GPA là một khái niệm mà sinh viên ở khắp nơi đều đã rất quen thuộc, đặc biệt đối với những ai có mong muốn “săn” học bổng hoặc đi du học. Trong nội dung dưới đây, SSBM Việt Nam sẽ giải thích cặn kẽ điểm GPA là gì cũng như làm thế nào để tính và quy đổi điểm GPA thật chính xác.
Trước khi tìm hiểu đến cách tính điểm, chúng ta cần nắm được cơ bản GPA là gì. Vậy, GPA là viết tắt của từ gì? GPA, hay nguyên văn là Grade Point Average, ở Việt Nam còn được biết với tên gọi là điểm trung bình tích lũy. Điểm GPA được sử dụng để phản ánh kết quả học tập của một người trong suốt quá trình học tập của người đó, có thể được tính theo học kỳ, năm học hoặc cả một khóa học.
Nhiều người vẫn thường thắc mắc GPA là điểm gì mà được các bạn học sinh, sinh viên quan tâm nhiều đến vậy, đặc biệt đối với những bạn mong muốn được đi du học hoặc đăng ký các chương trình học bổng quốc tế. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu những ý nghĩa mang lại từ điểm GPA là gì nhé.
Đối với quá trình học tập, GPA là một công cụ dùng để thể hiện lại kết quả của một quá trình học tập của người học, từ đó làm cơ sở để đánh giá xếp loại hoặc xét điều kiện tốt nghiệp và các học bổng khuyến khích học tập.
Bên cạnh tầm quan trọng thể hiện ở môi trường học đường, giảng đường trong nước, điểm GPA còn là một trong số các tiêu chí bắt buộc khi xét hồ sơ du học hoặc các học bổng du học. Dựa vào GPA, các trường học ở nước ngoài hoặc đơn vị cấp học bổng sẽ xem xét một người học có đạt được các yêu cầu hay không, bên cạnh nhiều tiêu chí khác.
Xem thêm:
Sau khi đã giới thiệu tổng quát về định nghĩa GPA là điểm gì, nội dung tiếp theo của bài viết sẽ giải đáp thắc mắc về việc người học có thể tính điểm GPA như thế nào hay thang đo của GPA là gì.
Thang đó 4.0 của GPA là gì? GPA theo hệ số 4.0 thường được sử dụng tại những trường đại học, cao đẳng áp dụng chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ, dùng để tính điểm GPA của học kỳ, năm học và điểm trung bình chung tích lũy toàn khóa của sinh viên.
Công thức tính điểm GPA theo thang 4.0:
GPA = Điểm trung bình môn hệ số 4.0 Số tín chỉ / Tổng số tín chỉ hoặc GPA = Điểm trung bình môn hệ số 10 Số tín chỉ / 2.5 Tổng số tín chỉ
Xếp loại học lực theo thang điểm 4.0 được tính như sau:
Ngoài ra, tại một số trường đại học ở Mỹ, nếu người học đăng ký vào các môn học có độ khó cao được xếp ở mức Honor hoặc Advanced Placement, điểm GPA có hệ số sẽ được cộng thêm và tính theo thang 4.5 hoặc 5.0, do đó đôi khi chúng ta có thể thấy một số người học có điểm GPA là 4.1 hoặc cao hơn.
Thang đo hệ số 10 của GPA là gì và khác gì so với thang đó 4.0? Tại Việt Nam và một số quốc gia khác, các trường đại học, cao đẳng vẫn đang áp dụng cách tính điểm GPA theo hệ số 10. Gần giống với thang GPA 4.0, điềm GPA hệ số 10 được tính toán và xếp loại như sau:
GPA = Điểm trung bình môn hệ số 10 Số tín chỉ / Tổng số tín chỉ
Tuy nhiên, một số trường đại học ở Việt Nam có thể điều chỉnh cách thức xếp dựa theo đặc thù và danh tiếng của trường, cũng như áp dụng phương pháp phân loại theo mô hình 7 bậc từ Xuất sắc đến Kém, bao gồm:
Như đã đề cập trước đó, các quốc gia có nền giáo dục khác nhau có thể sẽ áp dụng cách tính điểm GPA cũng khác nhau. Do đó, nội dung tiếp theo sẽ giúp bạn đọc biết được cách quy đổi điểm GPA là gì khi đăng ký hồ sơ du học tại một số quốc gia.
Tại Mỹ, GPA được tính theo thang 4.0. Do đó, học sinh, sinh viên mong muốn tham gia chương trình đào tạo tại quốc gia này có thể tham khảo cách quy đổi điểm GPA sau:
Xếp loại
Việt NamMỹ
Giỏi - Xuất sắc
9.0 - 10.0
3.6 - 4.0
Giỏi
8.0 - dưới 9.03.2 - dưới 3.6
Khá
6.5 - dưới 8.02.5 - dưới 3.2
Trung bình
5.0 - dưới 6.52.0 - dưới 2.5
Yếu Dưới 5.0Dưới 2.0
Để du học đến Mỹ, yêu cầu về điểm GPA là gì? Nếu sinh viên mong muốn du học tại các trường đại học ở Mỹ, điểm GPA tối thiểu cần đạt được là 2.75, và nếu muốn nhận được học bổng thì điểm số này có thể yêu cầu ít nhất 3.6.
Trong khi đó, các trường đại học, cao đẳng tại Anh sử dụng thang đo điểm chữ để đánh giá sinh viên, và có thể được quy đổi tương đương như dưới đây:
Xếp loại
Việt Nam AnhGiỏi - Xuất sắc
8.5 - 10.0 AKhá - Giỏi
8.0 - dưới 8.5 B+Khá
7.0 - dưới 8.0 BTrung bình - Khá
6.5 - dưới 7.0C+
Trung bình 5.5 - dưới 6.5C
Trung bình - Yếu 5.0 - dưới 5.5D+
Yếu 4.0 - dưới 5.0D
Kém (Không đạt) Dưới 4.0F
Tương tự với Mỹ, Canada cũng áp dụng cách tính điểm GPA theo thang 4.0. Vì vậy, các bạn học sinh, sinh viên mong muốn du học tại các trường đại học ở Canada có thể tham khảo cách quy đổi điểm GPA sang thang 4.0 như đối với Mỹ.
Vậy, yêu cầu của Canada về điểm GPA là gì? Hầu hết các trường đại học ở Canada đều yêu cầu điểm GPA quy đổi tối thiểu phải đạt 2.5, tương đương với mức 6.0 - 6.5 ở Việt Nam để xem xét hồ sơ du học.
Hệ thống giáo dục ở Úc áp dụng thang điểm GPA 4.0, có nghĩa là du học sinh Việt Nam có thể quy đổi điểm bằng cách lấy thương hệ số 2.5 cho điểm GPA tại Việt Nam.
Với danh tiếng là một quốc gia có nền giáo dục tốt hàng đầu thế giới, điều kiện để xin học bổng từ các đơn vị tại Úc có phần khó khăn hơn, khi hồ sơ ứng cử cần đạt mức GPA tối thiểu là 2.75 (tương đương từ 7.0 tại Việt Nam), đồng thời cần có các chứng chỉ tiếng Anh được công nhận trên toàn cầu, đơn cử như IELTS từ 6.0 trở lên.
Nội dung tiếp theo trong bài viết này sẽ chỉ ra những điều cần lưu ý khi tính điểm GPA là gì để kết quả tính toán sẽ chính xác nhất.
Trên thực tế, như những nội dung đã chia sẻ trước đó, các quốc gia có nền giáo dục khác nhau sẽ áp dụng hệ thống chấm điểm khác nhau. Không chỉ vậy, trong cùng một quốc gia, các trường đại học cũng có thể điều chỉnh phương pháp xếp loại phù hợp với điều kiện của từng trường.
Chính vì vậy, khi cần thiết phải quy đổi điểm GPA, người học cần tìm hiểu về hệ thống chấm điểm GPA là gì và cách thức xếp loại tại trường đại học ở quốc gia đó.
Ngoài ra, người học cần lưu ý một số sai lầm khi tính điểm GPA như dưới đây để hạn chế sai sót trong kết quả cuối cùng.
Mỗi trường đại học và các chương trình học bổng du học có các yêu cầu khác nhau, bao gồm về điểm GPA và các yêu cầu liên quan như ngôn ngữ, sức khỏe… Vậy nên, trước khi đăng ký vào một bổng hoặc tham gia ứng tuyển vào các trường đại học trên thế giới, người học phải tìm hiểu kỹ về các yêu cầu bắt buộc về GPA là gì để chuẩn bị đáp ứng thật tốt.
Tổng kết lại, qua bài viết trên đây, SSBM Việt Nam mong rằng đã giải đáp cho bạn đọc thắc mắc về GPA là viết tắt của từ gì hay GPA là điểm gì. Nhờ vào hiểu rõ định nghĩa và ý nghĩa của nó, người học có thể tìm hiểu cách tính điểm GPA là gì và quy đổi sang các tiêu chuẩn quốc tế như thế nào để chuẩn bị một hồ sơ du học chỉn chu, phù hợp với định hướng về học tập.
Xem thêm: Tổng hợp các kỹ năng nhà quản trị cần phải có
Link nội dung: https://melodious.edu.vn/xep-loai-gpa-a65390.html