Bất kỳ ai đã từng tìm hiểu về SEO đều biết, việc sắp xếp logic nội dung trên trang web để cả các công cụ tìm kiếm và người dùng có thể hiểu rõ ràng về cách các bài viết kết nối với nhau là điều rất quan trọng. Nhưng làm sao để có thể sắp xếp chúng một cách hợp lý là một điều vô cùng phức tạp. Và cuối cùng, để trả lời cho đáp án trên, SEO Content hub được sinh ra như một sự cứu rỗi của các SEO-er.
Hiện nay, Content hub đang là trào lưu trong các cộng đồng SEO trong nước trong và ngoài nước. Tuy nhiên, có nhiều quan điểm khác nhau về ý nghĩa thực sự của việc xây dựng một content hub cho website là gì. Trong những quan điểm đó, mỗi người có một cách tiếp cận khác nhau về vấn đề này, và Dgm.vn cũng vậy. Chính vì lý do đó, chúng tôi đã viết bài viết này để chia sẻ góc nhìn của mình về câu chuyện trên. Nào, hãy bắt đầu thôi!
Như đã nói ở trên, có rất nhiều quan điểm khác nhau về content hub, cho nên định nghĩa về “content hub” có thể thay đổi tùy thuộc vào người mà bạn đang nói chuyện, nhưng thông thường nó được mô tả như sau:
Content Hub là một loạt các bài viết trên một website nhằm giải quyết nhu cầu của khách hàng mục tiêu ở mỗi bước trong hành trình của họ (Customer Journey). Nó thường tập trung vào một chủ đề trung tâm, hướng dẫn người dùng thông qua các thông tin có liên quan và được tổ chức bằng một cấu trúc rõ ràng.
Tính học thuật là thế, tuy nhiên, bạn chỉ cần hiểu content hub là một cụm các bài viết liên quan đến một chủ đề cụ thể. Ví dụ như khi bạn viết 1 bài về “SEO là gì”, nó sẽ phát sinh ra các bài viết cùng chủ đề như Onpage, Link building, Technical,….
Content hub là một chiến lược đắc lực cho cả người dùng và công cụ tìm kiếm. Nghĩ đơn giản như vầy, nếu bạn là Google, bạn sẽ thích một website với thông tin lung tung, khó tìm kiếm hay một website có đường dẫn rõ ràng từ chủ đề này đến chủ đề khác? Đây là điểm khác biệt giữa 2 dạng website mà Dgm.vn vừa kể trên:
Đây là lý do tại sao Dgm.vn luôn khuyến khích các bạn dành nhiều thời gian hơn cho việc tổ chức lại cấu trúc website của mình.
Classic Hub and Spoke là một kiểu content hub phổ biến nhất, trong đó trang chủ của content hub (hub) là trang tập trung chính để giới thiệu chủ đề và các liên kết đến các chủ đề con (spoke) khác trong content hub. Các chủ đề con đó là các bài viết được tạo riêng trên website, tập trung vào các chủ đề cụ thể liên quan đến chủ đề chính của content hub.
Ví dụ, nếu content hub của bạn tập trung vào chủ đề du lịch, trang chủ của bạn sẽ cung cấp một tổng quan về du lịch và chứa các liên kết đến các chủ đề con như điểm đến du lịch, khách sạn, nhà hàng, v.v.
Ngoài ra, mô hình hub and spoke content hub thường được sử dụng khi phần lớn nội dung của bạn là evergreen, có nghĩa là nội dung đó không bị lỗi thời và vẫn còn hữu ích sau một khoảng thời gian dài.
Content library - thư viện nội dung là một phiên bản phức tạp hơn của mô hình hub and spoke phía trên. Nó hoạt động bằng cách liệt kê các danh mục chủ đề khác nhau trên hub của bạn, sau đó liên kết đến các spoke của chúng. Từ đó, người đọc có thể truy cập vào các bài viết dễ dàng.
Nếu bạn đăng tải nội dung trên nhiều danh mục khác nhau (Thường thấy trên các blog hoặc các trang báo), thì định dạng Content library không chỉ giúp bạn tổ chức content hub một cách hiệu quả mà còn giúp người dùng tìm thấy những gì họ cần.
Ưu điểm của mô hình Content library là cho phép bạn tổ chức một lượng lớn nội dung trên nhiều danh mục một cách dễ dàng để người dùng của bạn có thể tìm kiếm thông tin một cách thuận tiện. Nó cũng cho phép bạn thể hiện kiến thức của mình về một chủ đề cụ thể bằng cách liên kết đến nhiều bài viết liên quan.
Tuy nhiên, mô hình Content library phức tạp hơn rất nhiều so với mô hình hub and spoke. Nó đòi hỏi bạn phải có kế hoạch và suy nghĩ cẩn thận về cách phân loại và tổ chức content trên website của mình, cũng như phải đảm bảo rằng người dùng có thể tìm thấy tất cả những gì họ cần.
Topic gateway tập trung vào một chủ đề cụ thể. Thông thường, trang hub hoạt động như một bản tóm tắt dài về chủ đề. Sau đó, hub liên kết đến nhiều bài viết hỗ trợ khác nhau, tất cả đều tập trung vào các spoke cụ thể hơn.
Theo cách này, sẽ không có sự khác biệt nhiều lắm giữa một topic gateway và một bài viết loại how to (Cách tối ưu X, Hướng dẫn cách X,…). Lý do là vì bạn phải bổ nhỏ từng phần ra để viết chi tiết hơn về chủ đề đó.
Topic gateway là một mô hình Content hub lý tưởng nếu bạn muốn viết các dạng bài liên quan đến giảng dạy, how to cho người mới bắt đầu về một chủ đề mới.
Content Database thường hoạt động tốt cho các thư mục hoặc từ điển, thuật ngữ, nơi mà bạn có một số lượng lớn các bài viết không thể liệt kê trong một bài viết hoặc trên một trang hub truyền thống được.
Điều này dễ hiểu thôi, ví dụ như bạn làm về 1 website như Wikipedia hay một website về từ điển Anh - Việt, bạn có thể nhóm nó thành một cụm content hub bao gồm tất cả các bài liên quan được không? Cho nên, database sẽ giúp người dùng có thể tự tìm kiếm và lọc ra thứ họ cần tìm một cách dễ dàng.
Topic Matrix được thiết kế để phù hợp với cách bạn thiết lập cấu trúc website và URL. Nó ưu tiên cho việc điều hướng rõ ràng hơn là tính thẩm mỹ. Vì vậy, nó hoạt động rất tốt cho các từ khóa thông tin.
Topic Matrix không được sử dụng thường xuyên, vì nó có thể hơi quá tải về mặt hình ảnh (vì người dùng nhìn vô sẽ bị ngợp khi có quá nhiều link nội bộ trong một bài viết). Tuy nhiên, đây là một lựa chọn tốt nếu nội dung của bạn cần được phân loại theo một cách rất cụ thể.
Khi bạn tối ưu và sử dụng content hub đúng, bạn có thể dễ dàng nhận ra ngay những lợi ích mà nó mang lại cho website mình. Cụ thể, nó sẽ đem lại những lợi ích cơ bản sau:
Cải thiện thứ hạng vị trí từ khóa là ưu điểm dễ dàng nhận ra nhất. Tuy nhiên, nó sẽ không chỉ đưa một bài lên top mà là mó sẽ giúp bạn lên top các từ khóa trong cả 1 cụm chủ đề luôn.
Tạo ra nhiều hơn các cơ hội bán hàng và tiếp cận khách hàng tiềm năng: Content hub yêu cầu chiến lược content và marketing tốt để hoạt động. Vì thế, khi sử dụng content hub đúng cách, bạn hoàn toàn có thể x2, x3 lần doanh số hay khách hàng tiềm năng mà không mất thêm bất kỳ chi phí nào khác.
Phân biệt mình với đối thủ cạnh tranh: Khi bạn làm SEO, bạn sẽ nhận ra vấn đề là, ngày càng khó để phân biệt các trang bán hàng trực tuyến, bởi vì cơ bản họ đều sẽ áp dụng một công thức y như nhau. Tuy nhiên,content vẫn là một cách để có thể tách biệt mình ra khỏi vòng lặp vô tận này. Vì sao lại như thế? Cơ bản. việc bạn chọn website để bán hàng, thì content là thứ gần như là duy nhất bạn đưa đến cho khách hàng. Cho nên, việc nền tảng content tốt thì hoàn toàn có thể khiến mình trở nên nổi bật và khác biệt trong số các website kia.
Bước 1: Xác định chủ đề
Khi tạo một content hub, chúng tôi khuyên bạn nên chọn một chủ đề tổng quát để có thể khai thác triệt để, nhưng nó phải chưa được phủ sóng nhiều trên trang web hiện tại của bạn. Vì nếu số lượng bài viết cho topic đã có khá nhiều, việc bạn bị dupicate nội dung là điều gần như là hiển nhiên.
Chủ đề bạn chọn nên có liên quan đến thương hiệu và lĩnh vực của website để bạn có thể thêm Call-to-Action (CTA) một cách dễ dàng, tăng tỷ lệ chuyển đổi cho doanh nghiệp. Chủ đề này nên có đủ search volume để đảm bảo rằng sẽ có người dùng tìm kiếm các biến thể và spoke của chủ đề này. Nếu bạn chọn các chủ đề ngách, việc tổ chức nội dung sẽ rất khó khăn.
Bước 2: Nghiên cứu từ khóa
Bây giờ bạn đã có chủ đề của mình, giờ là lúc cần tiến hành nghiên cứu từ khóa. Bạn nên sử dụng các công cụ từ khóa như SEMRush, Ahrefs hay AnswerthePublic để lấy danh sách từ khóa chuẩn cho chủ đề của bạn.
Hãy xem các từ khóa đã có của website bạn đang xếp hạng cũng như các từ khóa mà đối thủ đang xếp hạng trong chủ đề này. Nếu trang web của bạn chạy quảng cáo PPC, hãy xem Search Query Report trong Google Adword để xem các từ khóa được tìm nhiều nhất trong chủ đề của bạn đã chuyển đổi trong năm qua.
Bước 3: Phân loại từ khóa
Sau khi nghiên cứu xong từ khóa của bạn, bây giờ bạn cần tổng hợp tất cả các dữ liệu đó lại để xem toàn cảnh chủ đề đó như thế nào. Đây mới là lúc thú vị bắt đầu - phân tích keyword landscape để hiểu cách mà người ta thường tìm kiếm để tìm câu trả lời và kết quả trên SERP.
Một tips nhỏ cho bạn: Hãy bắt đầu bằng cách phân loại các từ khóa có search intent tương tự nhau thành các nhóm và sau đó nhóm tiếp các thuật ngữ liên quan lại với nhau nếu có ý nghĩa. Xác định xem rằng liệu hub có thể chứa nhiều spoke trong danh mục đó không.
Bước 4: SERP Landscape
Khi tạo một content hub, bạn không những phải hiểu những gì mà người ta đang tìm kiếm mà còn cách họ muốn nhận thông tin đó là gì? Đó có phải đó là một video, một bài đăng blog hay một bài viết long form?
Đây là những thông tin quan trọng sẽ định hình content mà chúng ta xây dựng. Đương nhiên là không ai muốn đầu tư tài nguyên vào việc xây dựng một bài viết chi tiết 10k chữ trong khi Google lại đề xuất cho người dùng các kết quả ở dạng video đúng không nào?
Bước 5: Topic Authority
Trước khi xác định cấu trúc cho một digital content hub, quan trọng là phải hiểu cách các chủ đề phụ khác nhau xếp hạng về authority. Dgm.vn khuyên bạn nên xem xét cách đối thủ xây dựng cấu trúc phân cấp. Ngay cả các trang web như Wikipedia và Wikihow cũng có thể giúp bạn hiểu cấu trúc cơ bản của các chủ đề phụ.
Bước 6: Tối ưu hóa cấu trúc URL
Đối với việc này, bạn nên lồng các URL của chủ đề phụ vào URL của chủ đề chính và tuân theo một mẫu nhất định trên mỗi cấp độ trang. Điều này cũng là cách tốt nhất để kết hợp các từ khóa ưu tiên vào URL.
Ví dụ: www.dgm.vn/onpage
www.dgm.vn/onpage/content-hub
Bước 7: Lên kế hoạch cho search intent
Chúng ta luôn muốn đặt mình vào vị trí của người dùng và đương nhiên content hub cũng không phải là ngoại lệ. Đối với mỗi bài viết mà bạn chuẩn bị tạo ra, hãy dừng lại và suy nghĩ rằng, bài viết này này cung cấp giá trị gì cho người dùng?
Chúng ta muốn đáp ứng nhu cầu của người tìm kiếm khi họ gõ truy vấn vào Google, nhưng cũng cần đưa ra những bước tiếp theo sau khi nhu cầu đó được đáp ứng. Tùy thuộc vào giai đoạn trong quá trình tiếp cận, bước tiếp theo có thể là “xem nội dung liên quan” hoặc “mua sản phẩm”. Chìa khóa là hiểu rõ ý định của người tìm kiếm khi đến trang đó.
Ví dụ: dgm.vn/seo
Search intent: Tìm hiểu về SEO
dgm.vn/seo/dich-vu-seo
Search intent: tìm dịch vụ SEO
dgm.vn/seo/dich-vu-seo/backlink
Search intent: Mua backlink
Bước 8: Tiếp tục tối ưu hóa và xây dựng
Sau khi bạn đã xuất bản content hub cho người dùng, tuy nhiên công việc vẫn chưa kết thúc! Bạn phải tiếp tục tối ưu hóa onpage, offpage dựa trên sự thay đổi của thuật toán tìm kiếm và nghiên cứu từ khóa cho các chủ đề mới.
Có một mẹo mà Dgm.vn có thể chia sẻ, trong khi content hub của bạn đang xây dựng authority từ organic traffic, bạn nên quảng bá nội dung này thông qua các kênh khác như PPC, social và Email để gia tăng traffic đổ về.
Sau khi đã biết cách tạo, việc tiếp theo bạn cần là phải biết tối ưu chúng. Dưới đây là một vài cách tối ưu hóa content hub hiệu quả được dgm.vn thử nghiệm nhiều lần và đã thành công.
Xây dựng authority
Như đã nói ở trên, authority mà một chỉ số quan trọng trong việc tối ưu hóa content. Bạn hãy liên kết các hub từ thanh điều hướng chính, để cho Google biết tầm quan trọng của hub đó đối với website của bạn. Tốt nhất là tránh đặt content hub vào nhiều sub-folders, vì nếu bạn muốn duy trì tầm quan trọng của hub, bạn cần phải giữ cho URL gần trang chủ nhất có thể.
Liên kết nội bộ một cách có chủ đích
Việc liên kết nội bộ là một chiến lược giúp người dùng từ các bài này chuyển qua các bài liên quan khác trong cùng một content hub. Còn đối với hub, bạn nên liên kết nó đến các bài viết có tầm quan trọng khác trên trang web, chẳng hạn như trang chủ hoặc các trang đích khác có khả năng hiển thị cao.
Tối ưu hóa trang chính
Hãy đảm bảo rằng hub thực sự hữu ích cho người dùng chứ không chỉ là một trang để liên kết các bài viết cùng chủ đề với nội dung sâu hơn của hub. Vì vậy, Dgm.vn hay nói vui rằng hub giống như một tấm menu ở quán ăn vậy.
Sử dụng Long-Form Content Skimmable
Ở thời đại này, chúng ta không thể mong đợi người dùng đọc từng từ một trong một bài viết với nội dung cực kỳ dài. Vì vậy, bạn nên chia nhỏ nội dung long-form thành các bài viết nhỏ hơn và điều hướng trong bài dài luôn.
Ngoài ra, việc H2 được tối ưu hóa và các bullet list có thể làm cho nội dung dày đặc dễ dàng được Google quét qua, giúp người dùng tìm kiếm thông tin nhanh hơn.
Hiểu rõ người dùng của bạn
Google liên tục cập nhật thuật toán để có thể cung cấp nội dung mà người dùng cảm thấy hữu ích nhất. Vì vậy, tại sao bạn không tiến lên trước về các cập nhật thuật toán và trực tiếp hỏi khách hàng của mình để tìm hiểu nội dung mà họ đang tìm kiếm?
Hãy tìm hiểu đối tượng mục tiêu của mình về: sở thích nội dung của họ, nơi họ truy cập, các paint point, v.v. Càng hiểu rõ đối tượng mục tiêu của mình, bạn sẽ càng làm tốt hơn trong việc tạo ra nội dung để đáp ứng nhu cầu của họ.
1. Lợi ích của việc sử dụng Content Hub trong chiến lược SEO là gì?
- Tăng khả năng tìm kiếm: Content Hub tạo ra một trung tâm thông tin liên quan đến một chủ đề cụ thể, giúp tăng khả năng xuất hiện trong kết quả tìm kiếm và cải thiện vị trí của trang web trên các công cụ tìm kiếm. - Tăng tương tác và thời gian truy cập: Content Hub cung cấp cho người dùng nhiều nội dung liên quan và giá trị, tạo điều kiện thuận lợi cho tương tác và kéo dài thời gian truy cập trên trang web. - Xây dựng uy tín và chuyên môn: Content Hub cho phép tập trung vào một chủ đề cụ thể, giúp xây dựng uy tín và định vị bản thân là một nguồn thông tin chuyên môn trong lĩnh vực đó.
2. Các bước cơ bản để tạo một Content Hub hiệu quả bao gồm những gì?
- Xác định chủ đề: Chọn một chủ đề cụ thể và có liên quan đến ngành, lĩnh vực hoặc sản phẩm của bạn. - Nghiên cứu từ khóa: Tìm hiểu từ khóa phù hợp với chủ đề và tập trung vào những từ khóa có khả năng tìm kiếm cao. - Tạo nội dung liên quan: Tạo nội dung chất lượng và thú vị xung quanh chủ đề, bao gồm bài viết, bài blog, video, hình ảnh và tài liệu tải về. - Tạo liên kết nội bộ: Liên kết giữa các bài viết, bài blog và tài liệu trong Content Hub để tạo một mạng lưới liên kết nội bộ mạnh mẽ. - Quảng bá và chia sẻ: Chia sẻ nội dung từ Content Hub thông qua các kênh quảng bá như mạng xã hội, email marketing và tài khoản blog khác.
3. Làm thế nào để đảm bảo Content Hub tuân thủ nguyên tắc E-A-T của Google?
Để đảm bảo Content Hub tuân thủ nguyên tắc E-A-T của Google, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau: - Khẳng định chuyên môn: Cung cấp thông tin chính xác, đáng tin cậy và có giá trị từ các nguồn đáng tin cậy để xây dựng uy tín và chuyên môn. - Xác minh tác giả: Đảm bảo rằng tác giả nội dung có đủ kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực tương ứng, và cung cấp thông tin về tác giả để xác minh tính uy tín. - Tạo liên kết với nguồn tin đáng tin cậy: Liên kết đến các nguồn tin đáng tin cậy, như các trang web có uy tín cao hoặc các tài liệu nghiên cứu chính thống để xác minh thông tin trong nội dung. - Tạo nội dung chất lượng: Cung cấp nội dung chất lượng, hữu ích và đáng tin cậy, đồng thời đảm bảo rằng nội dung đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của người dùng.
Content hub vẫn luôn là một trong những kỹ năng onpage mà Dgm.vn cho rằng cực kỳ để khó thực hiện. Từ khâu nghiên cứu từ khóa, lên chủ đề, cho đến việc đi liên kết nội bộ,… Nó sẽ tiêu tốn của chúng ta rất nhiều chất xám, thời gian và công sức. Tuy nhiên, khi thành công, nó cũng trả lại cho chúng ta những thứ mà SEO-er luôn mong muốn: thứ hạng và traffic.
Vậy nên, hãy tối ưu hóa content hub một cách thật hoàn hảo, tránh các lỗi không cần thiết. Đây cũng là kết thúc cho bài viết này. Xin chào và hẹn gặp lại trong các bài viết tiếp theo!
Link nội dung: https://melodious.edu.vn/content-hub-la-gi-a65310.html