Kiến trúc sư là gì? Làm thế nào để trở thành một kiến trúc sư?

Kiến trúc sư là ngành nghề được nhiều bạn trẻ quan tâm, lựa chọn. Vậy nghề kiến trúc sư là gì? Để trở thành một kiến trúc sư dễ hay khó? Nếu muốn hiểu rõ hơn về vị trí công việc này, hãy cùng TopCV tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây!

Kiến trúc sư là gì?

Kiến trúc sư là người tạo ra sản phẩm kiến trúc nhằm hiện thực hóa những nhu cầu về không gian của con người thông qua các bản vẽ thiết kế công trình. Từ đó tạo nên một thiết kế tổng thể mang kiến trúc mới lạ, đẹp mắt và an toàn tại một khu vực nhất định nào đó (khu dân cư, khu công nghiệp, cảnh quan đô thị).

Để thiết kế nên những công trình đáp ứng nhu cầu sử dụng và tính thẩm mỹ, kiến trúc sư phải vận dụng chất xám, sự sáng tạo và đôi tay tài hoa của mình. Họ sẽ chuyển đổi nhu cầu sử dụng của khách hàng vào các bản vẽ cho những dự án mới hoặc cải tạo, nâng cấp, sửa chữa các dự án cũ theo yêu cầu.

Kiến trúc sư là gì? Nghề này có thực sự mang đến thu nhập cao?
Kiến trúc sư là gì? Nghề này có thực sự mang đến thu nhập cao?

Công việc của kiến trúc sư là gì?

Công việc của kiến trúc sư là gì? Thực chất, công việc chính của họ là thiết kế bản vẽ. Nhưng ở mỗi lĩnh vực thiết kế khác nhau sẽ có đặc thù và yêu cầu riêng biệt. Đây là bản mô tả công việc kiến trúc sư đảm nhận hàng ngày:

Xây dựng kế hoạch thiết kế

Quản lý công tác thiết kế

Giám sát công trình

Lập báo cáo, đề xuất cách xử lý sự cố

>> Khám phá cơ hội việc làm kiến trúc sư mới nhất tại TopCV.vn:

Tìm việc Kiến trúc sư

Ở mỗi lĩnh vực thiết kế khác nhau sẽ có đặc thù và yêu cầu riêng biệt dành cho kiến trúc sư

Làm thế nào để trở thành một kiến trúc sư?

Trở thành một kiến trúc sư không chỉ cần nuôi dưỡng đam mê, vẽ đẹp và có khiếu thẩm mỹ. Trên thực tế, công việc này đòi hỏi phải có tố chất, kỹ năng, bằng cấp và các kinh nghiệm làm việc.

Tố chất để trở thành kiến trúc sư

Các tố chất cần có của một kiến trúc sư là gì? Cùng tham khảo một số kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm của kiến trúc sư giỏi ngay sau đây.

Sáng tạo

“Kiến trúc sư cần những gì?”- Đó là sự sáng tạo, tư duy và khiếu thẩm mỹ tốt. Khả năng sáng tạo của một kiến trúc sư sẽ giúp họ thiết kế nên những công trình kiến trúc mới mẻ, độc đáo.

Một kiến trúc sư cũng cần tư duy logic như một nhà khoa học. Điều đó giúp họ tạo ra các tác phẩm kiến trúc đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng của khách hàng.

Kiến thức toán học

Công việc của kiến trúc sư đòi hỏi tính nghệ thuật, sự khéo léo và một kiến thức toán học vững chắc.

Một bản thiết kế muốn triển khai và ứng dụng vào thực tiễn cần phải dựa trên cơ sở đo lường chính xác với các tỷ lệ phù hợp. Nếu muốn theo đuổi nghề cần có một nền tảng kiến thức toán học vững chắc.

Công việc của kiến trúc sư đòi hỏi khả năng thuyết trình, giao tiếp nhanh nhẹn

Giao tiếp và thuyết trình

Kiến trúc sư không chỉ đơn giản ngồi thiết kế. Trong quá trình làm việc, họ phải gặp gỡ, giao tiếp với đối tác, khách hàng hay đồng nghiệp.

Việc tạo ra các bản vẽ thiết kế chưa đủ để mang lại thành công cho kiến trúc sư. Họ cần phải thuyết phục được khách hàng, chủ đầu tư chấp nhận bản thiết kế đó. Vì vậy, khả năng thuyết trình rất quan trọng, quyết định bản thiết kế có hay không được đón nhận.

Không ngừng học hỏi

Sự khác biệt giữa một người kiến trúc và một người bình thường nằm ở thái độ học hỏi và trải qua giáo dục. Để trở thành kiến trúc sư cần phải học hỏi rất nhiều kiến thức, kỹ năng khác nhau.

Tuy nhiên chỉ học thôi chưa đủ. Các kiến thức ấy nếu không được cập nhật thường xuyên sẽ trở nên lỗi thời, không thể đáp ứng được yêu cầu công việc nữa nên cần có sự cập nhật liên tục để theo kịp thời đại.

>>> Xem thêm: Kỹ sư xây dựng là gì? Sự khác biệt giữa kỹ sư xây dựng và kiến trúc sư

Trong quá trình làm việc, kiến trúc sư phải gặp gỡ, giao tiếp với đối tác, khách hàng hay đồng nghiệp

Để trở thành kiến trúc sư thi khối nào?

Đối với những bạn trẻ đang có ý định theo đuổi nghề kiến trúc sư rất quan tâm đến khối ngành xét tuyển. Vậy ngành kiến trúc thi khối nào hay ngành kiến trúc thi những môn nào?

Cụ thể, ngành kiến trúc thi 2 khối chính là: Khối V và H. Tùy vào mỗi trường quy định mà thí sinh sẽ lựa chọn tổ hợp môn thi phù hợp như sau:

Để tạo điều kiện cho nhiều thí sinh có cơ hội đến với ngành kiến trúc, những năm gần đây một số trường tổ chức xét tuyển mở rộng ở các tổ hợp môn bao gồm: Toán, Lý, Vẽ (Mỹ thuật) hoặc Toán, Lý, Vẽ (Hình họa); Toán, Văn, Vẽ (Mỹ thuật) hoặc Toán, Văn, Vẽ (Hình họa).

Trong đó, điểm xét tuyển được tính: Điểm thi các môn + điểm ưu tiên (nếu có).

Đối với ngành Kiến trúc, điểm thi môn Vẽ (Mỹ thuật/Hình họa) sẽ nhân hệ số 2.

Bên cạnh khối thi chuyên ngành, thí sinh có thể cân nhắc theo học tại các trường đại học đào tạo kiến trúc sư nổi tiếng​ để được trang bị đầy đủ các kiến thức cơ bản, chuyên môn và nhiều kỹ năng mềm khác. Danh sách các trường đào tạo kiến trúc sư tốt nhất ở Việt Nam hiện nay:

>>> Tạo CV tìm việc nhanh chóng!

Tạo CV ngay

Có nhiều trường đại học giảng dạy ngành kiến trúc

Thách thức của nghề kiến trúc sư

Thách thức của nghề kiến trúc sư là gì? Công việc của kiến trúc sư có thật sự khó nhằn? Đây chắc hẳn là câu hỏi của nhiều bạn đọc khi chuẩn bị bước chân vào nghề kiến trúc.

Khả năng thích nghi công việc

Kinh tế - xã hội phát triển kéo theo nhu cầu về thẩm mỹ kiến trúc của con người nâng cao. Điều này mở ra cơ hội việc làm và nhu cầu tuyển dụng kiến trúc sư lớn.

Thế nhưng để trở thành một kiến trúc sư giỏi cần phải sẵn sàng điều chỉnh thiết kế và khối lượng công việc khi đối mặt với các vấn đề hoặc tình huống bất ngờ. Mọi kế hoạch và dự án rất dễ bị thay đổi vào bất kỳ giây phút hay giai đoạn nào.

Vì thế, các kiến ​​trúc sư cần có khả năng thích ứng một cách nhanh chóng và hiệu quả để giải quyết tính huống, giúp dự án sớm tiến hành.

Áp lực công việc

Muốn trở thành một kiến trúc sư cần phải chấp nhận “hy sinh” một vài thứ, chẳng hạn như thời gian. Áp lực về thời gian trong ngành kiến trúc cực kỳ lớn. Khối lượng công việc của nghề khá áp lực.

Chưa kể, những bản thiết kế sau khi hoàn thành tưởng chừng như hoàn hảo vẫn có thể về chỉ trích, chê bai. Cho nên nếu muốn theo đuổi nghề cần có bản lĩnh, sẵn sàng đối mặt với thách thức và chịu được áp lực cao.

Muốn trở thành một kiến trúc sư cần phải chấp nhận “hy sinh” thời gian

Môi trường làm việc

Kiến trúc sư làm việc trong văn phòng thiết kế tiện nghi nhưng đôi lúc lại đi khảo sát thực địa, giám sát công trình thi công. Tính chất công việc vất vả nhưng cũng đem đến những trải nghiệm.

Là một nghề giao thoa giữa các lĩnh vực nghệ thuật, kỹ thuật, kinh tế và xã hội; kiến trúc sư phải biết bắt kịp những thay đổi trong thời đại số, không ngừng đổi mới, sáng tạo. Họ còn cần là một nhà khoa học kỹ thuật bởi khoa học và công nghệ chính là công cụ sử dụng chính.

Sự cạnh tranh trong nghề

Trong khoảng 10 năm tới, việc làm kiến trúc sư được dự đoán tăng tưởng khoảng 4%. Tỷ lệ này thấp hơn mức tăng trưởng trung bình của các ngành nghề khác nhưng vẫn tạo ra không ít việc làm chất lượng cho các kiến trúc sư có đủ năng lực và kinh nghiệm.

Hàng năm có hàng nghìn kiến trúc sư tốt nghiệp tại các trường đại học. Sự cạnh tranh để có được vị trí, tiếng nói chuyên môn trong ngành là điều không hề dễ dàng.

Công việc của kiến trúc sư cũng phụ thuộc chặt chẽ vào hoạt động của ngành xây dựng. Vì thế bên cạnh cơ hội việc làm, người tìm việc cũng gặp không ít thách thức trên hành trình khẳng định bản thân trong nghề.

Mức lương của kiến trúc sư

Không dễ gì để học và trở thành một kiến trúc sư tài năng. Vậy nên lương của kiến trúc sư cũng được từng doanh nghiệp áp dụng chiêu mộ với thu nhập khác nhau.

Mức lương tham khảo trung bình của kiến trúc sư từ 15,000.000 - 20,000.000 VNĐ/tháng. Trong đó:

So với các công việc khác, mức lương kiến trúc sư khá cao. Nhưng khi bàn đến tính chất nghề nghiệp, thu nhập này vẫn còn gây ra nhiều ý kiến trái chiều. Nguyên nhân có thể nằm ở sự cạnh tranh trong nghề khá khốc liệt trên thị trường việc làm.

So với các công việc khác, mức lương kiến trúc sư khá cao

Tìm việc làm kiến trúc sư ở đâu?

Kiến trúc sư ngày càng trở thành nghề hot, có sự cạnh tranh cao với đa dạng lĩnh vực. Không chỉ ở các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng... mà nhiều tỉnh thành trên cả nước đều có nhu cầu tuyển dụng kiến trúc sư lương cao.

Nhu cầu tuyển dụng lớn nhưng để tìm được việc làm kiến trúc sư phù hợp, ứng viên cần tìm việc làm đúng chỗ. Hiện nay, xu hướng tìm việc làm online đang ngày càng trở nên phổ biến nhưng không phải trang tìm việc nào cũng chất lượng.

Để không phải lãng phí thời gian vào những trang tin tuyển dụng kém chất lượng, ứng viên hãy tìm việc trên website tuyển dụng uy tín như TopCV. Tại TopCV tập trung vào trải nghiệm của ứng viên, giúp ứng viên có thể phát triển được các kỹ năng cá nhân, xây dựng được hình ảnh phù hợp với doanh nghiệp ứng tuyển. Các tin tuyển dụng trên nền tảng đầy đủ thông tin về công ty, mô tả công việc, kỹ năng yêu cầu, chế độ lương và những phúc lợi khác đều được TopCV gắn tích xanh.

Việc đưa ra dấu hiệu xác thực cho tin tuyển dụng như vậy giúp hạn chế tới mức tối đa các rủi ro khi tìm việc cho ứng viên. Ngoài ra, TopCV còn cung cấp cho ứng viên các mẫu CV miễn phí phù hợp với ngành nghề. Điều này tạo tiền đề cho ứng viên có thể gây ấn tượng tốt hơn với nhà tuyển dụng.

Tìm việc làm kiến trúc sư tại TopCV - trang web tuyển dụng hàng đầu Việt Nam

Việc tìm kiếm việc làm kiến trúc sư hay bất cứ ngành nghề nào trên TopCV cũng rất nhanh gọn. Ứng viên chỉ cần gõ từ khóa về vị trí, kỹ năng của mình. Nền tảng này sẽ trả kết quả là những công việc phù hợp với từ khóa đang muốn tìm kiếm.

Tạm kết

Các thông tin trong bài viết là câu trả lời cho câu hỏi"Kiến trúc sư là gì?". Hi vọng với kiến thức chia sẻ sẽ giúp ứng viên có cái nhìn đầy đủ về công việc đầy tính cạnh tranh này. Để tìm được việc làm kiến trúc sư lương cao, đãi ngộ tốt nhất trên thị trường, TopCV là nền tảng tìm việc làm và tuyển dụng miễn phí dành cho ứng viên.

Nguồn ảnh: Sưu tầm

Link nội dung: https://melodious.edu.vn/kien-truc-su-a59732.html