a. Tiểu sử
Chân dung tác giả Nguyễn Ngọc Tư
- Tác giả: Nguyễn Ngọc Tư sinh năm 1976
- Quê quán: Cà Mau
- Là một nhà văn, thành viên Hội nhà văn Việt Nam
b. Sự nghiệp sáng tác
- Các tác phẩm tiêu biểu: Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (2005), Tạp chí Nguyễn Ngọc Tư (2005), Không ai qua sông (2016), Biên sử nước ( 2020),…
Một số tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư
- Phong cách sáng tác: Văn của Nguyễn Ngọc Tư trong sáng, chân chất, mộc mạc, gần gũi với những đề tài đồng quê.
a. Xuất xứ
Tác phẩm Trở gió trích từ Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư
b. Thể loại: Tùy bút
c. Phương thức biểu đạt: Tự sự
d. Bố cục
- Phần 1: Từ đầu .."Ôi! gió chướng" : Tác giả nhớ về cuộc hẹn với gió chướng
- Phần 2: Tiếp đến…"còn dưa hấu nữa, ui chao": Tâm trạng của tác giả khi mùa gó chướng tới
- Phần 3: Còn lại: Tác giả lo sợ khi tương lai không được gặp gió chướng
e. Tóm tắt văn bản
Tác phẩm nói về cuộc hẹn của tác giả với gió chướng và những cảm giác xao xuyến khi mùa gió chướng về, nỗi sợ của tác giả khi đi xa sẽ không còn được thấy không khí nhộn nhịp mùa gió chướng.
a. Thời gian
+ Gió chướng đến từ tháng 9 đến Tết
+ Tháng 9 tôi dời chiếc chuông gió sang phía đông
+ Gió chướng với tôi là gió tết, dù từ khi mùa gió đến tết mất gần 3 tháng ròng
b. Không gian
+ Khi mùa gió chướng đến mang theo những âm thanh báo hiệu
+ Cái chuông gió với những âm thanh mỏng manh trở thành thứ đồ chơi lảng nhách, chẳng thể hiện sự hừn hực của nó bây giờ lớn thành một dòng gió xấp xãi, cuốn quýt sốc vào tấm tôn bên chái đông đã bị đứt đinh từ mùa trước
c. Đặc điểm gió chướng
+ Không khí rộn ràng đám con nít nhảy cà tưng, háo hức vỗ tay cười vì sắp được sắm đồ tết
+ Gió chướng báo hiệu kết thúc một năm
+ Hình ảnh “má” buồn khi mùa gió tết lo lắng sắp hết một năm, lo sợ về cái tết không đủ đầy cho gia đình
+ Gió chướng cũng vào mùa gặt
+ Rất nhiều nông sản được thu hoạch vào mùa này như mía, vú sữa, dưa hấu,..
→ Mùa gió chướng mang những đặc điểm riêng biệt của nó làm xao xuyến lòng người
a. Khi gió chưa đến
+ Háo hức, trông chờ, mong nhớ
+ Dời chuông gió sang cửa sổ phía đông
+ Tự đặt câu hỏi và tự trả lời: Không biết người xưa còn nhớ ta không? Rồi mừng húm khi nhận ra tôi chẳng quên nó bao giờ
b. Khi gió chướng về
+ Tâm trạng ngổn ngang, mừng đó bực đó
+ Buồn khi sắp hết năm, tiếc nuối khi bản thân chưa làm được gì
+ Cảm giác mất một cái gì đó
+ Dù buồn dù sợ khi gió về một năm lại sang sợ thời gian trôi. Nhưng tác giả lại mong ngóng
+ Tác giả đã quen với việc chờ đợi này
+ Tác giả lo sợ khi đi xa không được đón không khí quen thuộc quê nhà vào mùa gió chướng
+ Sợ khi nhìn mùa gió sẽ gợi lên nỗi nhớ nhà
+ Sợ hình ảnh quen thuộc hiện ra, cùng với không khi mùa gió chướng làm nhân vật tôi không chịu nổi
+ Tác giả lo lắng không biết nơi đó có những đặc trưng mùa Tết như quê mình không?
→ Nhân vật tôi với rất nhiều cung bậc cảm xúc khi mùa gió chướng về, với những cảm giác quen thuộc, gần gũi mùa gió chướng.
Văn bản đã tái hiện cảm giác xao xuyến của nhân vật tôi khi mùa gió chướng về, cùng những hình ảnh vô cùng quen thuộc mỗi mùa gió chướng.
- Thành công trong khắc họa tâm lý nhân vật
- Nghệ thuật tự sự độc đáo hấp dẫn
Link nội dung: https://melodious.edu.vn/soan-bai-tro-gio-lop-7-a68494.html