Khoai lang mật Đà Lạt được cung cấp trực tiếp từ vùng Tà Nung của Lâm Đồng. Có nhiều lựa chọn về kích cỡ khoai mật dành cho quý khách tùy vào mục đích chế biến:
Khi mua khoai về NÊN mang ra phơi 2 - 3 nắng hoặc lâu hơn càng tốt. Phơi khoai càng héo thì khi luộc, nướng khoai càng tươm mật, ngọt và ngon.
Khoai mật cỡ lớn, có thể lên đến 1.5kg/củ. Thường là tối thiểu 500g/củ
Khoai lang - món ăn dân dã gắn liền với tuổi ấu thơ của rất nhiều người, không làng quê nào tại Việt Nam mà không trồng được khoai cả. Trong số các giống khoai và vùng đất trồng thì Khoai lang mật Đà Lạt vẫn được đánh giá là đạt chất lượng hơn cả, không phải ngẫu nhiên mà từ lâu món ăn dân dã này lại trở thành đặc sản làm quà được ưa thích của phần lớn du khách. Bên ngoài nhìn củ khoai lang mật không đẹp, vỏ xù xì, nhưng ruột khoai đỏ và khi nấu lên khoai sẽ mềm, tứa mật khi ăn và dẻo để không làm người ta bị nghẹn như các loại khoai lang khác. Khoai lang mật Đà Lạt chứa nhiều dưỡng chất và khoáng chất tốt cho sức khỏe như vitamin D, vitamin C, vitamin B6.
Khoai mật tươi khi cắt đôi, càng để lâu, khoai càng héo và có nhiều mật hơn
Khoai lang nướng vẫn là món ăn ưa thích nhất của nhiều người, nhất là những ngày gió lạnh
Khoai lang mật vốn có quanh năm, nhưng khoai mật ăn ngon nhất vẫn là lúc được nướng lên vào những ngày gió lạnh. Khi cái rét bủa vây khắp chốn, một củ khoai nướng nóng bỏng tay, ngọt ngào như mật, khi cho vào miệng thì bở tơi, tan tan trên đầu lưỡi thì còn gì bằng. Dễ hiểu vì sao, khoai lang mật rất được nhiều người ưa chuộng thời điểm này. “Khoai lang mật ngon là không bị hà, ăn ngọt, khi nướng chín lên thì vỏ mỏng lóc ra, dễ bóc. Khoai tôi mua ở người quen gửi từ Đà Lạt về nên là khoai mật chính hiệu, khi nướng chín mật cứ chảy ra, lúc ăn thì phải vừa ăn vừa mút tay. Trời lạnh ăn rất ngon nên nhiều người thích lắm” - một người ăn khoai vui vẻ cho biết.
Cách luộc, nướng khoai để khoai được tươm mật ngon nhất!
1/ Cách luộc:
Khoai rửa sạch, cho vào nồi, đổ ít nước để khoai chín bằng hơi, khoai đỡ nhạt. Khi luộc khoai chín, chắt hết nước đi đun thêm 20-30 phút với lửa nhỏ, mật trong khoai sẽ từ từ chảy mật rất thơm, phần khoai dưới đáy nồi hơi bị cháy xém thơm như khoai nướng và mật tiết ra nhiều hơn.
2/ Nướng bằng lò vi sóng:
Khoai luộc chín cho vào lò vi sóng quay thêm khoảng 5 -10 phút thì khi ăn sẽ dẻo dẻo, ngọt ngọt và rất ngon.
3/ Nướng bằng lò nướng:
Rửa sạch khoai, để cho khoai ráo nước. Tiếp theo chúng ta xếp khoai vào khay sau đó cho vào lò nướng. Nướng khoai ở nhiệt độ từ 200 đến 250 độ C trong thời gian từ 70 đến 90 phút. Trong quá trình nướng khoai, khoảng 20 phút chúng ta nên đảo lại khoai rồi lại cho khoai vào nướng tiếp. Cách làm này sẽ giúp khoai được chín đều. Sau khi khoai chín chúng ta lấy khoai ra, khoai nướng xong phải có mật chảy ra, củ khoai mềm, vỏ khoai tróc ra. Ruột khoai màu vàng, ăn mềm và ngọt.
4/ Nướng bằng bếp than
Nướng bằng bếp than thì mọi người cứ nướng bình thường như nướng những thực phẩm khác. Hoặc gói trong giấy bạc rồi nướng cũng rất ngon.
Lưu ý: Khi mua khoai về khách nên mang ra phơi nắng thêm 2 - 3 nắng hoặc lâu hơn càng tốt. Phơi khoai càng héo thì khi luộc, nướng khoai càng tươm mật, ngọt và ngon.
Liên hệ: 02633.814.814 hoặc hotline: 0914.107.107 để biết giá Khoai lang mật Đà Lạt hôm nay!
>> Có thể bạn quan tâm: 14 Lý do nên ăn khoai lang hàng ngày
Link nội dung: https://melodious.edu.vn/khoai-lang-mat-a68177.html