Kế toán doanh nghiệp là gì - Ngành học, việc làm và xu hướng phát triển

Kế toán doanh nghiệp giữ vai trò quan trọng và được coi là “xương sống” tài chính của công ty, doanh nghiệp. Hãy cùng TopCV tìm hiểu thêm về kế toán doanh nghiệp để hiểu hơn về ngành học này, việc làm và cơ hội phát triển trong tương lai.

Kế toán doanh nghiệp là gì?

Kế toán doanh nghiệp là bộ phận thu thập, ghi chép, xử lý, kiểm soát, phân tích, cung cấp các thông tin tài chính, kinh tế của doanh nghiệp dưới hình thức giá trị, hiện vật, thời gian lao động.

Mục đích của kế toán doanh nghiệp là lập báo cáo tài chính, quản lý thu chi, phân tích dữ liệu tài chính, đánh giá rủi ro, quản lý ngân sách, đề xuất và trình bày kế hoạch tài chính trước hội đồng doanh nghiệp.

Có 2 bộ phận của kế toán doanh nghiệp là kế toán nội bộ và kế toán thuế.

>>> Tìm việc làm kế toán thuế không khó với TopCV! Bấm vào đây để khám phá việc làm chất lượng!

Thành phần chính trong kế toán doanh nghiệp

Kế toán doanh nghiệp bao gồm 3 thành phần sau:

Thành phần hạch toán của kế toán doanh nghiệp chuyên lập sổ sách, báo cáo tài chính, bảng cân đối, báo cáo quản trị, báo cáo thuế
Thành phần hạch toán của kế toán doanh nghiệp chuyên lập sổ sách, báo cáo tài chính, bảng cân đối, báo cáo quản trị, báo cáo thuế

Đối tượng của kế toán doanh nghiệp

Theo quy định tại khoản 3, điều 8, luật Kế toán 2015 và luật Kế toán số 88/2015/QH13, đối tượng của kế toán doanh nghiệp là:

Vai trò của kế toán doanh nghiệp

Kế toán là bộ phận đóng vai trò quan trọng trong quản lý tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.Bao gồm:

Công việc của kế toán doanh nghiệp là xây dựng báo cáo tài chính, báo cáo quản trị định kỳ hoặc theo yêu cầu của lãnh đạo doanh nghiệp

Mô tả công việc kế toán doanh nghiệp

Kế toán doanh nghiệp thường làm những công việc sau:

  • Thu thập, kiểm tra tính hợp lệ của những chứng từ phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Đây sẽ là căn cứ để xử lý, tính toán, đối chiếu, hạch toán các bút toán, công nợ của doanh nghiệp
  • Xây dựng phiếu thu, phiếu chi, hóa đơn bán hàng, phiếu xuất kho v.vv.. trong ngày
  • Xây dựng báo cáo tài chính, báo cáo quản trị định kỳ hoặc theo yêu cầu của lãnh đạo doanh nghiệp để đáp ứng quá trình lên kế hoạch, ra quyết định của lãnh đạo và theo dõi, giám sát tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
  • Lưu trữ thông tin vào sổ quỹ, sổ tiền gửi và những sổ sách cần thiết khác.
  • Kiểm tra, hạch toán, in ấn và trình ký, sắp xếp, lưu trữ những chứng từ kế toán cẩn thận, khoa học theo nguyên tắc kế toán.
  • Kê khai, báo cáo thuế định kỳ (tháng, quý, năm) để trình lên cơ quan thuế, nộp thuế (trường hợp phát sinh) vào ngân sách Nhà nước theo đúng hạn quy định.
  • Tính giá tồn kho, hóa vốn bán hàng, khấu hao tài sản cố định, phân bổ công cụ, dụng cụ của doanh nghiệp
  • Tính lương, các khoản phụ cấp, bảo hiểm cho người lao động.
  • Làm báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn, tình hình biến động lao động

>>> Khám phá các công việc chất lượng đến từ hơn 200.000+ doanh nghiệp uy tín trên TopCV để gia tăng cơ hội tìm kiếm được công việc mơ ước

Bốn phương pháp hạch toán chính mà doanh nghiệp thường dùng khi làm việc
Công việc của kế toán doanh nghiệp là xây dựng báo cáo tài chính, báo cáo quản trị định kỳ hoặc theo yêu cầu của lãnh đạo doanh nghiệp

Nhiệm vụ, chức năng của kế toán doanh nghiệp

Kế toán doanh nghiệp thường đảm nhận nhiệm vụ, chức năng sau:

Nhiệm vụ, chức năng

Chi tiết

Xây dựng và duy trì hệ thống kế toán công ty

  • Xây dựng, cài đặt, quản lý, duy trì, cải tiến hệ thống kế toán
  • Tạo tài khoản riêng để giải quyết các yếu tố kinh doanh như thu nhập, vốn chủ sở hữu, tài sản, chi phí, nợ phải trả.

Xây dựng bảng lương cho nhân viên

Quản lý những thông tin liên quan đến lương nhân viên, làm các thủ tục tính lương, chấm công, phụ cấp, thuế và khoản khấu trừ khác.

Quản lý các khoản phải thu

Làm thủ tục và quản lý thông tin liên quan đến những khoản phải thu như số tiền, ngày đáo hạn, điều kiện, thỏa thuận.

Quản lý những khoản phải trả

  • Làm thủ tục và quản lý thông tin liên quan đến những khoản phải trả cho bên thứ ba như nhà cung cấp, nhân viên, ngân hàng, cơ quan thuế, các bên liên quan khác.
  • Những thông tin liên quan đến các khoản phải trả cần quản lý là số tiền, ngày đáo hạn, điều kiện, thỏa thuận.

Quản lý chi phí đặc biệt

Quản lý những khoản chi phí đặc biệt như tiền lương, tiền thuế của nhân viên, tài khoản hưu trí, tiền thưởng cho hiệu suất.

Kiểm tra

  • Trực tiếp tham gia kiểm tra, kiểm soát những khoản thu chi tài chính của doanh nghiệp, nghĩa vụ tài chính với cơ quan nhà nước, tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, vấn đề liên quan đến việc hình thành, sử dụng tài sản doanh nghiệp.
  • Phát hiện kịp thời những hiện tượng lãng phí, sai sót, gian lận.
  • Tổng hợp, phân tích và đề xuất những biện pháp khắc phục tình trạng này.

Nhiệm vụ khác

Khi cần thiết, kế toán doanh nghiệp cũng tham gia phổ biến chính sách, chế độ quản lý của nhà nước cho những bộ phận liên quan.

Phương pháp hạch toán của kế toán doanh nghiệp

Trong quá trình làm việc, kế toán doanh nghiệp thường sử dụng các phương pháp hạch toán sau:

  • Phương pháp chứng từ kế toán: Đây là phương pháp ghi chép lại giấy tờ giao dịch, vật chất có giá trị phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính dựa trên thời gian, địa điểm phát sinh nghiệp vụ và đã hoàn thành. Mục đích là nhằm cung cấp thông tin kịp thời cho quản lý và làm cơ sở pháp lý để ghi số kế toán.
  • Phương pháp tính giá: Phương pháp sử dụng thước đo tiền tệ để đo lường, tính toán giá trị của những đối tượng kế toán một cách có nguyên tắc. Mục đích là để tìm ra những khoảng chênh lệch giữa kế toán và thuế nằm trên tờ khai thuế.
  • Phương pháp tài khoản kế toán: Giúp doanh nghiệp phân loại đối tượng kế toán để theo dõi, phản ánh, kiểm soát các biến động của tài sản, vốn sở hữu, nợ phải trả. Mục đích là để đáp ứng cho công tác quản lý và kế toán.
  • Phương pháp tổng hợp cân đối kế toán: Là phương pháp tổng hợp những số lượng từ tài khoản kế toán. Mục đích là để chủ doanh nghiệp thấy được tình hình tài sản, hiệu quả sử dụng vốn và có cái nhìn tổng quan về dòng tiền của công ty.
Kế toán công và kế toán doanh nghiệp là hai ngành nghề khác biệt
Bốn phương pháp hạch toán chính mà doanh nghiệp thường dùng khi làm việc

4 yêu cầu cơ bản trong hoạt động kế toán doanh nghiệp

Trong hoạt động kế toán doanh nghiệp, kế toán phải đáp ứng được các yêu cầu sau:

  • Cập nhật số liệu kế toán thường xuyên, liên tục: Những số liệu tài chính kế toán phải được phản ánh liên tục từ khi phát sinh đến khi kết thúc nghiệp vụ tài chính, từ khi doanh nghệp thành lập đến khi chấm dứt hoạt động.
  • Cập nhật số liệu kế toán kịp thời, đầy đủ: Các số liệu kế toán cần được ghi chép, cập nhật đầy đủ, kịp thời vào chứng từ kế toán như phiếu thu, phiếu chi, bảng chấm công, bảng thanh toán lương, hóa đơn mua hàng, hóa đơn bán hàng, giấy báo có, giấy báo nợ v.vv..
  • Cập nhật số liệu kế toán chính xác, trung thực: Các số liệu kế toán cần được trình bày rõ ràng, dễ hiểu, chính xác, trung thực để phản ánh được bản chất của những nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh một cách rõ ràng.
  • Phân loại, sắp xếp số liệu kế toán hợp lý: Số liệu kế toán cần được phân loại, sắp xếp theo nội dung, trình tự một cách có hệ thống. Nhờ đó, kế toán có thể phản ánh thông tin nhanh chóng, kịp thời, đầy đủ, chính xác, không sai lệch.

Kế toán doanh nghiệp khác gì với kế toán công?

Nhiều người thường nhầm lẫn kế toán doanh nghiệp với kế toán công. Đây là 2 vị trí phản ánh chính xác nguồn vốn và tài sản của cơ quan quản lý. Tuy nhiên, hai ngành nghề này có sự khác nhau như trong bảng dưới đây:

Tiêu chí so sánh

Kế toán doanh nghiệp

Kế toán công

Đối tượng phù hợp

Doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị kinh doanh tư nhân

Cơ quan, tổ chức, đơn vị hành chính công; cá nhân, tổ chức không hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh

Lĩnh vực

Kinh tế - tài chính

Kinh tế - xã hội

Vai trò

Làm việc cho doanh nghiệp với mục đích phân tích doanh thu, chi phí phát sinh

Liên kết với những cơ quan chính phủ, thực hiện giao dịch với một số khách hàng và công ty

Trách nhiệm

  • Xây dựng báo cáo tài chính
  • Quản lý tiền lương, chi phí
  • Kiểm soát nội bộ
  • Lập kế hoạch ngân sách v.vv..
  • Kiểm toán tài chính cho chính phủ
  • Kiểm tra những tài liệu tài chính trước khi tiết lộ công khai
  • Quản lý những quỹ công cộng
  • Điều tra những vụ gian lận tiền

Hệ thống thông tin tài khoản sử dụng

Quyết định 48/2006/QĐ-BTC, quyết định 15/2006/QĐ-BTC, Thông tư 133/2016/TT-BTC và Thông tư 200/2014/TT-BTC.

Theo Thông tư 107/2017/TT-BTC

Quy trình làm việc 6 bước của kế toán doanh nghiệp
Kế toán công và kế toán doanh nghiệp là hai ngành nghề khác biệt

Quy trình làm việc kế toán doanh nghiệp

Để có thể hoàn thành tốt vai trò của minh, kế toán doanh nghiệp sẽ làm việc theo quy trinh sau:

  • Bước 1: Tổng hợp những nghiệp vụ kinh tế phát sinh

Đây là bước quan trọng nhất trong quy trình làm việc của kế toán doanh nghiệp giúp tập hợp các vấn đề phát sinh liên quan đến doanh thu, chi phí trong kỳ báo cáo. Đồng thời, bước này cũng giúp kế toán kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của những chứng từ kế toán trước khi hạch toán.

  • Bước 2: Thiết lập chứng từ kế toán gốc

Khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh hoặc vừa được hoàn thành, kế toán cần thiết lập trực tiếp chứng từ kế toán gốc để xây dựng hồ sơ kế toán hoàn chính. Các chứng từ kế toán cần thiết lập là hóa đơn, phiếu xuất - nhập vật tư, thu chi tiền mặt v.vv..

  • Bước 3: Lưu vào sổ kế toán

Căn cứ vào chứng từ gốc đã được đối chiếu, kiểm duyệt, kế toán doanh nghiệp sẽ hạch toán những bút toán theo nguyên tắc kế toán và luật hiện nay. Thường thì kế toán không phải tự làm mà bước 3 này đã có phần mềm kế toán hỗ trợ.

  • Bước 4: Làm các bút toán điều chỉnh và kết chuyển

Vào cuối kỳ, kế toán doanh nghiệp phải rà soát, kiểm tra những số liệu đã hạch toán (doanh thu, chi phí), tiến hành chỉnh sửa (nếu cần) và kết chuyển theo đúng nguyên tắc kế toán hiện hành. Kế toán cần nhập dữ liệu chúng từ vào hệ thống, sổ sách kế toán như sổ cái, sổ nhật ký chứng từ, sổ chi tiết v.vv..

  • Bước 5: Xây dựng bảng cân đối số phát sinh

Kế toán doanh nghiệp cần làm báo cáo tổng hợp số dư đầu kỳ, cuối kỳ và số phát sinh của những tài khoản trong kỳ kế toán theo mẫu F01-DNN (ban hành theo thông tư số 133/2016/TT-BTC (26/08/2016) hoặc mẫu S06-DN (ban hành theo thông tư số 200/2014/TT-BTC (21/12/2014). Việc làm theo mẫu nào tùy thuộc vào chế độ kế toán mà doanh nghiệp đã đăng ký với cơ quan chức năng.

Tài liệu này sẽ phản ánh tình hình tăng giảm của tài sản, nguồn vốn trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp giúp kế toán kiểm tra lại được bút toán và sổ sách kế toán.

  • Bước 6: Xây dựng bộ báo cáo tài chính, quyết toán thuế

Cuối cùng, kế toán doanh nghiệp phải lập báo cáo tài chính, tờ khai thuế, quyết toán thuế định kỳ theo quy định của cơ quan thuế hoặc yêu cầu của lãnh đạo.

  • Báo cáo tài chính: Bao gồm các giấy tờ như báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bản cân đối kế toán.
  • Tờ khai thuế: Bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng v.vv..

Các tài liệu này phải đúng theo mẫu được ban hành và đang có hiệu lực để cung cấp những số liệu kế toán đáp ứng công tác của cơ quan thuế và nhu cầu lập kế hoạch, ra quyết định của doanh nghiệp.

Học ngành kế toán doanh nghiệp khi ra trường bạn có thể làm chuyên viên tư vấn phân tích tài chính
Quy trình làm việc 6 bước của kế toán doanh nghiệp

Những vị trí việc làm phù hợp với chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp

Khi học ngành Kế toán doanh nghiệp, bạn sẽ có rất nhiều cơ hội để việc làm cũng như cơ hội thăng tiến vô cùng rõ ràng, minh bạch, dưới đây là một số vị trí khi học kế toán doanh nghiệp bạn có thể tham khảo:

  • Kế toán viên: Là người thu thập, ghi chép, kiểm tra, phân tích, xử lý, lập báo cáo những thông tin tài chính, kinh tế, thuế v.vv.. giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định kinh doanh chính xác. Họ có thể làm ở công ty tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ngân hàng, cơ quan nhà nước, trường đại học, trung tâm đào tạo kế toán v.vv..
  • Kế toán quản trị: Là người nắm các vấn đề thực trạng tài chính của doanh nghiệp giúp nhà quản lý đưa ra quyết định điều hành tối ưu. Công việc của họ là ghi chép, xử lý số liệu, hỗ trợ doanh nghiệp chọn lựa và quản lý những khoản đầu tư, quản trị rủi ro, lập ngân sách, kế hoạch, chiến lược và ra quyết định. Kế toán quản trị có thể làm cho doanh nghiệp tư nhân, công ty đại chúng, cơ quan chính phủ v.vv..
  • Trợ lý kiểm toán trong các công ty kiểm toán độc lập: Là người hỗ trợ kiểm toán viên thực hiện công việc và làm các nhiệm vụ như kiểm tra chứng từ, tài liệu báo cáo tài chính; hỗ trợ đánh giá thông tin tài chính, kế toán; tư vấn cho ban lãnh đạo, quản lý về các sai phạm trong xử lý thông tin tài chính v.vv..
  • Chuyên viên phân tích kinh doanh: Là người dùng nghiệp vụ để đánh giá tình trạng tài chính, kinh doanh của doanh nghiệp qua việc thu thập thông tin, phân tích, làm rõ yêu cầu của khách hàng; đưa ra mô hình, thuật toán, giải pháp phù hợp và hỗ trợ khách hàng xử lý các sự cố liên quan. Chuyên viên phân tích kinh doanh thường làm việc tại công ty tài chính.
  • Chuyên viên tư vấn phân tích tài chính: Là người tổng hợp, báo cáo, phân tích thông tin và đưa ra các lời khuyên kinh doanh cho doanh nghiệp. Chuyên viên phân tích tài chính là vị trí nhân sự cấp cao của mọi công ty, doanh nghiệp.
Kế toán doanh nghiệp phải thường xuyên cập nhật những quy định của pháp luật để giảm rủi ro pháp lý
Học ngành kế toán doanh nghiệp khi ra trường bạn có thể làm chuyên viên tư vấn phân tích tài chính
  • Chuyên viên kiểm soát tài chính: Là người điều hành, giám sát các hoạt động tài chính, kế toán của doanh nghiệp. Đây là vị trí thuộc ban điều hành cấp cao, đứng đầu bộ phận kế toán. Chuyên viên kiểm soát tài chính thường chỉ làm việc ở tập đoàn, công ty lớn.
  • Chuyên viên quản trị tài chính: Là người lập kế hoạch tổ chức, kiểm sát những hoạt động tài chính của doanh nghiệp như mua sắm, sử dụng quỹ, thường làm việc tại các công ty tài chính.
  • Nghiên cứu khoa học giảng dạy tại các cơ sở giáo dục và đào tạo nghề: Là người nghiên cứu hoặc giảng dạy bộ môn kế toán doanh nghiệp và các vấn đề liên quan đến tài chính.

>>>Xem thêm: Review 14 vị trí kế toán HOT và chi tiết mức lương hiện nay

Yêu cầu cần có vị trí nhân viên kế toán doanh nghiệp

Để có thể hoàn thành tốt vai trò, nhiệm vụ của mình, kế toán doanh nghiệp cần đáp ứng được các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng dưới đây:

Về kiến thức

Trước tiên, kế toán doanh nghiệp cần nắm được các kiến thức sau:

  • Kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ kế toán

Các kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ mà kế toán doanh nghiệp phải nắm là kiến thức về hạch toán, định giá tài sản, tính giá thành sản phẩm, thuế, nợ phải trả và những quy định liên quan. Đồng thời, kế toán doanh nghiệp cần có thêm kiến thức về quản lý tài chính, phân tích và lập báo cáo tài chính.

Kế toán doanh nghiệp cần nắm vững kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ để làm việc hiệu quả

  • Trình độ ngoại ngữ

Kế toán doanh nghiệp cần dùng được ít nhất một ngoại ngữ (thường là tiếng Anh) để có thể tiếp vận được nhiều tài liệu tham khảo đọc tài liệu kế toán quốc tế, hiểu được quy định kế toán quốc tế, trao đổi kinh doanh với các đối tác kinh doanh quốc tế và tham gia vào các dự án quốc tế.

  • Kiến thức công nghệ

Kế toán doanh nghiệp cần biết sử dụng phần mềm kế toán, quản lý tài chính và những công nghệ mới nhất để làm việc hiệu quả, nhanh chóng. Hơn nữa, việc nắm vững các kiến thức công nghệ cũng giúp tự động hóa quá trình kế toán, giảm thiểu sự khác nhau trong quá trình hạch toán của những kế toán viên và tăng cường sự chính xác của báo cáo tài chính.

  • Cập nhật nhanh chóng những quy định của pháp luật

Việc cập nhật những quy định thuế, tiêu chuẩn kế toán mới và các thông tin liên quan khác giúp kế toán viên áp dụng quy định mới nhất vào quá trình làm việc, giảm thiểu rủi ro pháp lý và tránh sai sót. Đồng thời, việc cập nhật kiến thức pháp luật cũng giúp kế toán đưa ra lời khuyên, đề xuất, quyết định kinh doanh phù hợp.

Kế toán doanh nghiệp là ngành có cơ hội việc làm rộng mở với mức lương 8 - 30 triệu đồng/tháng
Kế toán doanh nghiệp phải thường xuyên cập nhật những quy định của pháp luật để giảm rủi ro pháp lý

Về kỹ năng

Bên cạnh kiến thức, kế toán doanh nghiệp cũng cần có các kỹ năng sau:

  • Khả năng tư duy và phân tích logic

Kế toán doanh nghiệp cần có khả năng tư duy và phân tích logic để giải quyết vấn đề chính xác, hiệu quả và cố vấn, góp ý, đưa ra được giải pháp hữu ích cho cấp trên. Bên cạnh đó, kế toán doanh nghiệp còn cần có khả năng phân tích những số liệu để đưa ra các nhận định, đề xuất phù hợp với tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.

  • Tỉ mỉ, trung thực, minh bạch và trách nhiệm

Kế toán phải có sự tỉ mỉ, cẩn trọng để tránh những sai sót trong quá trình làm việc, đảm bảo báo cáo tài chính luôn chính xác, đáng tin. Nhờ đó, những bên liên quan hiểu rõ hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp, đưa ra được quyết định kinh doanh đúng đắn và đảm bảo việc tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp.

  • Có kỹ năng giao tiếp, đàm phán, thương lượng

Kế toán cần có khả năng giao tiếp tốt để trao đổi thông tin, giải quyết vấn đề và hỗ trợ đưa ra quyết định kinh doanh. Bên cạnh đó, kế toán cần có khả năng đàm phán tốt để đưa ra được đề xuất, thương lượng tối ưu, đem đến nhiều giá trị cho doanh nghiệp.

  • Nguyên tắc, kỷ luật

Kế toán doanh nghiệp cần làm theo đúng quy định, nguyên tắc và tinh thần kỷ luật cao để có thể hoàn thành công việc được giao.

Cơ hội việc làm của kế toán doanh nghiệp và xu hướng phát triển trong tương lai

Với sự gia tăng không ngừng nghỉ của các doanh nghiệp, việc làm của ngành Kế toán doanh nghiệp được dự báo sẽ tiếp tục tăng trong 10 năm tới.

Mức lương của kế toán doanh nghiệp hiện nay khá cao, từ 8 - 30 triệu đồng/tháng tùy vị trí, kinh nghiệm, trình độ chuyên môn.

Khi làm trong doanh nghiệp, bạn sẽ bắt đầu từ vị trí kế toán viên và phụ trách một mảng như kế toán kho, kế toán thanh toán v.vv.. Sau khi làm được 2 - 3 năm và đã có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn vững vàng, bạn có thể làm kế toán tổng hợp. Sau khi đã có kinh nghiệm dày dặn, bạn có thể được đề đạt làm kế toán trưởng để hướng dẫn, chỉ đạo công việc cho kế toán viên.

Kế toán doanh nghiệp là gì - Ngành học, việc làm và xu hướng phát triển
Kế toán doanh nghiệp là ngành có cơ hội việc làm rộng mở với mức lương 8 - 30 triệu đồng/tháng

Câu hỏi liên quan đến kế toán doanh nghiệp

Dưới đây là một số câu hỏi liên quan đến kế toán doanh nghiệp mà bạn có thể tham khảo thêm để hiểu hơn về ngành nghề này.

Ngành Kế toán doanh nghiệp học những gì?

Kế toán doanh nghiệp cần học các kiến thức về kế toán, tài chính, thuế, quản lý, luật pháp liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Một số ngành học phù hợp với kế toán doanh nghiệp là Kế toán, Tài chính, Kinh doanh, Quản trị kinh doanh và những ngành liên quan đến Kinh tế, Tài chính - Ngân hàng.

Ngành Kế toán doanh nghiệp học trường nào?

Nếu muốn làm kế toán doanh nghiệp, bạn có thể học ở:

Các trường Đại học liên quan đến kế toán, tài chính và quản lý doanh nghiệp. Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, Đại học Ngoại thương Hà Nội, Đại học Tài chính - Kế toán, Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh v.vv..

Bạn có thể học ngành Kế toán doanh nghiệp tại các trường Đại học có liên quan đến kế toán, tài chính và quản lý doanh nghiệp

Như vậy, kế toán doanh nghiệp là bộ phận giúp duy trì tài chính và góp phần vào sự sống còn của công ty. Khi học ngành Kế toán doanh nghiệp, bạn có thể làm ở nhiều vị trí như kế toán viên, kế toán quản trị, chuyên viên phân tích tài chính v.vv.. Nhìn chung, cơ hội việc làm của người học Kế toán doanh nghiệp rất rộng mở.

Nếu muốn tìm các việc làm liên quan đến kế toán doanh nghiệp và nộp hồ sơ ứng tuyển, bạn có thể vào ngay TopCV - trang tuyển dụng việc làm hàng đầu Việt Nam.

Nguồn ảnh: Sưu tầm

Link nội dung: https://melodious.edu.vn/ke-toan-doanh-nghiep-ra-lam-gi-a58688.html