Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hậu covid là tình trạng xuất hiện các triệu chứng khác thường trong cơ thể xuất hiện từ tháng thứ 3 kể từ khi mắc covid. Các dấu hiệu này sẽ kéo dài trong 2 tháng không thể giải thích bằng các nguyên nhân khác. [1].
Hậu Covid là các tình trạng diễn ra sau khi mắc Covid 19
Các nghiên cứu về di chứng thần kinh hậu Covid còn rất hạn chế. Tuy nhiên, virus corona có thể làm suy giảm hệ thống thần kinh hoặc thiếu máu não trong thời gian ngắn gây nên những biểu hiện như mệt mỏi, giảm khả năng tập trung và ghi nhớ, trầm cảm, rối loạn lo âu.[2]
Hậu Covid-19 gây suy giảm chức năng của hệ thần kinh
Theo thống kê, khoảng 68% bệnh nhân có dấu hiệu đau đầu, chóng mặt sau khi mắc Covid. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này do virus corona đã thay đổi hệ thống miễn dịch của thần kinh [3].
Đau đầu thường xuất hiện âm ỉ, hiếm khi thành cơn chủ yếu xuất phát từ 1 bên đầu sau đó lan ra vùng thái dương và vùng trán. Tình trạng này kéo dài trong vài tuần nhưng có thể chuyển biến thành mạn tính nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Đau đầu là di chứng hay gặp hậu Covid
Biểu hiện rối loạn giấc ngủ khá phong phú, có thể kể đến như khó đi vào giấc ngủ, ngủ không ngon giấc, mất ngủ, buồn ngủ vào ban ngày hoặc thay đổi thói quen đi ngủ.
Các vấn đề về tâm lý như trầm cảm, lo âu, rối loạn sau sang chấn (PTSD) có thể làm tăng tình trạng rối loạn giấc ngủ. Mất ngủ liên tục lại là nguyên nhân của sự căng thẳng, mệt mỏi, thay đổi nhận thức trong cuộc sống sau Covid.
Rối loạn giấc ngủ là tình trạng kéo dài sau khi mắc Covid
Hội chứng sương mù não bao gồm các biểu hiện như: không thể tập trung, dễ phân tâm, trí nhớ ngắn hạn giảm (quên chìa khoá để ở đâu, quên việc mình định làm,...) những biểu hiện này sẽ gây trở ngại trong sinh hoạt cuộc sống hằng ngày của người bệnh.
Đây là những biểu hiện bệnh nặng và cấp tính, do đó cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Người sau khi mắc Covid có thể gặp tình trạng hay quên
Bệnh não thường là những biểu hiện cấp tính của não sau khi nhiễm virus Corona xảy ra ở các bệnh nhân nặng gây nên những biểu hiện chức năng không bình thường của não.
Sau khi nhiễm covid, người bệnh có thể gặp phải tình trạng rối loạn ý thức (kích động, lú lẫn,...), cứng gáy, động kinh do các bệnh viêm não hoặc viêm màng não gây nên.
Sau khi mắc Covid, người bệnh có thể gặp tình trạng viêm não, viêm màng não
Khi gặp tình trạng nhiễm trùng, nếu không được điều trị triệt để thì các virus sẽ di chuyển theo dịch não tủy xuống tủy sống và gây bệnh ở vùng này.
Thông thường, sau vài tuần sẽ xuất hiện triệu chứng đầu tiên, tuy nhiên có thể lâu hơn tùy vào từng thể trạng người bệnh. Các dấu hiệu có thể nhận biết bệnh là bệnh nhân sốt cao, yếu cơ, mất cảm giác hai chân, đại tiểu tiện không tự chủ.
Viêm tuỷ lan tỏa có thể gặp sau nhiễm virus Corona
Khi nhiễm Covid, virus sẽ kích thích hệ miễn dịch, trong một số trường hợp hệ miễn dịch nhầm lẫn các tế bào thần kinh là những kháng nguyên độc hại, tấn công vào các tế bào này gây nên hội chứng Guillain - Barré (viêm đa rễ thần kinh).
Đây là bệnh cấp tính, tiến triển nhanh, đối xứng hai bên gây nên các triệu chứng như yếu tứ chi, suy giảm hoặc mất cảm giác, nếu không cấp cứu có thể dẫn tới suy hô hấp (do liệt các cơ hầu họng, khí quản).
Sau Covid, người bệnh có thể mắc viêm đa rễ thần kinh
Khi nhiễm Covid, người bệnh có thể bị rối loạn chức năng đông máu, tình trạng này diễn ra làm hình thành cục máu đông ở các tĩnh mạch gây nên tình trạng huyết khối tĩnh mạch ở não.
Tình trạng này làm cho máu không di chuyển được gây ra các dấu hiệu như co giật, rung giật nhãn cầu, rối loạn ý thức, đau đầu,... Đây là tình trạng cấp tính cần phải xử lý kịp thời.
Rối loạn đông máu có thể gây ra tình trạng xuất hiện huyết khối tĩnh mạch não
Do tình trạng rối loạn đông máu hoặc virus có thể làm tắc các động mạch trong não, mặt khác các virus cũng có thể tấn công các mạch máu gây nên tình trạng không cung cấp đủ máu cho não, do đó xuất hiện đột quỵ (tai biến mạch máu não).
Đột quỵ có thể ảnh hưởng rất lớn đến các cơ quan gây rối loạn ý thức, rối loạn hệ thần kinh thực vật, liệt nửa người, liệt tứ chi,...
Đột quỵ có thể là một di chứng hậu Covid
Virus corona có thể tấn công vào các tế bào có chức năng dẫn truyền xung thần kinh ở mũi từ đó chặn các tín hiệu gửi về não. Tình trạng này gây nên mất hoặc giảm khứu giác và vị giác trong thời gian các tế bào này hồi phục.
Thời gian các tế bào tự sửa chữa có thể kéo dài vài tuần hoặc vài tháng gây ra mất mùi, mất vị sau khi đã khỏi Covid.
Sau khi khỏi Covid, người bệnh có thể gặp tình trạng mất vị giác
Covid bùng phát tạo tâm lý hoang mang, căng thẳng với nhiều người. Kết hợp tình trạng cách ly trong thời gian lây nhiễm có thể gây nên những rối loạn tâm thần, những sang chấn tâm lý với người bệnh.
Việc tiếp nhận các thông tin về biến chứng của covid cũng gây nên cảm giác lo âu với nhiều người gây nên những vấn đề tâm lý sau khi đã khỏi bệnh như trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn nghi bệnh,...
Sau Covid, người bệnh có thể gặp các trạng thái tâm lý như rối loạn lo âu
Thực hiện các bài tập hít thở nhằm cải thiện thể tích phổi, hạn chế các biến chứng về hô hấp, cũng như cung cấp đủ oxy cho hệ thần kinh.
Bạn có thể dành 10 - 15 phút mỗi ngày tập các bài tập hít sâu, thở đều, không tập quá sức (dễ làm khó thở tăng lên) để cải thiện chức năng phổi.
Sau covid, bạn có thể tập thở để hỗ trợ chức năng phổi
Tập thể dục sau khi mắc covid, giúp nâng cao sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch. Bạn nên duy trì rèn luyện ít nhất 30 phút mỗi ngày và ít nhất 150 phút mỗi tuần.
Bạn có thể thực hiện các hoạt động giúp phục hồi phổi như hít đất, chèo thuyền, bơi lội, đi bộ và các bài tập nhẹ nhàng tuỳ từng thể trạng mọi người. Không quá tập gắng sức.
Tập thể dục mỗi ngày để nâng cao sức đề kháng
Ngồi thiền giúp cho cơ thể thoải mái, giảm tình trạng căng thẳng, stress, một số lo âu sau mắc covid. Ngoài ra, ngồi thiền cũng hỗ trợ các bài tập hít thở sâu, giúp hồi phục chức năng phổi.
Ngồi thiền để giúp cơ thể thoải mái, giảm căng thẳng
Cung cấp dinh dưỡng hợp lý để bổ sung nguồn nguyên liệu cho các tế bào hồi phục nhờ đó giúp thực hiện tốt các chức năng, nâng cao sức đề kháng.
Bạn nên bổ sung dinh dưỡng cân bằng giữa các nguồn thực phẩm giàu protid, lipid, glucid. Đồng thời tăng cường bổ sung rau xanh và hoa quả để bổ sung đầy đủ vitamin, chất khoáng, các chất chống oxy hóa cho cơ thể.
Sau Covid, người bệnh cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng
Các chất kích thích như rượu, cà phê có thể làm tăng mức độ căng thẳng hệ thần kinh, gây mất ngủ, gia tăng tình trạng mắc các bệnh tâm lý. Mặt khác, các chất kích thích còn làm tăng phản ứng viêm gây ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh. Vì vậy, để có sức khỏe tốt nên hạn chế sử dụng các chất này.
Không hút thuốc lá để tránh tác động xấu đến hệ thần kinh
Cần theo dõi sức khoẻ tinh thần thường xuyên, nên duy trì thói quen ngủ đủ giấc, ngủ vào một giờ nhất định, thực hiện các hoạt động thư giãn để tinh thần luôn thoải mái, tránh ảnh hưởng tâm lý xấu không đáng có đến cơ thể.
Thường xuyên nói chuyện với bạn bè để tinh thần thoải mái
Sử dụng các thực phẩm cải thiện tuần hoàn não như cá, hạt óc chó, trứng, thịt bò,... giúp cải thiện tuần hoàn máu não, giúp các tế bào thần kinh hoạt động tốt hơn. Ngoài ra có thể sử dụng thêm các sản phẩm bổ não để giúp cải thiện tuần hoàn não.
Bổ sung các thực phẩm tăng cường tuần hoàn não
Khi gặp các triệu chứng về thần kinh dưới đây, bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị:
Nếu xuất hiện tình trạng lo lắng, bồn chồn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám
Khi muốn kiểm tra các di chứng thần kinh hậu Covid, bạn nên đến khoa Nội hoặc khoa Thần kinh của các bệnh viện đa khoa để được thăm khám và điều trị. Tham khảo một số bệnh viện đa khoa uy tín sau:
Đến các cơ sở chuyên khoa uy tín để được thăm khám và điều trị
Di chứng thần kinh là tình trạng hay gặp ở bệnh nhân hậu Covid. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn các dấu hiệu nhận biết di chứng cũng như các cách hỗ trợ giảm biến chứng thần kinh. Nếu thấy bài viết hay và hữu ích, hãy chia sẻ cho người thân và bạn bè nhé!
Nguồn: NIH, UCLAhealth, Clinicaltrials
Link nội dung: https://melodious.edu.vn/cach-dieu-tri-hau-covid-tai-nha-a58454.html