Operation Manager là gì? Thông tin từ A-Z về Operation Manager

Operation Manager là người điều phối và kiểm soát mọi hoạt động diễn ra trong toàn bộ doanh nghiệp. Nhờ có vai trò của họ mà các hoạt động kinh doanh của công ty luôn đúng hướng, an toàn, đúng pháp luật và làm giảm tối đa những thiệt hại do các rủi ro gây ra. Vậy bạn đã hiểu Operation Manager là gì hay chưa? Hãy cùng Ms Uptalent khám phá một số thông tin về Operation Manager là gì và lộ trình thăng tiến từ Operation Manager đến Operation Director qua bài viết sau. MỤC LỤC 1- Operation Manager là gì? Head of Operation là gì? Retail Operation manager là gì? Operation Supervisor là gì? 2- Mô tả công việc Operation Manager 3- Mức lương của Operation Manager là bao nhiêu? 4- Cần gì để trở thành Operation Manager? 5- Thăng tiến từ Operation Manager đến Operation Director 6- Câu hỏi thường gặp về Operation Manager 6.1- Khó khăn của Operation Manager 6.2.Sự khác nhau giữa Operation Manager và Operation Director 6.3 - Operation Manager báo cáo cho ai? Việc làm nhân sự >>>> Xem thêm Việc làm Nhân Sự tại HRchannels.com Xem thêm >>>> Tìm việc làm Manager tại HRchannels

1- Operation Manager là gì?

Operation Manager là người chịu trách nhiệm quản lý tất cả các hoạt động vận hành trong doanh nghiệp. Họ còn được gọi là nhà quản trị vận hành hay trưởng phòng vận hành.

Bên cạnh đó, Operation Manager cũng là một chuyên gia về nhân sự. Họ chịu trách nhiệm quản trị nhân sự trong doanh nghiệp, bao gồm cả những nhân sự cấp cao. Đồng thời, họ cũng kiểm soát quá trình tuyển dụng và xây dựng tiêu chuẩn đào tạo nhân viên. Một vài khái niệm liên quan:

Head of Operation là gì?

Là một vị trí quản lý trong một tổ chức hoặc công ty. Người đảm nhận vai trò này chịu trách nhiệm quản lý và điều hành các hoạt động kinh doanh hàng ngày của tổ chức đó. Công việc của Head of Operation thường bao gồm lập kế hoạch, tổ chức và giám sát các quy trình và hoạt động để đảm bảo hiệu quả và hiệu suất của tổ chức. Đồng thời, họ có thể phải làm việc với các bộ phận khác trong công ty để đảm bảo sự hợp tác và phối hợp tốt giữa các phòng ban.

Retail Operation manager là gì?

(Quản lý hoạt động bán lẻ) là một vị trí quản lý trong lĩnh vực bán lẻ. Người đảm nhiệm vai trò này chịu trách nhiệm quản lý và điều hành các hoạt động kinh doanh hàng ngày của một cửa hàng bán lẻ hoặc một chuỗi cửa hàng

Operation Supervisor là gì?

Là người giám sát hoạt động Đây là một vị trí quản lý trung cấp trong một tổ chức hoặc công ty. Người đảm nhận vai trò này có trách nhiệm giám sát và quản lý các hoạt động hàng ngày của một phòng ban hoặc một nhóm công việc cụ thể trong tổ chức.

2- Mô tả công việc Operation Manager

Bằng kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu, Operation Manager sẽ giữ cho tất cả các hoạt động vận hành của doanh nghiệp diễn ra an toàn và hiệu quả nhất. Họ sẽ giám sát các chính sách của doanh nghiệp dựa trên pháp luật hiện hành và quản lý cũng như phân tích mọi hoạt động của doanh nghiệp. Về cơ bản, Operation Manager sẽ đảm nhận nhiều vai trò công việc khác nhau như quản lý tài chính, quản lý nhân sự, quản lý hoạt động của doanh nghiệp,… Cụ thể, họ sẽ thực hiện những công việc phổ biến sau:

- Chịu trách nhiệm quản trị nhân sự, bao gồm tuyển dụng, đào tạo, huấn luyện và xử lý các hồ sơ, thủ tục, chính sách lương thưởng cho nhân viên.

- Theo dõi, giám sát và đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên các phòng ban trong doanh nghiệp.

- Đánh giá các kế hoạch, chiến lược sản xuất và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp.

- Chỉ đạo các hoạt động cần thiết nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, dịch vụ.

- Giải quyết các vấn đề liên quan đến dịch vụ khách hàng.

- Lập kế hoạch, dự tính ngân sách hàng năm và đưa ra giải pháp nhằm khắc phục các vấn đề về tài chính.

- Quản lý quy trình sử dụng các sản phẩm, dịch vụ và thiết bị trong doanh nghiệp.

- Quản lý hàng hóa tồn kho cũng như các vấn đề liên quan đến việc giao nhận hàng hoá.

- Xây dựng và duy trì môi trường làm việc an toàn, lành mạnh cho nhân viên bằng cách thiết lập và thực thi các tiêu chuẩn, quy trình đã đặt ra. operation manager là gì Đọc thêm >>>> Mô tả công việc của một Operation Manager

3- Mức lương của Operation Manager

4- Các công ty FDI tìm kiếm những kỹ năng nào ở Operation Manager?

Khi tuyển dụng Operation Manager các công ty FDI thường tìm kiếm ở ứng viên những kỹ năng sau đây:

4.1- Kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ

Với vị trí Operation Manager bạn cần có bằng cử nhân chuyên ngành kinh tế, quản trị kinh doanh. Đồng thời bạn còn phải có từ 3 năm kinh nghiệm trở lên tại các vị trí quản lý tương đương và đã từng làm việc tại các công ty FDI.

4.2- Kỹ năng ngoại ngữ

Tại các công ty FDI bạn sẽ phải sử dụng ngoại ngữ để giao tiếp và xử lý công việc. Vì vậy, ngoại ngữ được xem là kỹ năng bạn bắt buộc phải có nếu muốn trở thành Operation Manager tại các công ty này.

4.3- Kỹ năng giao tiếp

Đây là kỹ năng rất cần thiết với những vị trí quản lý như Operation Manager. Một nhà quản lý với khả năng giao tiếp giỏi sẽ xử lý công việc nội bộ chu toàn hơn và còn rất hữu ích với họ trong việc thiết lập các mối quan hệ với đối tác bên ngoài.

4.4- Kỹ năng lãnh đạo

Operation Manager có trách nhiệm điều phối các hoạt động kinh doanh, quản trị nhân sự trong doanh nghiệp. Vì vậy, bạn không thể thiếu kỹ năng lãnh đạo nếu muốn theo đuổi vị trí này.

4.5- Kỹ năng xây dựng chiến lược

Operation Manager là người trực tiếp xây dựng các chiến lược vận hành cho toàn doanh nghiệp. Đồng thời họ cũng phải giám sát các bộ phận, phòng ban khác trong quá trình vận hành công việc chuyên môn.

Do đó, họ cần có khả năng tư duy và kỹ năng lập chiến lược hiệu quả nhằm đảm bảo tiết kiệm chi phí tối đa cho doanh nghiệp. tuyển operation manager

4.6- Kỹ năng làm việc nhóm

Operation Manager đóng vai trò là cầu nối giữa các bộ phận, phòng ban và đội ngũ nhân sự trong một doanh nghiệp. Vì vậy, bạn cần thành thạo kỹ năng làm việc nhóm để có thể kết nối, truyền cảm hứng và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực nhằm thúc đẩy hiệu suất làm việc của nhân viên trong công ty.

4.7- Kỹ năng quản lý rủi ro, giải quyết vấn đề

Quá trình vận hành một doanh nghiệp luôn có khả năng xảy ra các sự cố. Bởi vậy, Operation Manager cần có khả năng quản lý rủi ro và giải quyết vấn đề tốt nhằm làm giảm thiểu những thiệt hại doanh nghiệp sẽ gặp phải.

Với những thông tin trên đây, chắc rằng bạn đã hiểu được Operation Manager là gì. Đồng thời qua lộ trình thăng tiến từ Operation Manager lên Operation Director bạn cũng xác định được lộ trình, định hướng phát triển cụ thể cho sự nghiệp của mình. Chúc bạn thành công!

5- Lộ trình thăng tiến từ Operation Manager đến Operation Director

Với những bạn có mong muốn phát triển sự nghiệp lên các vị trí quản lý thì Operation Manager là công việc rất lý tưởng. Sau một thời gian đảm nhận vị trí này bạn sẽ có cơ hội thăng tiến lên vị trí Operation Director hoặc Chief Operation Officer - Giám đốc vận hành.

Khi phụ trách vai trò Operation Manager bạn sẽ có rất nhiều cơ hội học hỏi và tạo nên những giá trị to lớn trong các chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Điều này tạo ra tiềm năng lớn để bạn dễ dàng thăng tiến trong sự nghiệp.

Thực tế cho thấy, trong vòng 5 năm giữ vị trí Operation Manager, bạn sẽ tích lũy được cho mình những kinh nghiệm cần thiết và có cơ hội tiến tới vị trí Operation Director. Tuy nhiên, khoảng thời gian này không cố định. Nó có thể dài hơn do những khác biệt về ngành nghề, doanh nghiệp và năng lực của mỗi người.

Dưới đây là lộ trình thăng tiến từ Operation Manager đến Operation Director phổ biến bạn có thể tham khảo:

5.1- Trang bị kiến thức chuyên môn

Nếu muốn đảm nhận vị trí quản lý cao nhất nhì trong một doanh nghiệp như Operation Director thì kiến thức chuyên môn vững vàng là điều không thể thiếu. Bạn sẽ phải nắm vững các kiến thức về quản trị kinh doanh, quản trị doanh nghiệp và các kiến thức liên quan đến ngành nghề, lĩnh vực khác.

Việc nắm vững các kiến thức chuyên môn cả về chiều rộng và chiều sâu sẽ giúp bạn có đủ khả năng thực hiện các nhiệm vụ của một Operation Director. Đồng thời bạn cũng có nền tảng kiến thức vững chắc để hoạch định chiến lược cũng như quản lý và điều hành doanh nghiệp hiệu quả hơn.

5.2- Kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp

Operation Director là vị trí giữ vai trò quản lý và vận hành các hoạt động của công ty nên đòi hỏi bạn phải có kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp dày dạn.

Thông thường bạn sẽ phải có từ 5 năm kinh nghiệm trở lên trong lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp mới có thể được cất nhắc đảm nhận vai trò Operation Director. kỹ năng của operation manager Đừng bỏ lỡ >>>> Top 9 câu hỏi phỏng vấn vị trí Operation Manager phổ biến nhất

5.3- Kỹ năng

Một trong những yếu tố quan trọng khác bạn cần quan tâm để trở thành một Operation Director giỏi chính là kỹ năng. Càng thành thạo nhiều kỹ năng bạn càng làm việc hiệu quả hơn. Dưới đây là những kỹ năng cần thiết mà Operation Director phải có:

+ Có kỹ năng lập kế hoạch, phân tích tài chính, giám sát nhân sự.

+ Có khả năng định hướng phát triển và lên kế hoạch chiến lược chung cho toàn doanh nghiệp.

+ Có kỹ năng lãnh đạo và quản lý nhóm hiệu quả.

+ Có khả năng đa nhiệm và linh hoạt trong việc quản lý cũng như giải quyết công việc.

+ Giao tiếp, ứng xử tốt và có khả năng thiết lập mối quan hệ với các nhân sự trong công ty cũng như khách hàng, đối tác.

+ Thành thạo các kỹ năng ngoại ngữ, tin học.

+ Có các phẩm chất cá nhân như uy tín, đáng tin cậy và trách nhiệm với công việc.

6- Câu hỏi thường gặp về Operation Manager

6.1- Khó khăn của Operation Manager

6.2.Sự khác nhau giữa Operation Manager và Operation Director

6.3 - Operation Manager báo cáo cho ai?

Operation Manager có thể báo cáo cho nhiều vị trí quản lý khác nhau trong tổ chức, tùy thuộc vào cấu trúc và tổ chức của công ty cụ thể. Dưới đây là một số vị trí quản lý mà Operation Manager có thể báo cáo:

Director/CEO: Trong một tổ chức lớn, Operation Manager có thể báo cáo trực tiếp cho Giám đốc hoặc CEO, người có quyền lực cao nhất trong tổ chức. Đây là trường hợp khi Operation Manager có trách nhiệm toàn diện về hoạt động và đóng góp quan trọng vào chiến lược và quyết định của công ty.

Vice President/Executive Vice President: Operation Manager cũng có thể báo cáo cho một trong các phó chủ tịch hoặc phó chủ tịch điều hành, tùy thuộc vào cấp bậc và tổ chức của công ty. Trong trường hợp này, Operation Manager thường chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động hàng ngày và cung cấp thông tin, báo cáo và đề xuất cho cấp quản lý cao hơn.

Operations Director/Manager: Trong một tổ chức lớn hơn, có thể có vị trí Operations Director hoặc Operations Manager đứng trên Operation Manager. Trong trường hợp này, Operation Manager sẽ báo cáo cho Operations Director/Manager, người có trách nhiệm tổng thể về hoạt động của tổ chức.

Department/Division Manager: Trong một tổ chức có cấu trúc phân tầng, Operation Manager có thể báo cáo cho Trưởng phòng/Quản lý phòng ban hoặc Trưởng khu vực. Trong trường hợp này, Operation Manager chịu trách nhiệm quản lý và điều hành hoạt động của một phòng ban hoặc một khu vực cụ thể.

Quan trọng nhất là cấu trúc tổ chức và quy định của công ty sẽ xác định rõ ràng vị trí mà Operation Manager báo cáo.

>>>> Có thể bạn quan tâm: Những đặc điểm của Operation Manager tại công ty đa quốc gia Yêu cầu cho vị trí Trưởng phòng vận hành/ Operation Manager Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Operation Manager Làm sao để trở thành một trưởng phòng vận hành giỏi?

Dịch vụ headhunting - săn đầu người -

HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp

Hotline: 08. 3636. 1080 Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com Website: https://hrchannels.com/ Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Nguồn ảnh: internet

Link nội dung: https://melodious.edu.vn/operations-manager-la-gi-a61334.html