Người dân Thừa Thiên Huế vật lộn trên những con đường ngập sâu

Người dân Thừa Thiên Huế vật lộn trên những con đường ngập sâu - 1

Đến chiều tối 25/11, mực nước trên sông Hương tại thành phố Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế) tiếp tục dâng cao do mưa lớn và các thủy điện trên thượng nguồn điều tiết xả lũ.

Theo thông tin từ Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Thừa Thiên Huế, từ 18 đến 25/11, khu vực này đã trải qua một đợt mưa lớn kéo dài. Tổng lượng mưa đo được 100-400mm, trong khi các huyện như A Lưới, Nam Đông, Phong Điền, Phú Lộc và thị xã Hương Trà ghi nhận lượng mưa 400-850mm.

Đặc biệt, một số nơi như Hương Phú (Nam Đông) và Bạch Mã có lượng mưa lên tới 1.099mm và 2.577mm, đỉnh Bạch Mã thậm chí vượt 2.997mm.

Người dân Thừa Thiên Huế vật lộn trên những con đường ngập sâu - 2

Nước lũ trên sông Hương dâng cao, tràn qua Đập Đá tại thành phố Huế từ đêm 24, đến chiều tối 25/11 chưa hạ, buộc các cơ quan chức năng phải cấm đường, không cho người dân đi qua.

Ngoài sông Hương đạt đỉnh lũ dưới mức báo động 3, các con sông khác như sông Bồ, sông Truồi tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế cũng ghi nhận mực nước dâng cao trong ngày 25/11.

Cơ quan chức năng dự báo từ nay đến hết ngày 28/11,tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục có mưa to, mưa rất to. Tổng lượng mưa cả đợt phổ biến 150-350mm, có nơi trên 500mm; vùng núi các huyện A Lưới, Nam Đông, Phú Lộc, Phong Điền và thị xã Hương Trà 200-450mm, có nơi trên 600mm; đặc biệt vùng Bạch Mã (Phú Lộc) có thể lên đến trên 1.000mm.

Mưa lũ đã gây ngập lụt nhiều tuyến đường, khu dân cư tại thành phố Huế, các huyện Quảng Điền, Phú Lộc, Phong Điền, thị xã Hương Trà, Hương Thủy, bình quân ngập 0,3-0,8m; có nơi lên đến 1,5m.

Để ứng phó với thiên tai, toàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã di dời 174 hộ dân với 507 khẩu, sinh sống ở vùng có nguy cơ sạt lở đất, vùng thấp trũng đến nơi an toàn.

Nhiều trường học tại Thừa Thiên Huế buộc phải đóng cửa, cho học sinh nghỉ học vì nước lũ dâng cao trong ngày 25/11

Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, đối với các điểm trường khô ráo, ít bị ảnh hưởng sẽ tổ chức dạy học trở lại từ 26/11.

Tại vùng ngập lụt, học sinh tiếp tục nghỉ cho đến khi đảm bảo an toàn. Các nhà trường sẽ thực hiện dạy bù để hoàn thành kế hoạch năm học đã đề ra.

Người dân Thừa Thiên Huế vật lộn trên những con đường ngập sâu - 5

Theo ghi nhận của phóng viên Dân trí, nhiều tuyến đường tại thành phố Huế còn ngập sâu.

Tại tuyến Tỉnh lộ 10, đoạn từ Quốc lộ 49 đến điểm giao nhau với đường Võ Văn Kiệt, dài khoảng 600m, thuộc địa bàn phường Phú Thượng, nước ngập sâu 0,2-0,4m.

Các phương tiện đi qua đoạn đường này rất khó khăn, xe máy hầu như phải dắt bộ.

Người dân Thừa Thiên Huế vật lộn trên những con đường ngập sâu - 6

Nhiều người sau khi còng lưng dắt bộ qua đoạn nước ngập sâu trên Tỉnh lộ 10 đã thở dốc vì quá mệt.

Người dân Thừa Thiên Huế vật lộn trên những con đường ngập sâu - 7

Người đi xe máy vật lộn với sóng nước ập vào mỗi khi có các phương tiện lớn chạy qua.

Người dân Thừa Thiên Huế vật lộn trên những con đường ngập sâu - 8

Nhiều phương tiện trục trặc máy móc do ngập nước.

Người dân Thừa Thiên Huế vật lộn trên những con đường ngập sâu - 9

Vất vả nhất là các gia đình có con nhỏ phải đi qua đoạn đường ngập sâu.

Người dân Thừa Thiên Huế vật lộn trên những con đường ngập sâu - 10

Quá mệt mỏi hoặc lo sợ hư xe, nhiều người chấp nhận trả tiền để các phương tiện tăng bo qua 600m đường ngập nước.

Người dân Thừa Thiên Huế vật lộn trên những con đường ngập sâu - 11

Có gần 10 phương tiện gồm xe tải, đầu máy cày, xe lôi 3 bánh, xe cứu hộ giao thông hoạt động tăng bo qua lũ tại Tỉnh lộ 10 trong chiều 25/11.

Người dân Thừa Thiên Huế vật lộn trên những con đường ngập sâu - 12

Một người làm dịch vụ vận chuyển cho biết giá chở một xe máy là 50.000 đồng/lượt, còn số người đi theo không tính phí.

Link nội dung: https://melodious.edu.vn/ngap-a68503.html