Cận thị là một trong những tật khúc được mắc nhiều nhất hiện nay. Chính vì vậy, nhiều người luôn thắc mắc về cách đo mắt cận tại nhà sẽ như thế nào, các dụng cụ và những lưu ý cần biết. Vậy hãy cùng Hikari tìm hiểu chúng qua bài viết dưới đây nhé!
Cận thị là một trong những tật khúc xạ của mắt, khiến mắt chỉ có thể nhìn rõ các vật ở gần và mờ dần khi nhìn xa.
Hầu hết các đối tượng bị cận thị là trẻ em và học sinh, sinh viên.
Yếu tố di truyền hoặc môi trường, thói quen không lành mạnh là hai nguyên nhân chính gây tật cận thị.
Độ cận thị là thông số để đánh giá mức độ cận thị nặng hay nhẹ, từ đó có thể đưa ra các biện pháp cải thiện thị lực phù hợp,
Diop (ký hiệu: D) là đơn vị đo độ cong của thủy tinh thể hoặc của thấu kính được sử dụng để giúp mắt nhìn rõ hơn.
Chỉ số Diop càng lớn thì tình trạng cận thị càng nặng và độ dày của thấu kính càng tăng.
Nếu trên bề mặt thấu kính có ghi ký ký hiệu là -D thì có nghĩa là tật cận thị, +D là tật viễn thị.
Để xác định chính xác bản thân có bị cận thị hay không, bạn cần đi khám và đo mắt cận.
Việc đo mắt cận thường được thực hiện tại các cơ sở y tế nhãn khoa, có sự chỉ dẫn của các bác sĩ chuyên môn và máy đo thị lực chuyên dụng.
Một vài người sẽ tự đo tại nhà bằng bảng đo thị lực hoặc sử dụng các app online.
Tuy phương pháp này trông có vè đơn giản, giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc, nhưng sẽ không mang lại kết quả có độ chính xác tuyệt đối.
Vì vậy, dù đo tại nhà thì bạn vẫn nên tới các cơ sở chuyên khoa để xác định đúng độ cận và cắt kính phù hợp.
Sử dụng bảng đo là cách thông dụng nhất khi đo độ cận thị.
Người cần đo mắt cận thị sẽ ngồi trước bảng đo với khoảng cách nhất định, sau đó một người khác sẽ chỉ vào bảng, người cần đo sẽ che 1 bên mắt và đọc các ký tự trên bảng theo yêu cầu của người chỉ dẫn.
Có nhiều bảng đo thị lực, một số loại được sử dụng phổ biến và thường thấy nhất bao gồm:
Tùy theo bảng đo thị lực nào được sử dụng mà sẽ có các phương pháp tính độ cận thị khác nhau.
Cách đo độ cận thị của mắt sẽ dựa vào hai điểm: điểm cực cận và điểm cực viễn, mắt người bệnh sẽ nhìn thấy rõ ảnh của vật trong khoảng cách của hai điểm này.
Những người không mắt các tật khúc xạ sẽ có điểm cực viễn là vô cực.
Vì vậy, người bị tật cận thị cần mang kính để điều chỉnh điểm cực viễn về vô cực như người bình thường.
Sự tương quan giữa độ cận và điểm cực viễn là như sau:
Độ cận thị = 100 / khoảng cách (cm)
Ví dụ: Khoảng cách nhìn rõ là 40 cm thì độ cận thị = 100 / 40 = 2.5 độ.
Những kết quả khi đo mắt cận bằng bảng chữ cái cho biết bạn có thể đọc được bao nhiêu ký tự trên tổng 10 hàng.
Ví dụ: khi bạn đọc được 5 hàng thì kết quả sẽ là 5/10, đọc được 7 hàng sẽ 7/10.
Các kết quả trên không cho bạn biết chính xác độ cận thị của bạn.
Tuy nhiên nó có sự liên quan mật thiết tới độ cận thị, đô cận càng cao thì thị lực càng giảm dẫn đến các kết quả sẽ nhỏ dần.
Mức độ cận thị sẽ tương ứng với một khoảng thị lực, cụ thể:
Cách quy đổi độ cận trên chỉ ở mức tương đối, không chính xác 100%.
Để đảm bảo an toàn hoặc xác định chính xác độ cận thị, bạn nên đến các cơ sở y tế nhãn khoa để được thăm khám và tư vấn.
Dựa vào chỉ số độ cận thị (Diop) được xác định bằng máy đo chuyên dụng, bạn có thể phân loại mức độ cận thị.
Tùy vào mức độ nặng hay nhẹ, các bác sĩ sẽ có các phương pháp điều chỉnh khác nhau.
Sự tương quan giữa độ cân thì và mức độ nặng nhẹ là như sau:
Lưu ý:
Bạn chắc chắn sẽ cảm thấy bối rối khi không biết làm thế nào để đo độ cận thị của mình một cách chính xác.
Vì vậy, phương pháp này cần 2 người thực hiện, 1 người cần đo độ cận và 1 người hỗ trợ.
Bước 1: Để tiến hành đo, bạn cần dùng một tay che mắt, tay còn lại sẽ giữ một đầu sợi dây ngang tầm với mũi, cách mũi 1 cm.
Bước 2: Người hỗ trợ sẽ dùng một tay căng dây, tay kia sẽ di chuyển tờ giấy từ gần đến xa từ từ trên sợi dây để xác định điểm cực cận và điểm cực viễn của mắt. Khi kéo tờ giấy ra xa, hãy yêu cầu người kia đọc to chữ trên tờ giấy, sau đó xác định khoảng cách xa nhất mà người kia có thể thấy rõ được và đánh dấu lại.
Bước 3: Sau khi đã tiến hành xong một bên mắt, thư giẵn 3 phút trước khi đo mắt còn lại. Cách thực hiện cũng tương tự như trên, chỉ cần đánh dấu bằng màu mực khác để phân biệt số độ cận giữa mắt trái và phải.
Nhìn chung, phương pháp đo độ cận tại nhà chỉ mang tính chất tham khảo.
Nếu bạn muốn biết chính xác độ cận của mình là bao nhiêu, thì bạn nên đến các cơ sơ y tế nhãn khoa hoặc các bệnh viện mắt.
Ngoài ra, việc theo dõi thị lực đều đặn và đo mắt cận theo sự hướng dẫn của bác sĩ sẽ giúp bạn duy trì thị lực, phát hiện sớm các vấn đề liên quan tới bệnh lý về mắt.
Từ đó, có thể có các biện pháp khắc phục và điều trị kịp thời.
Qua bài viết trên, Hikari đã chỉ bạn phương pháp và những lưu ý khi đo độ cận thị tại nhà. Nếu bạn đang gặp vấn đề liên quan tới thị lực như cận thị hoặc cần tư vấn về các tật khúc xạ khác, hãy liên hệ với chúng tôi để được thăm khám và điều trị bởi đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao và có nhiều năm trong ngành nhãn khoa.
Source:
https://caraslens.com/how-to-measure-your-prescription-at-home
https://www.aao.org/eye-health/tips-prevention/home-eye-test-children-adults
https://medlineplus.gov/ency/article/003446.htm
Link nội dung: https://melodious.edu.vn/cach-do-mat-a65083.html