Bản dạng hay bản sắc (identity) là một khái niệm thuộc về văn hóa đại chúng. Bản dạng nói đến những tính cách, giá trị làm nên một cá nhân hay một tập thể. Hay nói cách khác, bản dạng trả lời cho câu hỏi "Bạn là ai? Điều gì làm nên bạn?"
Ví dụ, một bà mẹ trẻ có thể tự định nghĩa bản thân là một người phụ nữ, một bậc phụ huynh hoặc một người vợ.
Các loại bản dạng trải dài từ chủng tộc, tôn giáo, giới tính, vai trò giới (gender role) đến nghề nghiệp, văn hóa.
Từ identity trong tiếng Anh của nguồn gốc từ tiếng Latinh identitatem - sự đồng nhất, thống nhất.
Nhà tâm lý học Baumeister nhận ra dưới sự tác động của thời đại công nghiệp hóa, con người từ thế kỷ 20 đã không ngừng chất vấn bản thân về những giá trị bên trong họ, như có một bản dạng khác tách biệt với tính cách họ thể hiện trước xã hội.
Từ năm 1940 trở đi, các nhà triết học và khoa học nỗ lực tìm kiếm câu trả lời xác đáng cho vấn đề “bản dạng là gì?”. Cuốn sách “Society and Identity” của Andre J. Weigert chia bản dạng theo 2 phạm vi chính: bản dạng giới (hiện tại), bản dạng trước khi sinh (tương lai) và sau khi qua đời (quá khứ).
Thời đại hội nhập có thể cuốn đi phần nào các giá trị truyền thống, nhưng phong trào cổ phong những năm gần đây đã kịp thời chặn lại dòng chảy này. Từ phục dựng cổ phục, triển lãm lịch sử đến phim điện ảnh, hoạt hình đề tài cổ trang, tất cả đều khiến “bản sắc văn hóa” khoác lên mình những định nghĩa mới.
Ngoài khái niệm quen thuộc “bản sắc văn hóa”, có thể bạn đã từng nghe đến “bản sắc cá nhân” (personal identity) hay “bản dạng giới” (gender identity). Trong đó bản dạng giới (gender identity) là cảm nhận của mỗi người về giới tính bên trong - nam, nữ hoặc phi nhị nguyên giới (non binary).
Trước năm 2010, các thuật ngữ về giới như bản dạng giới, giới tính sinh học, xu hướng tính dục chưa thực sự phổ biến trong cộng đồng. Chỉ tới khi các tổ chức như viện iSEE, trung tâm ICS được thành lập (lần lượt vào năm 2007, 2008), gender identity mới được Việt hóa và được truyền thông mạnh mẽ qua những sự kiện cộng đồng như VietPride - ngày hội tự hào của cộng đồng LGBT+.
Cuối cùng, khi nói về “bản sắc cá nhân”, nhiều người thường nhắc đến identity crisis - “khủng hoảng bản sắc” hay “khủng hoảng căn tính”, một trạng thái ta hoài nghi về điểm mạnh/yếu, tính cách, và về những thứ tạo nên bản thân. Sự trăn trở này thường gặp ở giai đoạn chuyển giao như: người trẻ mới ra trường, người đi làm bế tắc trong công việc, du học sinh tại môi trường mới.
Có 2 dạng “khủng hoảng” mà con người thường đối diện là “khủng hoảng hiện sinh” và “khủng hoảng bản sắc”. Trong khi hiện sinh gắn với ý nghĩa cuộc sống thì bản sắc được cấu thành từ những điều làm nên giá trị bản thân, giống với cách từ điển định nghĩa “bản sắc là màu sắc, tính chất tạo thành đặc điểm chính”.
Trong cộng đồng LGBT+, mặc dù vài người vẫn quen gọi chuyện come out là công khai giới tính thật, nhưng có cách nói khác phù hợp hơn, ấy là công khai bản dạng giới / xu hướng tính dục.
Link nội dung: https://melodious.edu.vn/personal-identity-la-gi-a67985.html