Làm thế nào để loại bỏ mảnh dằm đâm vào tay trẻ?

Trẻ em không nhận thức được những mối nguy hiểm có thể làm chúng bị thương trong khi chơi đùa và vết thương do mảnh vỡ là kết quả phổ biến nhất của những nguy cơ này. Có nhiều vật liệu như gỗ, thủy tinh, nhựa và kim loại có thể vỡ thành các mảnh vụn nhỏ và đâm vào da của trẻ khi trẻ nghịch ngợm.

Bản thân các mảnh vụn không có hại nhưng chúng có thể tạo điều kiện cho một số vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể con bạn và gây nhiễm trùng. Nếu trẻ không được tiêm phòng kịp thời thì nguy cơ mắc bệnh uốn ván rất cao. Đây là một bệnh nhiễm trùng có khả năng gây tử vong cho trẻ sơ sinh do vi khuẩn xâm nhập vào máu qua vết thương. Vậy làm thế nào để loại bỏ mảnh dằm đâm vào tay trẻ? Trong bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giúp những người chăm sóc trẻ kịp thời nhận biết được và có những biện pháp xử lý hiệu quả.

1. Cách tốt nhất để loại bỏ mảnh dằm ra khỏi da của trẻ là gì?

Cách tốt nhất là nên dùng nhíp hoặc đầu kim để loại bỏ hầu hết các mảnh dằm như mảnh vụn gỗ, mảnh thủy tinh... tại nhà. Sẽ dễ dàng hơn khi mảnh dằm được loại bỏ trước khi da bắt đầu lành lại và việc lấy chúng ra sớm cũng như làm sạch vùng da bị đâm cũng giúp ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng ở trẻ.

Bước đầu tiên cần làm là khử trùng kim hoặc nhíp bằng cồn, sau đó rửa tay hoặc phần da bị dằm đâm bằng nước ấm và xà phòng. Hãy trấn an trẻ rằng đây là việc hết sức bình thường và gần như tất cả những đứa trẻ đều phải trải qua việc này ít nhất một lần trong đời. Khi qua trình chuẩn bị đã hoàn tất, hãy đặt trẻ ngồi lên đùi hoặc nhờ một người khác giữ lấy trẻ trong khi người mẹ sẽ cố gắng lấy chiếc dằm ra khỏi da bé. Nếu phần nhô ra khỏi da của chiếc dằm đủ lớn, các ông bố bà mẹ có thể dùng nhíp kẹp nhẹ phần gốc (nơi nó trồi lên khỏi da) và kéo thẳng ra ngoài, lưu ý cần kéo chúng ra theo cùng hướng mà chúng đâm vào để hạn chế tối đa tổn thương ở khu vực đó. Trong trường hợp phần nhô ra khỏi da của mảnh dằm không đủ lớn để một chiếc nhíp có thể kẹp được, đừng nên cố gắng bởi bạn hoàn toàn có thể làm gãy mảnh dằm và khiến mảnh dằm nằm hoàn toàn trong da của bé.

Trong trường hợp chiếc dằm đâm hoàn toàn vào da và không có mảnh nào nhô ra ngoài, các ông bố bà mẹ hãy sử dụng phương pháp kim đã khử trùng:

Mặt khác, nếu một chiếc dằm rất nhỏ nhô ra, các bậc cha mẹ có thể lấy nó ra mà không cần dùng kim hoặc nhíp bằng cách:

Sau khi đã lấy được chiếc dằm ra ngoài, các bậc cha mẹ nên rửa kỹ khu vực đó bằng xà phòng và nước ấm cho trẻ. Tiếp theo bôi một lớp mỏng thuốc mỡ kháng sinh lên đó và băng phần da đó lại bằng gạc tiệt trùng. Làm sạch khu vực bị dằm đâm và thoa lại thuốc mỡ vào lần mỗi ngày cho đến khi vết thương lành hẳn.

Cách tốt nhất là nên dùng nhíp hoặc đầu kim để loại bỏ hầu hết các mảnh dằm như mảnh vụn gỗ, mảnh thủy tinh... tại nhà

2. Có nên đưa trẻ đi khám bác sĩ trong trường hợp bị dằm đâm vào tay không?

Rất nhiều bậc cha mẹ không thể lấy được chiếc dằm ra hoặc trẻ không cho cha mẹ chúng làm điều đó bởi chúng sợ đau. Nếu là mảnh dằm có kích thước nhỏ, các bậc cha mẹ hoàn toàn có thể thử để nó tự khỏi trong vài ngày. Có nhiều khả năng chiếc dằm sẽ tự bị đào thải ra khỏi cơ thể, đặc biệt là khi bé ngâm mình trong bồn tắm và nước ấm sẽ làm mềm vùng da xung quanh. Tuy nhiên, điều này không hiệu quả với những chiếc dằm gỗ bởi như đã đề cập ở phần trên, ngâm nước nóng có thể khiến những chiếc dằm gỗ phồng lên, khiến trẻ đau đớn và cơ thể bé sẽ khó đào thải chúng ra ngoài hơn.

Việc đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám là cần thiết trong một số trường hợp sau:

Tình trạng nhiễm trùng do các mảnh dằm hay mảnh vụn đâm vào da là không phổ biến, tuy nhiên các bậc cha mẹ cũng cần hết sức thận trọng và đưa trẻ đến các cơ sở y tế nếu nhận thấy bất cứ một dấu hiệu nào trong số các dấu hiệu sau:

Nếu trẻ bị dằm đâm vào sau mà sốt nhẹ hoặc khu vực bị đâm mưng mủ thì bạn nên đưa bé đến gặp bác sĩ

3. Các mảnh dằm có bao giờ nguy hiểm với trẻ không?

Các mảnh dằm thông thường không gây nguy hiểm đối với trẻ, tuy nhiên cũng có những trường hợp cá biệt. Nếu bé không được tiêm phòng kịp thời thì vết thương gây ra bởi một mảnh dằm rất nhỏ cũng có thể khiến trẻ mắc bệnh uốn ván, một bệnh nhiễm trùng nguy hiểm với nguy cơ tử vong cao do vi khuẩn xâm nhập trực tiếp vào máu qua vết thương hở.

Vắc-xin DTaP ((Diphtheria, Tetanus, Pertussis - Bạch hầu, uốn ván, ho gà) bảo vệ cơ thể chống lại uốn ván thường được tiêm vào các thời điểm:

Nếu bé không được tiêm phòng kịp thời thì vết thương gây ra bởi một mảnh dằm rất nhỏ cũng có thể khiến trẻ mắc bệnh uốn ván

4. Phòng ngừa mảnh dằm đâm vào tay, chân ở trẻ

Dưới đây là một số mẹo nhỏ, hữu ích để các bậc cha mẹ có thể ngăn ngừa tình trạng mảnh dằm đâm vào tay hoặc chân của trẻ:

Trẻ bị dằm đâm vào tay hoặc chân không phải là chuyện hiếm gặp. Hầu hết các mảnh vụn có thể được loại bỏ ngay tại nhà chỉ bằng kìm và nhíp, thậm chí bằng băng dính hoặc keo dán. Điều quan trọng là phải giữ cho vùng da bị dằm đâm thật sạch kể cả trước và sau khi lấy mảnh vụ ra để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng. Trong một số trường hợp như mảnh vụn quá to hoặc đâm quá sâu, các bậc cha mẹ không nên cố lấy chúng ra mà cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: babycenter.com, momjunction.com

Link nội dung: https://melodious.edu.vn/bi-dam-dam-tay-a68090.html