Với bộ 3 đề thi Lịch Sử và Địa Lí 8 Giữa kì 2 Chân trời sáng tạo năm 2024 có đáp án và ma trận được biên soạn và chọn lọc từ đề thi Lịch Sử và Địa Lí 8 của các trường THCS trên cả nước sẽ giúp học sinh lớp 8 ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Giữa học kì 2 Lịch Sử và Địa Lí 8.
Xem thử
Chỉ từ 50k mua trọn bộ Đề thi Giữa kì 2 Lịch Sử và Địa Lí 8 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết:
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 2 - Chân trời sáng tạo
Năm học 2024 - 2025
Môn: Lịch Sử và Địa Lí 8
Thời gian làm bài: phút
(Đề số 1)
A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)
I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau đây:
Câu 1. Quan sát bức ảnh sau và cho biết: những nhà khoa học nào đã tìm ra năng lượng phóng xạ vào năm 1898?
A. G. Men-đen và Pi-e Quy-ri.
B. Pi-e Quy-ri và Ma-ri Qui-ri.
C. Đ.I. Men-đê-lê-ép và Ma-ri Qui-ri.
D. Ma-ri Qui-ri và Sác-lơ Đác-uy.
Câu 2. Sự phát triển của văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX không mang lại tác động nào dưới đây?
A. Hình thành quan điểm tư tưởng của tầng lớp tư sản.
B. Phản ánh mặt trái của chủ nghĩa tư bản, bênh vực người nghèo.
C. Ca ngợi chủ nghĩa tư bản, bảo vệ quyền lợi của những người giàu có.
D. Tác động trực tiếp đến cuộc đấu tranh chống áp bức của người lao động.
Câu 3. Năm 1911, Trung Quốc Đồng minh hội đã lãnh đạo nhân dân Trung Quốc tiến hành cuộc cách mạng nào?
A. Cách mạng Tân Hợi.
B. Cách mạng tháng Mười.
C. Cách mạng tháng Tám.
D. Cách mạng nhung.
Câu 4. Nội dung nào không phản ánh đúng nguyên nhân thúc đẩy các nước phương Tây xâm lược Trung Quốc?
A. Chế độ phong kiến Mãn Thanh lâm vào tình trạng khủng hoảng.
B. Trung Quốc giàu tài nguyên, dân số đông, thị trường tiêu thụ rộng.
C. Nhà Thanh đốt thuốc phiện của thương nhân các nước phương Tây.
D. Nhu cầu cao của các nước phương Tây về vốn, nhân công, thị trường.
Câu 5. Nội dung nào không phản ánh đúng những chính sách cải cách của Thiên hoàng Minh Trị trên lĩnh vực kinh tế?
A. Thống nhất tiền tệ và thị trường.
B. Cho phép mua bán ruộng đất.
C. Xây dựng đường xá, cầu cống.
D. Kìm hãm kinh tế tư bản chủ nghĩa.
Câu 6. Ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản đầu thế kỉ XX là gì?
A. Đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân.
B. Đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.
C. Bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản.
D. Giúp các nước châu Á bảo vệ độc lập.
Câu 7. Trong những năm 1905 - 1911, Đảng Quốc đại đã lãnh đạo nhân dân Ấn Độ thực hiện cuộc đấu tranh nào dưới đây?
A. Khởi nghĩa Xi-pay.
B. Phong trào bất bạo động.
C. Đấu tranh chống chia cắt xứ Ben-gan.
D. Phong trào Thái bình Thiên quốc.
Câu 8. Trong quá trình cai trị Ấn Độ, thực dân Anh không thực hiện chính sách nào dưới đây?
A. Khơi sâu sự cách biệt về chủng tộc, tôn giáo.
B. “Ngu dân”, khuyến khích những tập quán lạc hậu.
C. Vơ vét nguồn nguyên liệu, bóc lột nhân công.
D. Áp đặt và củng cố quyền cai trị gián tiếp ở Ấn Độ.
Câu 9. Cuộc đấu tranh chống Pháp tiêu biểu của nhân dân Lào trong những năm 1901 - 1937 là
A. Khởi nghĩa của Ong Kẹo.
B. Khởi nghĩa của Pha-ca-đuốc.
C. Khởi nghĩa của A-cha-xoa.
D. Khởi nghĩa của Si-vô-tha.
Câu 10. Nhận xét nào dưới đây không đúng về phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX?
A. Diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau.
B. Có sự tham gia của nhiều tầng lớp xã hội.
C. Lật đổ ách cai trị của thực dân phương Tây.
D. Diễn ra sôi nổi nhưng cuối cùng thất bại.
Câu 11. Một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của thi hào Nguyễn Du là
A. “Cung oán ngâm khúc”.
B. “Chinh phụ ngâm khúc”.
C. “Đoạn trường tân thanh”.
D. “Phủ biên tạp lục”.
Câu 12. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng các chính sách, biện pháp khuyến khích sản xuất nông nghiệp của nhà Nguyễn?
A. Khuyến khích nhân dân khẩn hoang.
B. Chia ruộng đất theo chế độ quân điền.
C. Thực hiện chính sách doanh điền.
D. Đào nhiều sông ngòi, kênh rạch.
II. Tự luận (2,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
a) Hãy mô tả quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của nhà Nguyễn.
b) Quá trình thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của các vua nhà Nguyễn ngày xưa có giá trị như thế nào đối với công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo của quốc gia Việt Nam ngày nay?
B. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ
I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau đây:
Câu 1. Đất feralit hình thành trên đá vôi phân bố ở khu vực nào dưới đây?
A. Tây Nguyên.
B. Đông Nam Bộ.
C. Đông Bắc.
D. Đồng bằng sông Hồng.
Câu 2. Đất feralit hình thành trên đá badan phân bố ở khu vực nào dưới đây?
A. Tây Nguyên.
B. Tây Bắc.
C. Đông Bắc.
D. Đồng bằng sông Hồng.
Câu 3. Đất phù sa ở đồng bằng sông Hồng có đặc điểm nào sau đây?
A. Đất phù sa ngọt có độ phì cao, tơi xốp.
B. Đất phèn nghèo dinh dưỡng, đất chặt.
C. Ít chua, tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng.
D. Độ phì thấp, nhiều cát, ít phù sa sông.
Câu 4. Đất mùn núi cao phân bố rải rác ở các khu vực núi có độ cao từ:
A. 1400 - 1500m trở lên.
B. 1500 - 1600m trở lên.
C. 1600 - 1700m trở lên.
D. 1700 - 1800m trở lên.
Câu 5. Đất phèn có đặc điểm nào sau đây?
A. Giàu dinh dưỡng, nghèo mùn.
B. Đất bị chua, nghèo dinh dưỡng.
C. Nhiều cát biển, phù sa tơi xốp.
D. Có màu nâu, tơi xốp và ít chua.
Câu 6. Đất phù sa sông không có đặc điểm nào sau đây?
A. Ít chua, tơi xốp.
B. Giàu dinh dưỡng.
C. Đất có màu nâu.
D. Đất bị chua nhiều.
Câu 7. Khu vực nào sau đây không phải nơi thuận lợi để nuôi trồng thủy sản?
A. Ở các bãi triều.
B. Vùng cửa sông.
C. Bãi biển quanh đảo.
D. Khu vực ngập mặn.
Câu 8. Đất phù sa có giá trị sử dụng nào dưới đây?
A. Trồng cây công nghiệp lâu năm.
B. Phát triển rừng sản xuất.
C. Phát triển đồng cỏ để chăn nuôi gia súc lớn.
D. Trồng lúa và cây lương thực khác.
Câu 9. Trong hệ sinh thái tự nhiên trên cạn, hệ sinh thái nào sau đây chiếm diện tích lớn nhất?
A. Rừng kín thường xanh.
B. Rừng nhiệt đới gió mùa.
C. Rừng ôn đới trên núi.
D. Rừng tre nứa, trảng cỏ.
Câu 10. Dải đất bãi bồi ven biển là môi trường sống thuận lợi cho hệ sinh thái nào sau đây?
A. Rừng ngập mặn.
B. Rừng thưa rụng lá.
C. Rừng ôn đới.
D. Rừng tre nứa.
Câu 11. Rừng nhiệt đới gió mùa không bao gồm:
A. Rừng kín thường xanh.
B. Rừng thưa.
C. Rừng ngập mặn.
D. Rừng trên núi đá vôi.
Câu 12. Biểu hiện của sự suy giảm về số lượng cá thể và loài sinh vật là
A. Nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng.
B. Phạm vi phân bố loài tăng nhanh.
C. Nhiều hệ sinh thái rừng bị phá hủy.
D. Xuất hiện nhiều loài mới do lai tạo.
II. Tự luận (2,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Em hãy chứng minh sinh vật nước ta đa dạng về: thành phần loài, nguồn gen di truyền và hệ sinh thái.
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM
A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)
I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)
Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm
1-B
2-C
3-A
4-C
5-D
6-B
7-C
8-D
9-A
10-C
11-C
12-B
II. Tự luận (2,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
♦ Yêu cầu a) Mô tả quá trình thực thi chủ quyền….
- Tiếp nối chính quyền chúa Nguyễn và nhà Tây Sơn, nhà Nguyễn tiếp tục đẩy mạnh việc thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, thông qua những hoạt động cụ thể, như:
+ Đặt hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong cơ cấu hành chính của Việt Nam.
+ Năm 1803, vua Gia Long cho tái lập lại hai hải đội Hoàng Sa và Bắc Hải, biên chế nằm trong lực lượng quân đội, với nhiệm vụ thực thi chủ quyền của Việt Nam trên cả hai quần đảo này.
+ Năm 1816, vua Gia Long lệnh cho thuỷ quân và đội Hoàng Sa đi thuyền ra Hoàng Sa để xem xét, đo đạc thuỷ trình và cắm cờ xác nhận chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
+ Dưới thời vua Minh Mạng: việc đo đạc kết hợp với vẽ bản đồ được nhà nước quan tâm thực hiện, nhà vua đã cho dựng miếu thờ và trồng cây xanh ở quần đảo Hoàng Sa,...
+ Năm 1838, Quốc sử quán triều Nguyễn đã cho vẽ bản đồ Đại Nam nhất thống toàn đồ thể hiện quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam.
♦ Yêu cầu b) Ý nghĩa: Quá trình thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của các vua nhà Nguyễn đã góp phần tạo cơ sở lịch sử vững chắc cho hoạt động đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
B. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ
I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)
Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm
1- C
2- B
3- C
4- C
5- B
6- D
7- C
8- D
9- B
10- A
11- C
12- A
II. Tự luận (2,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm).
- Thành phần loài: Nước ta có 50 000 loài sinh vật, trong đó có 20 000 loài thực vật; 10 500 loài động vật trên cạn. Ngoài ra, còn có động vật dưới biển và vi sinh vật,…
- Nguồn gen di truyền: Trong mỗi loài lại có số lượng cá thể lớn, tạo nên sự đa dạng của nguồn gen di truyền.
- Hệ sinh thái:
+ Hệ sinh thái trên cạn: có các hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa (như rừng kín thường xanh, rừng thưa, rừng tre nứa,…); rừng ôn đới trên núi, cây bụi,
+ Hệ sinh thái tự nhiên dưới nước bao gồm: nước mặn và nước ngọt.
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 8 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu trả phí đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thử
Tham khảo đề thi Lịch Sử và Địa Lí 8 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác:
Đề thi Giữa kì 1 Lịch Sử và Địa Lí 8 Chân trời sáng tạo (có đáp án)
Đề thi Học kì 1 Lịch Sử và Địa Lí 8 Chân trời sáng tạo (có đáp án)
Đề thi Học kì 2 Lịch Sử và Địa Lí 8 Chân trời sáng tạo (có đáp án)
Xem thêm đề thi lớp 8 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác:
Link nội dung: https://melodious.edu.vn/de-thi-giua-ki-2-su-8-a65275.html