹ thuật, m nhạc, Thiết kế đồ họa, và Thời trang.
Ngoài ra, các bạn có thể lựa chọn dựa trên mức lương khỏi điểm sau khi tốt nghiệp. Dưới đây là 10 ngành đại học có mức lương khởi điểm trung bình cao nhất đối với sinh viên tốt nghiệp chỉ có bằng cử nhân năm 2022 (theo Khảo sát Lương trực tuyến đại diện toàn quốc của Payscale).
Ngành học
Mức lương khởi điểm trung bình (USD)
Toán ứng dụng (Applied Mathematics)71.000
Kỹ thuật công nghiệp (Industrial Engineering)71.200
Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu (Materials Science and Engineering)71.300
Kỹ thuật y sinh (Biomedical Engineering)71.400
Kỹ thuật Hóa học (Chemical Engineering)75.200
Kỹ thuật hàng không vũ trụ (Aerospace Engineering)75.300
Kỹ thuật điện (Electrical Engineering)75.700
Kỹ thuật phần mềm (Software Engineering)75.900
Khoa học máy tính (Computer Science)77.300
Kỹ thuật máy tính (Computer Engineering)80.300
Đây chỉ là một số ví dụ về những ngành học phổ biến và phát triển của Mỹ. Thực tế, còn rất nhiều lĩnh vực khác đáng quan tâm và hấp dẫn trong hệ thống giáo dục của nước này. Các bạn nên tìm hiểu kỹ và lựa chọn ngành học phù hợp với sở thích và mục tiêu sự nghiệp của mình.
>> Các bài viết nên đọc:
Du học Mỹ ngành Y Du học Mỹ ngành khoa học máy tính Du học Mỹ ngành Luật Du học Mỹ ngành quản trị kinh doanh Du học Mỹ ngành truyền thông Du học Mỹ ngành Quan hệ quốc tế Du học ngành điều dưỡng ở MỹĐể chọn trường du học Mỹ các bạn có thể căn cứ trên nhiều yếu tố như vị trí, ngành đào tạo, học bổng, danh tiếng của trường,… Sau đây là một số gợi ý từ American Study:
Ivy League là một nhóm các trường đại học tư thục và danh tiếng tại Mỹ. Dưới đây là danh sách 8 trường đại học Ivy League, được xếp hạng theo danh tiếng và uy tín:
Các trường Ivy League là những trường có lịch sử lâu đời, chất lượng giảng dạy và nghiên cứu hàng đầu thế giới. Hầu hết các trường Ivy League được xem là những trường đại học danh giá và khó vào vì sự cạnh tranh cao trong việc chọn người học và các yêu cầu đầu vào khắt khe. Mỗi trường trong danh sách đều có sự chuyên môn và môi trường học tập độc đáo, thu hút sinh viên từ khắp nơi trên thế giới.
Mặc dù học phí đại học tại Mỹ thường cao, nhưng cũng có một số trường đại học có học phí thấp hơn so với trung bình quốc gia hoặc có các chương trình học phí rẻ hơn cho các sinh viên. Dưới đây là một số ví dụ về các trường đại học có học phí thấp cho sinh viên quốc tế:
Trường đại học Tổng chi phí 2022-2023 (Đơn vị: USD)University of Maine—Presque Isle
24,590Northern State University
24,497 University of South Dakota24,485
South Dakota State University
24,240 Talladega College23,975
Nicholls State University
23,377 Bemidji State University21,892
Dickinson State University
21,458 Western Carolina University21,435
Delta State University
21,422 University of North Carolina20,577
Brigham Young University
18,528 Minot State University18,088
Texas A&M University
17,444
Oklahoma Panhandle State University15,560
Nguồn: USNEWS
Sau đây là danh sách các trường đại học Mỹ có tiêu chuẩn đầu vào dễ dàng hơn so với các trường đại học danh tiếng khác.
Trường đại học Tỷ lệ chấp nhận sinh viên quốc tế 2020University of Cincinnati
80% Long Island University81%
Seton Hall University
81% University of Texas at Dallas81%
Indiana University - Bloomington
82% University of Massachusetts - Boston81%
Iowa State University of Science and Technology
83% Pace University84%
University of Colorado Boulder
88% University of Texas at Arlington91%
Kent State University
96% University of Toledo98%
Colorado State University
100%
Nguồn: USNEWS
>> Gợi ý các bài viết liên quan
Top 100 trường đại học quốc gia Mỹ tốt nhất Trường đại học Mỹ hỗ trợ thực tập tốt nhất Trường đại học tư thục tốt nhất tại Mỹ Học trường đại học Mỹ nào được trả lương cao Trường đại học Mỹ nào có tỷ lệ chấp nhận sinh viên cao nhấtDưới đây là một số bang ở Hoa Kỳ phù hợp với học sinh Việt Nam:
>> Các bài viết nên đọc:
Du học sinh ở Mỹ thường được phép làm thêm để có thêm thu nhập và cải thiện kinh nghiệm làm việc trong quá trình học tập. Tuy nhiên, có một số quy định và hạn chế mà du học sinh cần tuân thủ khi làm việc ở Mỹ.
Dưới đây là một số thông tin quan trọng liên quan đến việc làm thêm khi du học ở Mỹ:
Làm việc trên trường
Hầu hết các trường đại học và cao đẳng ở Mỹ có chính sách cho phép du học sinh làm việc trong khuôn viên trường hoặc các hoạt động dịch vụ liên quan đến trường.
Sinh viên có visa F-1 có thể nộp đơn xin việc làm trong khuôn viên trường tối đa 30 ngày trước khi bắt đầu các lớp học. Thời gian làm việc là tối đa 20 giờ/ tuần trong kỳ học và full-time trong thời gian nghỉ hè (tối đa 40 giờ/tuần).
Các công việc có thể bao gồm làm việc trong thư viện, trung tâm học tập, nhà hàng hoặc quầy cà phê trên khuôn viên hoặc các đơn vị liên kết với trường học.
Làm việc ngoài trường
Việc làm ngoài khuôn viên trường chỉ dành cho những sinh viên có Visa F-1 đã hoàn thành ít nhất một năm học đầy đủ trong chương trình học của họ và những người gặp khó khăn về kinh tế đủ điều kiện theo các trường hợp khẩn cấp của Bộ An ninh Nội địa Mỹ (Department of Homeland Security).
Các chương trình thực tập
Một số trường cũng cung cấp các chương trình thực tập chính thức cho du học sinh, cho phép họ làm việc liên quan đến ngành học của mình và nhận kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực đó.
Có 2 chương trình dành cho những sinh viên muốn tích lũy kinh nghiệm trong lĩnh vực học tập của mình là Curricular Practical Training (CPT) và Optional Practical Training (OPT).
Lưu ý: Việc làm thêm của du học sinh phụ thuộc vào loại visa du học và các quy định của cơ quan di trú Mỹ. Trước khi bắt đầu làm thêm, du học sinh nên tìm hiểu và tuân thủ các quy định và hạn chế liên quan để đảm bảo việc làm không vi phạm luật pháp và không ảnh hưởng đến quá trình du học.
>> Xem thêm:
Du học tại Mỹ mang lại nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn cho sinh viên quốc tế. Sau khi tốt nghiệp lấy bằng cử nhân thì các bạn có thể lựa chọn làm việc ở Mỹ hoặc quay trở về Việt Nam. Để quyết định hướng đi nào thì các bạn cân nhắc dựa trên các yếu tố như mục tiêu nghề nghiệp, tình hình kinh tế xã hội,…
Đối với những du học sinh có ý định trở về Việt Nam, các nhà tuyển dụng trong nước luôn chào đón du học sinh Mỹ với mức lương khởi điểm hấp dẫn từ 1.000 - 2.000 USD/tháng. Hơn nữa, bạn cũng có thể tự do lựa chọn làm việc tại các công ty đa quốc gia hoặc khởi nghiệp với sự tích lũy kiến thức từ quá trình học tập. Nhiều người du học Mỹ đã thành công rực rỡ khi quay trở về Việt Nam.
Thời gian được phép ở lại Mỹ sau khi hoàn thành chương trình học sẽ khác nhau tùy vào loại visa du học Mỹ mà bạn đã xin trước đó. Ví dụ, visa F-1 cho phép du học sinh ở lại Mỹ trong 60 ngày sau khi hoàn thành khóa học, trong khi visa M-1 và J-1 chỉ cho phép 30 ngày.
Để tiếp tục được ở lại Mỹ làm việc, bạn có thể xin cấp Visa lao động dưới sự bảo hộ của một công ty tại Mỹ. Một số ngành học có cơ hội làm việc sau cao khi du học Mỹ, bao gồm: công nghệ thông tin, khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo, kỹ thuật điện tử, quản trị kinh doanh,…
Hoặc các bạn có thể đăng ký chương trình đào tạo thực tế tùy chọn (OPT). Chương trình này cho phép sinh viên quốc tế ở lại Hoa Kỳ trong vòng một năm trong lĩnh vực chuyên môn của mình.
Tóm lại, nếu bạn quyết định tiếp tục làm việc tại Mỹ, thì việc tìm hiểu quy trình và quy tắc xin visa liên quan đến công việc là rất quan trọng. Điều này giúp bạn trở nên chủ động trước khi nộp đơn xin việc hoặc thực tập tại các công ty và tổ chức tại Mỹ.
>> Nếu bạn quan tâm đến du học Mỹ bậc THPT thì có thể tham khảo những bài viết sau đây:
Hồ sơ du học Mỹ bậc trung học phổ thông Chứng chỉ cần thiết để du học THPT Mỹ Du học mỹ THPT chọn trường công hay tư Danh sách học bổng du học Mỹ THPT Bậc trung học Mỹ và Việt Nam khác nhau như thế nào?Thông tin liên quan về du học Mỹ khá nhiều và phức tạp, đòi hỏi các bậc phụ huynh và các em học sinh phải tìm hiểu và chọn lọc các thông tin chính xác và phù hợp với mục tiêu của mình. Do vậy, hãy sử dụng dịch vụ tư vấn du học của các tổ chức uy tín để tiết kiệm thời gian và tiền bạc.
Dưới đây là các dịch vụ được cung cấp bởi các tổ chức tư vấn du học:
Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn du học, American Study đã đồng hành và hỗ trợ hàng ngàn học sinh Việt Nam vượt qua các kỳ thi quốc tế như TOEFL iBT, IELTS, SAT, SSAT, ATC, AP và mở ra cánh cổng đến các trường đại học danh tiếng ở Mỹ và Canada với các suất học bổng hàng tỷ đồng. Để lại thông tin, đội ngũ của American Study sẽ liên hệ và tư vấn tận tình giúp các bạn vạch ra lộ trình du học và săn học bổng rõ ràng.
Dưới đây là một số học sinh nổi bật mà American Study đã tư vấn, hỗ trợ du học Mỹ thành công với những suất học bổng từ 5-7 tỷ đồng.
>> Xem thêm:
Nếu các bạn đang có ý định du học Mỹ thì có thể tham khảo một số kinh nghiệm được những học viên tại American Study chia sẻ sau khi đã giành được những suất học bổng giá trị.
Bạn Phùng Duy Hưng - Cựu học sinh lớp 12 Toán 1 của trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, sinh viên tại trường đại học Cornell (#17 NU, Ivy League), chuyên ngành Kinh tế Ứng dụng & Quản lý Kinh doanh, chia sẻ bí kíp để thành công apply vào trường đại học top đầu Mỹ:
“1. Tìm hiểu và bắt tay vào việc định hướng và hoàn thiện hồ sơ từ sớm.
2. Cần có một chiến lược quản lý thời gian rõ ràng với list công việc hằng ngày, hàng tuần hay hàng tháng để dễ quản lý, kiểm soát các đầu việc.
3. Nên tận dụng khoảng thời gian đầu quá trình làm hồ sơ để khám phá ra những điểm mạnh, điểm riêng biệt của bản thân, sau đó xây dựng bộ hồ sơ theo những màu sắc cá nhân, điểm mạnh đó.
4. Việc đảm bảo sự liên kết chặt chẽ giữa các yếu tố ngoại khóa, bài luận, portfolio… phù hợp với màu sắc cá nhân, chuyên ngành là rất cần thiết. Việc xâu chuỗi này vừa giúp bạn đảm bảo hồ sơ không bị rời rạc vừa thể hiện được cá tính riêng biệt một cách rõ ràng, thành công gây ấn tượng với hội đồng tuyển sinh của trường.
5. Đừng ngại sai. Bởi thứ nhất: Không có tiêu chuẩn gì là đúng sai cả; và thứ hai: Qua những thành công và thất bại, các bạn sẽ học được cách đứng dậy và trở thành phiên bản tốt nhất của bản thân mình. Đó là điều mà các nhà tuyển sinh đại học Mỹ tìm kiếm.”
Đỗ Thị Thùy Dương, đã trúng tuyển vào trường đại học Smith (#17 LAC) với học bổng 317.000 USD (tương đương với 7.2 tỷ đồng) cho 4 năm học.
“1. Ngoài thể hiện bản thân phù hợp với trường (sứ mệnh, quan điểm, thế mạnh của trường,…) các bạn còn cần cho trường thấy rằng mình có thực sự phù hợp với chuyên ngành mình đang ứng tuyển hay không?
2. Dù là ứng tuyển vào các trường mạnh về nghiên cứu, bạn cũng chỉ nên thi lại các chứng chỉ SAT/ IELTS để cải thiện điểm số nhiều nhất 3 lần. Thay vào đó bạn nên dành thời gian nâng cao chất lượng của hồ sơ ngoại khóa cũng như trau chuốt bài luận cá nhân. Vì đây là 2 yếu tố có thể giúp bạn thể hiện tốt nhất màu sắc cá nhân của mình - thứ mà các nhà tuyển sinh luôn muốn tìm để trao suất học bổng đồng thời cũng là thứ khiến bạn nổi bật hơn so với đối thủ cạnh tranh khác.
3. Các bạn nên tranh thủ làm hồ sơ thật là sớm, tốt nhất là từ năm lớp 10 cũng như có kế hoạch rõ ràng để có thể có nhiều thời gian hơn, không chỉ để nâng điểm SAT, IELTS mà còn để tìm hiểu kỹ về bản thân, từ đó xây dựng hồ sơ phản ánh đúng con người của mình nhất và hoàn thiện hồ sơ trước ngày apply ED1 càng sớm càng tốt.”
Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về du học Mỹ mà bạn có thể cần biết.
Nhìn chung, để du học Mỹ, bạn cần có chứng chỉ tiếng Anh IELTS hoặc TOEFL. Tuy nhiên, cũng có một số trường đại học Mỹ chấp nhận du học sinh không cần IELTS, nhưng sinh viên cần phải tham gia một khóa học tiếng Anh bắt buộc trong khoảng 1 năm trước khi vào năm học chính thức.
Thời gian du học Mỹ phụ thuộc vào chương trình học mà bạn lựa chọn.
Công nghệ thông tin, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI) và học máy, hiện đang là một trong những lĩnh vực phát triển nhanh nhất tại Mỹ.
Theo dự báo của Forbes, đến năm 2025, ngành AI sẽ tạo ra hơn 97 triệu cơ hội việc làm mới. Những tiến bộ trong AI không chỉ làm thay đổi cách chúng ta sống mà còn có ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều ngành nghề khác như tài chính, giáo dục, y tế và sản xuất.
Sinh viên quốc tế theo học các ngành như Kỹ thuật phần mềm, AI và Robot học tại các trường đại học như MIT và Stanford sẽ được trang bị những kỹ năng vô giá, tạo cơ hội việc làm tại những công ty công nghệ hàng đầu như Google, Amazon, và Apple. Các chương trình đào tạo này không chỉ cung cấp kiến thức lý thuyết mà còn giúp sinh viên thực hành và áp dụng công nghệ tiên tiến vào các dự án thực tế, nâng cao cơ hội nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp.
Một trong những ngành nghề luôn có nhu cầu cao tại Mỹ chính là chăm sóc sức khỏe. Theo U.S. Bureau of Labor Statistics (BLS), các lĩnh vực như điều dưỡng, y tá, dược sĩ và các chuyên gia chăm sóc sức khỏe cộng đồng sẽ chứng kiến tỷ lệ tăng trưởng việc làm lên tới 15% trong 10 năm tới.
Các trường đại học như Johns Hopkins University và Harvard Medical School cung cấp các chương trình đào tạo chất lượng cao, thu hút sinh viên quốc tế từ khắp nơi trên thế giới. Các sinh viên ngành y tế có cơ hội học hỏi từ những chuyên gia hàng đầu và tham gia vào các nghiên cứu y học đột phá. Ngành này không chỉ giúp sinh viên có công việc ổn định mà còn đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội.
Ngành STEM, bao gồm Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học, tiếp tục thu hút số lượng lớn sinh viên quốc tế mỗi năm. Các trường đại học Mỹ như UC Berkeley, Stanford, và California Institute of Technology (Caltech) cung cấp các chương trình đào tạo STEM đẳng cấp, giúp sinh viên không chỉ nắm vững lý thuyết mà còn có cơ hội làm việc thực tế trong các phòng thí nghiệm, nghiên cứu khoa học và dự án công nghệ.
Theo National Science Foundation, nhu cầu về chuyên gia trong các ngành khoa học dữ liệu và kỹ thuật phần mềm sẽ tăng trưởng khoảng 35% trong 5 năm tới, khiến đây trở thành ngành học không thể bỏ qua đối với sinh viên quốc tế mong muốn có một sự nghiệp bền vững tại Mỹ.
Một trong những yếu tố quan trọng giúp sinh viên quốc tế có thể du học tại Mỹ là các hỗ trợ tài chính. Mặc dù chi phí học tập tại Mỹ có thể khá cao, nhưng các sinh viên quốc tế vẫn có thể tìm kiếm các nguồn tài trợ để giảm bớt gánh nặng tài chính.
Các trường đại học danh tiếng tại Mỹ như Harvard, MIT, và Princeton cung cấp học bổng toàn phần cho sinh viên quốc tế. Học bổng này không chỉ bao gồm học phí mà còn hỗ trợ chi phí sinh hoạt và các khoản phí khác.
Theo Harvard College Financial Aid Office, trường này cam kết hỗ trợ tài chính cho sinh viên quốc tế, giúp họ không phải lo lắng về chi phí học tập. Đặc biệt, Harvard và nhiều trường khác cũng cấp học bổng dựa trên nhu cầu tài chính, không yêu cầu sinh viên phải có tài sản lớn để đủ điều kiện nhận học bổng.
Sinh viên quốc tế không đủ điều kiện vay tiền từ các ngân hàng Mỹ, nhưng vẫn có thể tiếp cận các khoản vay từ các tổ chức tài chính quốc tế như Prodigy Finance và MPower Financing. Các tổ chức này cung cấp các khoản vay học phí mà không yêu cầu người bảo lãnh, giúp sinh viên dễ dàng tiếp cận nguồn vốn cho việc học. Điều này rất quan trọng, vì nhiều sinh viên quốc tế không có gia đình ở Mỹ để hỗ trợ tài chính.
Ngoài các học bổng từ các trường đại học, các tổ chức phi lợi nhuận như The Fulbright Program cũng cung cấp học bổng cho sinh viên quốc tế. Fulbright là một trong những chương trình học bổng uy tín nhất, giúp sinh viên quốc tế có cơ hội học tập và nghiên cứu tại Mỹ mà không phải lo lắng về chi phí. Hơn nữa, các tổ chức như United Nations cũng cung cấp học bổng và hỗ trợ tài chính cho sinh viên quốc tế nhằm thúc đẩy sự giao lưu văn hóa và nghiên cứu toàn cầu.
Du học Mỹ mang lại cơ hội học hỏi và phát triển trong một môi trường giáo dục hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, để thành công, bạn cần chuẩn bị một cách kỹ lưỡng từ việc chọn trường, ngành học đến việc xin visa và học bổng. Đặc biệt, việc xây dựng một chiến lược rõ ràng sẽ giúp bạn vượt qua những thử thách trong quá trình chuẩn bị hồ sơ du học.
Liên hệ ngay American Study, với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn du học, chúng tôi sẽ là người đồng hành đáng tin cậy, giúp bạn định hướng chính xác và chuẩn bị tốt nhất cho hành trình du học tại Mỹ. Hãy liên hệ với chúng tôi để nhận sự tư vấn miễn phí và lộ trình du học phù hợp với mục tiêu của bạn.
American Study - Nơi chắp cánh ước mơ du học Mỹ!
Email: americanstudy.info@gmail.com Hotline: 096 410 2268 - 0912 170 676 - 0946 211 151 Fanpage Facebook: American Study Địa chỉ: - CS1: Tòa nhà Yên Hòa Sunshine, 09 Vũ Phạm Hàm, Cầu Giấy, Hà Nội - CS2: Tòa nhà Viettel Complex, 285 Cách mạng tháng 8, phường 12, quận 10, TP.HCM
Link nội dung: https://melodious.edu.vn/di-du-hoc-my-can-bao-nhieu-tien-a76752.html