Ăn dứa sảy thai hay không là câu hỏi khiến nhiều mẹ bầu băn khoăn. Cùng tìm hiểu chi tiết thực hư vấn đề ăn dứa sảy thai, ăn dứa như thế nào đúng cách và điểm danh những loại thực phẩm mẹ bầu nên tránh khi mang thai trong bài viết dưới đây.
Bà bầu ăn dứa sảy thai có phải không?
Dứa là loại quả có hàm lượng vitamin C cao giúp tăng đề kháng và hệ miễn dịch cho con người. Đây còn là loại quả tuyệt vời với chất bromelain giúp giảm cảm giác đau họng và khó chịu khi cảm lạnh. Hàm lượng mangan trong dứa cũng là hoạt chất rất cần thiết cho cơ thể giúp xương chắc khỏe, hỗ trợ sự hình thành hệ xương cho thai nhi.
Tuy nhiên, theo quan niệm dân gian cho rằng ăn dứa có thể gây sảy thai, vì vậy có rất nhiều thắc mắc như bầu 38 tuần ăn dứa được không, bà bầu có được ăn dứa không,... Thực chất hàm lượng Bromelain có trong dứa nêu ăn nhiều có thể gây kích thích co thắt tử cung. Ngoài ra, khi ăn quá nhiều dứa cũng có thể gây ra tình trạng ợ nóng hoặc tiêu chảy.
Đặc biệt, hàm lượng enzyme bromelain có rất nhiều trong những quả dứa còn xanh. Vì vậy, mẹ bầu nếu muốn ăn dứa nên chọn dứa chín và ăn với liều lượng vừa phải, tránh ăn quá nhiều cùng một lúc.
Nhìn chung, dứa là loại quả tốt cho sức khoẻ nhưng mẹ bầu cần cân nhắc kỹ trước khi sử dụng. Nếu ăn đúng thời điểm và đúng liều lượng cho phép, dứa hoàn toàn là dưỡng chất hữu ích giúp tăng sức đề kháng đồng thời hỗ trợ sức khỏe cho mẹ bầu, thai nhi.
Ăn dứa đúng cách an toàn cho mẹ bầu
Để tránh tình trạng ăn dứa sảy thai, mẹ bầu khi ăn dứa cần lưu ý kỹ những vấn đề sau:
Tìm hiểu kỹ khi nên thực đơn cho mẹ bầu
Giai đoạn sau khi sảy thai thường ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý cũng như sức khỏe của người mẹ. Cung cấp dinh dưỡng sau sảy thai để cơ thể được hồi phục là rất quan trọng. Như chúng ta đã biết dứa là trái cây cung cấp nhiều chất dinh dưỡng. Vì vậy nhiều người cũng thắc mắc sau khi sảy thai có được ăn dứa không?
Hiện tại chưa có một nghiên cứu hay một chuyên gia nào cho rằng không được ăn dứa say khi sảy thai. Bên cạnh đó người mẹ nên chú ý bổ sung thêm các thực phẩm giàu sắt (thịt bò, thịt cừu,...), canxi (sữa, chuối, súp lơ xanh,...), megie (hạt điều, hạnh nhân, bí đao, gạo, lúa mì,...) và axit folic (trứng, bơ, măng tây, cam quýt,...).
Ngoài ra giai đoạn sau khi sảy thai mẹ bầu cũng cần tránh các đồ ăn vặt, đồ ăn nhanh và đậu nành. Đậu nành dù cung cấp nhiều vitamin nhưng thực phẩm này gây trở ngại cho quá trình hấp thụ sắt.
Xem thêm: Phụ nữ sảy thai uống gì cho sạch tử cung để sớm hồi phục?
Ngoài ăn dứa sảy thai, dưới đây là một số thực phẩm có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé trong thai kỳ. Mời bạn đọc cùng tham khảo!
Nha đam có nhiều công dụng với sức khỏe và sắc đẹp. Tuy nhiên, theo Hiệp hội thai nghén Hoa Kỳ, phụ nữ đang trong thai kỳ không nên sử dụng nha đam. Những dưỡng chất có trong loại cây này có thể gây co thắt tử cung và ảnh hưởng đến thai kỳ của mẹ bầu. Ngoài ra, nha đam còn được biết với tác dụng phụ làm giảm lượng đường trong máu, không tốt cho mẹ bầu đang bị thiếu máu thai kỳ.
Ăn nhãn có bị sảy thai không là câu hỏi khiến nhiều mẹ bầu băn khoăn. Nhãn là một loại quả ngon, giàu dưỡng chất nhưng nếu ăn nhiều sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ của mẹ và thai nhi, đặc biệt là trong những tháng đầu thai kỳ. Vì vậy, mẹ bầu chỉ nên ăn một lượng nhỏ, khoảng 200g nhãn mỗi ngày và tránh ăn nhãn nếu đang có dấu hiệu dọa sảy thai hoặc thai yếu.
Đu đủ xanh là cái tên được nhắc đến nhiều nhất trong danh sách các loại thực phẩm có thể gây sảy thai. Đu đủ có hợp chất hoạt động giống như thuốc nhuận tràng và gây ra tình trạng co bóp tử cung. Nếu ăn quá nhiều hoặc ăn phải hạt đu đủ sẽ khiến mẹ bầu bị sảy thai và gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ.
Khổ qua gây sảy thai hay không vẫn là câu hỏi chưa có lời giải đáp chính xác. Mặc dù chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể phụ nữ, khổ qua vẫn có những tác dụng phụ riêng gây ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu như gây co bóp tử cung, tăng nguy cơ sinh non cho mẹ bầu. Vì vậy, trong quá trình mang thai mẹ bầu nên hạn chế tối đa ăn loại quả này, đặc biệt là trong 3 tháng đầu và 3 tháng giữa thai kỳ.
Caffeine là một trong những món đồ uống được yêu thích của nhiều chị em phụ nữ. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng các thành phần có trong cafein sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ của mẹ và thai nhi.
Bài viết là những chia sẻ giúp mẹ bầu giải đáp thắc mắc ăn dứa sảy thai hay không và những loại quả, thực phẩm nên hạn chế ăn trong quá trình mang thai. Hy vọng đây sẽ là những kiến thức hữu ích giúp mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh.
Tham khảo thêm: Mất bao lâu để có thai lại sau khi sảy thai tự nhiên?
Link nội dung: https://melodious.edu.vn/an-dua-co-bi-say-thai-khong-a62287.html