Đột quỵ là một trong ba nguyên nhân gây tử vong cao nhất tại Việt Nam và đứng hàng đầu về tỷ lệ di chứng sau điều trị. Hầu hết các cơn đột quỵ đều xảy ra đột ngột, cần có sự chẩn đoán và can thiệp y tế kịp thời. Nhận biết đột quỵ ngay từ sớm chính là yếu tố then chốt để gia tăng cơ hội chữa trị và phục hồi cho người bệnh.
Đột quỵ và tai biến mạch máu não được hiểu là một dạng tổn thương đột ngột ở não, xảy ra khi dòng máu cung cấp cho não bị gián đoạn hoặc giảm đáng kể, dẫn đến tình trạng các tế bào não bắt đầu chết trong vòng vài phút (do bị thiếu oxy và dinh dưỡng).
Đây là căn bệnh cấp tính cực kỳ nguy hiểm, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Trước đây, đột quỵ thường gặp ở người cao tuổi nhưng hiện nay bệnh có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Thống kê gần đây cho thấy, tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ tuổi tăng trung bình 2% mỗi năm.
Có 3 nguyên nhân trực tiếp gây bệnh đột quỵ não:
Các yếu tố nguy cơ đột quỵ:
Đột quỵ được chia thành 3 nhóm chính như sau:
Đây là dạng đột quỵ phổ biến nhất, xảy ra khi động mạch não của người bệnh bị thu hẹp hoặc tắc nghẽn, dẫn đến giảm tuần hoàn máu lên não.
Có hai loại đột quỵ thiếu máu cục bộ chính:
Cách nhận biết đột quỵ do thiếu máu cục bộ:
Đột quỵ do xuất huyết não là bệnh lý cấp tính do mạch máu não đột ngột vỡ ra, chảy máu vào bên trong nhu mô não, làm tổn thương não. Bệnh gây chết mô não một cách nhanh chóng, đặc biệt nguy hiểm với tỷ lệ tử vong rất cao.
Cách nhận biết đột quỵ do xuất huyết não:
Khi gặp tình trạng này, người thân nên đưa bệnh nhân đi cấp cứu ngay.
Tình trạng này còn được gọi là đột quỵ nhỏ hoặc tai biến mạch máu não thoáng qua (TIA - Transient Ischemic Attack). Bệnh được gây ra do động mạch não bị bít tắc tạm thời (thông thường dưới 10 phút), sau đó lưu thông lại được.
Bệnh được tiên lượng tốt hơn, chưa gây tổn thương não nghiêm trọng. Tuy nhiên, những cơn thiếu máu não thoáng qua cứ liên tục kéo đến thì đây được xem là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ.
Biểu hiện của cơn thiếu máu não thoáng qua:
Khi nhận thấy người thân có dấu hiệu đột quỵ, hãy gọi xe cấp cứu 115 càng sớm càng tốt. Trong thời gian chờ cấp cứu, chúng ta cần:
Cứ mỗi giây trôi qua, có 32.000 tế bào não chết nếu không được cung cấp máu hoặc oxy. Cứ mỗi phút trôi qua sẽ có 1,9 triệu tế bào não bị chết.
Như vậy, thời gian vàng trong đột quỵ não là 4.5 giờ nếu sử dụng thuốc tiêu huyết khối (làm tan cục máu đông), hoặc trong 6-8 giờ lấy huyết khối cơ học trong trường hợp tắc động mạch lớn trong não.
Nếu người bệnh được điều trị trong khoảng thời gian này hoặc sớm hơn thì hoàn toàn có cơ hội hồi phục, hạn chế tối đa biến chứng. Ngược lại nếu điều trị muộn hơn, việc điều trị rất khó khăn, cơ hội phục hồi sẽ thấp đi, khả năng tiên lượng xấu rất cao.
Sau cơn đột quỵ xảy ra, cơ thể người bệnh sẽ gặp những di chứng phổ biến như:
Để giảm thiểu tối đa các biến chứng và tránh tái phát, người bệnh sau đột quỵ cần được chăm sóc đặc biệt:
Tại phòng khám ACC, chương trình Phục hồi chức năng sau đột quỵ được thiết kế riêng cho từng bệnh nhân (dựa trên tình trạng bệnh, khả năng và mục tiêu tái hòa nhập của người bệnh và gia đình). Đặc biệt, ACC còn là đơn vị đầu tiên tại Đông Nam Á áp dụng liệu trình Pneumex với các thiết bị hiện đại của Hoa Kỳ. Hàng ngàn bệnh nhân sau đột quỵ đã khôi phục chức năng vận động và sự linh hoạt các cơ, khớp chỉ trong thời gian ngắn.
Để phòng tránh đột quỵ, sau đây là một số lưu ý mà ai cũng có thể thực hiện được:
Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Ăn nhiều loại rau củ quả, các loại đậu, ngũ cốc, nhiều thịt trắng, hải sản, trứng để bổ sung protein cho cơ thể. Uống nhiều nước lọc, nước trái cây, các loại sữa hạt. Đồng thời có một số thực phẩm cần hạn chế như: các loại thịt đỏ, đồ chiên xào, thức ăn nhanh, thực phẩm chứa nhiều đường.
Tập thể dục hàng ngày: Tập thể dục mang lại nhiều ích lợi như nâng cao sức khoẻ, cải thiện tuần hoàn và củng cố sức khỏe tim mạch. Tập thể dục 30 phút mỗi ngày, ít nhất 4 lần mỗi tuần sẽ giảm béo phì, hạn chế tiến triển tổn thương vữa xơ động mạch, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch khác, phòng ngừa đột quỵ.
Giữ ấm cơ thể: Nên giữ ấm cơ thể khi đi ngủ bằng cách uống một ly nước nóng trước khi ngủ, mặc nhiều quần áo mỏng, đội mũ len và quấn khăn để giữ ấm cho vùng đầu và cổ, giúp ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ khi thời tiết lạnh.
Không hút thuốc lá: Trước hết bạn cần hiểu lý do vì sao mình nên nói “không” với thuốc lá hoặc nên từ bỏ thuốc lá ngay. Bởi thuốc lá không chỉ làm tăng khả năng đột quỵ, mà còn gây tổn hại sức khỏe những người xung quanh.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Đây là biện pháp tối ưu để phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, từ đó can thiệp kịp thời, có biện pháp điều trị hiệu quả và giảm thiểu tối đa những biến chứng nguy hiểm.
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh đột quỵ não - mối nguy của mọi thời đại. Ngay từ hôm nay, mỗi người cần thực hiện lối sống lành mạnh, chú ý theo dõi sức khỏe của mình, thường xuyên kiểm tra các chỉ số của cơ thể để phát hiện bệnh kịp thời.
Link nội dung: https://melodious.edu.vn/dot-quy-a70251.html