Marketing gồm những mảng nào? Công việc Marketing là làm gì?

Hoạt động marketing như một nguyên tắc liên quan đến tất cả các hoạt động thu hút khách hàng và duy trì mối quan hệ với họ. Vậy Marketing gồm những mảng nào? Nếu bạn muốn bắt đầu làm việc ở đâu đó trong lĩnh vực tiếp thị, kinh doanh hãy cân nhắc và nguyên cứu những chuyên ngành khác nhau. Mỗi lĩnh vực sẽ cho phép bạn làm việc với hình thức truyền thông và quy trình hoạch định khác nhau để góp phần tạo nên hiệu quả của chiến dịch. Nghiên cứu kỹ lưỡng các chuyên ngành cũng giúp bạn đánh giá mức độ phù hợp giữa năng lực bản thân và cơ hội phát triển của ngành trong tương lai. Trong bài viết sau, Chuyên gia Marketing sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về các mảng trong Marketing và có được hướng đi sự nghiệp đúng đắn.

marketing gồm những mảng nào

Market là ngành nghề bao gồm tất cả những hoạt động hướng tới khách hàng tiềm năng để thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của họ thông qua việc tiếp thị sản phẩm dịch vụ, phát triển hình ảnh thương hiệu. Mục tiêu cao nhất của các hoạt động Marketing chính là trở thành cầu nối vững chắc giữa doanh nghiệp và khách hàng mục tiêu.

Nhiều chuyên gia đã nhận định rằng ngành Marketing vẫn còn khá mới mẻ dù có xu hướng bùng nổ trong nhiều năm trở lại đây. Để trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực Marketing, bạn không chỉ phải trang bị cho mình các kiến thức căn bản cần có mà còn cả các kỹ năng cần thiết phục vụ công việc lâu dài.

Tuy nhiên, các giáo trình hiện tại vẫn chưa chuẩn chỉnh lắm và còn nặng nhiều về lý thuyết. Vì vậy để học hỏi một cách tốt nhất, ngoài khả năng tư duy, bạn cần có tinh thần cầu tiến, ham học hỏi từ những công việc thực tế. Nếu mới bắt đầu, việc thực tập tại các Agency hoặc công ty quảng cáo sẽ là một lựa chọn đúng đắn.

Dịch vụ tham khảo:

1. Dịch vụ tư vấn marketing hiệu quả

2. Chuyên gia marketing-Võ Tuấn Hải

3. Phòng marketing thuê ngoài chuyên nghiệp

4. Đào tạo marketing inhouse

Nghề Marketing là gì?

Marketing hiện nay có khá nhiều mảng và lĩnh vực thực thi. Mỗi mảng lại đảm nhận các vai trò khác nhau.

Xây dựng thương hiệu là quá trình tác động mạnh mẽ đến nhận thức người dùng về sản phẩm, dịch vụ trong tâm trí khách hàng. Branding cần kết hợp được các hoạt động truyền thông để truyền tải thông điệp đến khách hàng một cách phù hợp và tối ưu nhất. Các chiến dịch Branding hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp tạo được sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh và xác định tốt thị trường mục tiêu.

Zendesk đã thực hiện một cuộc khảo sát người dùng về ý thức thương hiệu. Kết quả cho thấy có đến hơn 87% người tiêu dùng đánh giá cao việc xây dựng thương hiệu nhất quán trên tất cả các nền tảng truyền thông.

Điều này có nghĩa là khách hàng mong muốn các thông điệp, giá trị mà thương hiệu cung cấp đến họ phải được nhất quán dù là qua hình thức email, website hay bán hàng trực tiếp. Nếu nhận diện thương hiệu bị thay đổi ở một nền tảng nào đó thì cần đồng bộ cho tất cả các nền tảng khác. Đây cũng điểm chung tốt nhất để khách hàng ghi nhớ được thương hiệu.

Xem thêm:

1. Mục tiêu marketing là gì?

2. Khái niệm marketing

3. Thuật ngữ marketing

Xây dựng thương hiệu

Quảng cáo là hình thức sử dụng các phương tiện truyền thông để truyền tải thông tin về sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng. Bao gồm các phương thức trực tuyến như blog, mạng xã hội, website và các phương thức truyền thống như tạp chí, truyền hình, ngoài trời.

Quảng cáo khác với bán hàng cá nhân ở chỗ thông điệp mang tính “phi cá nhân” hướng đến đại đa số người dùng. Quảng cáo cũng khác với PR-quan hệ công chúng ở chỗ cần phải trả nhiều tiền để thực thi và có thể kiểm soát được thông điệp truyền tải.

Quảng cáo

Digital Marketing bao gồm các hoạt động quảng bá dựa trên nền tảng công nghệ kỹ thuật. Với sự phát triển mạnh mẽ của internet, Digital Marketing dần bị “xâm chiếm” và được đánh đồng với internet, hay còn gọi là quảng cáo online. Nói cách khác, quảng cáo online chỉ là một phần của Digital Marketing và là phần phát triển lớn mạnh nhất.

Theo đó, những hình thức Digital Marketing như SEO, Content Marketing, Social Media, E-commerce Marketing,... luôn được ưu tiên từ phần lớn doanh nghiệp bởi dễ dàng đo lường hiệu quả cũng như tối ưu chi phí.

Marketing kỹ thuật số

3 đối tượng chính mà Trade Marketing cần quan tâm nhiều nhất chính là Customer-khách hàng, nhà bán lẻ, Consumer-người tiêu dùng, Shopper-người mua hàng.

Trách nhiệm chính của Trade Marketing chính là làm sao thuyết phục được khách hàng chốt đơn và sử dụng dịch vụ. Nếu công việc của Brand team là giành chỗ đứng trong tâm trí khách hàng thì Trade team sẽ là cuộc chiến tại các điểm bán để thu hút khách hàng ưu tiên chọn lựa sản phẩm.

Các chiến lược phân phối, khuyến mãi, kích cầu tại điểm bán sẽ là công cụ giúp Trade Marketing thuyết phục được khách hàng một cách tốt nhất.

Dù Brand Marketing truyền thông có làm tốt đến mấy nhưng Trade Marketing không thể hoạt động hiệu quả thì rất có thể, khách hàng sẽ lập tức thay đổi ý định mua hàng.

Marketing thương mại

PR-quan hệ công chúng được xem là bộ phận phát ngôn quan trọng của một doanh nghiệp, là người định hình phong cách thương hiệu trong mắt các nhóm đối tượng: nhân viên nội bộ, đối tác, nhà đầu tư, người tiêu dùng.

Bộ phận PR có trách nhiệm giao tiếp với truyền thông để thông báo, quảng bá sản phẩm hoặc các hoạt động đầu tư và kết quả tài chính.

Để làm tốt mảng PR, bạn cần có kỹ năng giao tiếp tốt cũng như khả năng kết nối các mối quan hệ rộng rãi và tự tin trao đổi công việc với đối tác, nhà báo.

Về cơ bản, các chuyên gia PR quản lý hình ảnh và danh tiếng của doanh nghiệp. Các hoạt động PR được xem là cầu nối giữa công chúng với doanh nghiệp và phát triển mối quan hệ tích cực của hai bên.

Quan hệ công chúng

Nhiều chuyên gia nhận định rằng, nghiên cứu thị trường là quá trình thu thập và phân tích dài hài các thông tin về thị trường sản phẩm. Thông qua việc nghiên cứu, doanh nghiệp có thể biết được quá khứ, hiện tại và cả tương lai của ngành hàng. Nhờ vậy mà các mục tiêu được đo lường hiệu quả đúng cách và giảm thiểu rủi ro khi vận hành.

Nghiên cứu thị trường thường bị đánh đồng với trách nhiệm mang lại doanh số và lợi nhuận cao. Điều này không đúng vì đó là kết quả của tổng thể chiến dịch chứ không riêng thị trường.

Nghiên cứu thị trường được phân chia thành 6 mảng phổ biến, bao gồm:

Social Media là một phương thức truyền thông mạng xã hội, nơi đây được tạo ra với mục đích giúp mọi người liên hệ, trao đổi, chia sẻ và bày tỏ những cảm xúc, suy nghĩ và hành động của mình trên nền tảng trực tuyến. Khả năng tương tác mạnh mẽ mang lại cơ hội tiếp cận khách hàng mục tiêu một cách hiệu quả. Các kênh Social Media có lượng người dùng cao nhất hiện nay chính là Facebook, Instagram, Twitter, Google+,.. Tại đây, bạn có thể tha hồ quảng bá các sản phẩm của mình cũng như nhận được các ý kiến phản hồi từ người dùng nhanh nhất có thể.

Việc sử dụng mạng xã hội vào kế hoạch Marketing đòi hỏi sự đầu tư về cả thời gian và công sức. Mỗi doanh nghiệp cần tạo cho mình một kế hoạch Social tốt nhất với các mục tiêu rõ ràng, phân tích chuyên sâu sẽ giúp bạn tối ưu hóa kết quả đạt được.

Đồng thời, các dự án Digital Marketing sẽ bắt đầu từ việc lựa chọn mạng lưới công cụ, thời gian và người triển khai cần theo sát chiến dịch để có được những nhận định chính xác nhất về thị trường.

Marketing gồm những mảng nào-Phương tiện truyền thông

Marketing là bộ phần quan trọng cần thiết, được xem như “bộ não” của toàn bộ doanh nghiệp dù quy mô lớn hay nhỏ. Chính vì vậy, đây cũng là mảng có nhiều vị trí công việc đa dạng nhất hiện nay. Mỗi vị trí cần phải phù hợp với kiến thức và năng lực thì mới mang lại giá trị và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Đây là một trong những vị trí công việc phổ biến nhất của Marketing. Vị trí này bao gồm việc nghiên cứu, hoạch định các kế hoạch Marketing hỗ trợ sự phát triển của các chiến dịch quảng bá sản phẩm đến người dùng. Bên cạnh đó, các chuyên viên cũng đảm nhận việc nghiên cứu các xu hướng Marketing hiện tại và xác định nhu cầu của người dùng đối với sản phẩm.

Tại một số doanh nghiệp, chuyên viên Marketing còn triển khai và chuẩn bị các báo cáo dựa trên thông tin thu thập được như xu hướng tiếp thị, thị hiếu người dùng và mức giá cạnh tranh. Đây là vị trí khá phù hợp cho những ai mới bắt đầu để có thể hiểu được tổng quan về Marketing cũng như cách thức hoạt động của một bộ máy doanh nghiệp.

Marketing Specialist

Content Marketing cung cấp nội dung đến khách hàng và đảm bảo doanh nghiệp kết nối với đúng đối tượng mục tiêu. Content Marketing không chỉ bao gồm các nội dung đăng tải trên blog hay trang web của công ty mà còn là tất cả nội dung được xuất bản trên mọi phương tiện truyền thông.

Cách phân chia trách nhiệm công việc trong đội ngũ Content cũng tùy thuộc quy mô và yêu cầu doanh nghiệp. Nếu phân theo cấp bậc sẽ bao gồm:

Content Creator/ Content Marketing

Bất kỳ Marketer nào cũng hiểu được sự quan trọng của việc “on top” Google. SEO Specialist có trách nhiệm chính trong việc cải thiện thứ hạng website. Những nỗ lực tối ưu hóa công cụ tìm kiếm bằng các nội dung hữu ích và kỹ thuật SEO để tăng thêm độ uy tín và lưu lượng truy cập.

Bên SEO sẽ phối hợp với Content để đảm bảo hiệu quả cho các chiến dịch nội dung. Quy trình tối ưu hóa trang web thường sẽ bao gồm nghiên cứu từ khóa, viết nội dung chuẩn SEO và tận dụng kỹ thuật SEO để nhận được đánh giá tốt từ công cụ tìm kiếm. Tuy nhiên, các thuật toán xếp hạng của Google thường xuyên được thay đổi. Việc này đòi hỏi các chuyên viên cần cập nhật, phân tích và có sự am hiểu chuyên sâu trong phương thức triển khai. Đồng thời, bạn cũng phải biết thêm về phân tích hiệu quả SEO và điều chỉnh chiến lược sao cho phù hợp nhất.

SEO Specialist

Nếu đảm nhận vị trí này, công việc của bạn là quản lý các công cụ và trang mạng xã hội của doanh nghiệp. Các nhiệm vụ chính cần được đảm bảo trong suốt quá trình thực hiện bao gồm đăng bài cập nhật hằng ngày, theo dõi và phân tích khả năng tương tác, quản lý bài đăng, lịch đăng tương tự như các Content Creator. Ngoài ra vị trí công việc này cũng hỗ trợ doanh nghiệp duy trì hình ảnh thương hiệu và quyết định nên phát triển ở mạng xã hội nào để tiếp cận đối tượng mục tiêu dễ dàng nhất.

Bên cạnh đó, các chiến lược cho mỗi trang mạng xã hội có thể khác nhau tùy vào đối tượng tiếp cận. Vì vậy việc hoạch định kế hoạch sao cho tối ưu nhất cũng là công việc cần được đảm bảo.

Social Media Specialist

Email Marketing không chỉ là công cụ tiếp thị hiệu quả mà còn là phương thức duy trì mối quan hệ vững chắc với khách hàng. Họ chịu trách nhiệm quản lý danh sách liên hệ qua email, lập kế hoạch nội dung cho các chiến dịch ra mắt sản phẩm mới, cung cấp chương trình khuyến mãi gửi đến khách hàng.

Nghiên cứu thị trường là bước cần thiết tạo nên tiền đề cho sự phát triển của tất cả chiến lược Marketing. Những công việc này yêu cầu cao về khả năng thu thập, đánh giá và phân tích nhu cầu thị trường. Song song đó là khả năng giải quyết vấn đề hiệu quả.

Chuyên viên phân tích thị trường cũng đảm nhận phân tích chiến lược của các tổ chức, đồng thời nghiên cứu xem xét xu hướng của thị trường. Ngoài ra, họ cần thu thập những thông tin và dữ liệu về hành vi tiêu dùng, đối thủ cạnh tranh để xây dựng kế hoạch Marketing phù hợp nhất cho doanh nghiệp. Mục tiêu chính của giai đoạn này là xác định sản phẩm nào cần bán và cách bán như thế nào.

Chuyên viên quan hệ công chúng cũng sử dụng các công cụ truyền thông nhưng không để bán sản phẩm mà là tăng cường khả năng hiển thị hình ảnh sản phẩm và doanh nghiệp đối với công chúng mục tiêu.

Nhìn chung, bạn có nhiệm vụ xây dựng, duy trì và phát triển mối quan hệ tốt đẹp với toàn thể đối tượng tiếp nhận thông tin như nhân viên nội bộ, đối tác, nhà đầu tư, khách hàng, giới báo chí và những người có thể tiếp cận thông điệp.

Đồng thời, người làm PR cần theo dõi và nắm bắt phản ứng của người dùng đối với sản phẩm của mình để đưa ra các biện pháp giải quyết kịp thời khi phát sinh vấn đề. Người dùng quan tâm nhiều nhất đến quyền lợi của mình khi lựa chọn một dịch vụ nào đó. Vì vậy, chuyên viên PR cũng cần đảm bảo được lợi ích của khách hàng nếu họ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của mình. Một khi nhu cầu của người dùng được thỏa mãn thì doanh nghiệp tự khắc thu được lợi nhuận xứng đáng.

Public Relations Specialist

Sales là những người đảm nhận vai trò bán hàng của doanh nghiệp. Dù các mảng khác trong Marketing có sự tăng trưởng nhiều về độ nhận diện nhưng đội ngũ bán hàng là một trong những bộ phận cốt lõi của một doanh nghiệp. Các nhân viên Sales sẽ có nhiệm vụ tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, tư vấn và giúp họ tìm được giải pháp tốt nhất. Có thể nói, Sales chính là bộ mặt của cả doanh nghiệp khi tiếp xúc khách hàng.

Việc xây dựng đội ngũ Sales tiềm năng chắc chắn không thể thiếu trong toàn bộ quy trình chiến lược tiếp cận khách hàng tiềm năng.

Marketing là một trong những ngành hot và thu hút nhân lực nhất hiện nay. Học Marketing thi khối nào chắc chắn là câu hỏi đầu tiên khi có ý định đăng ký và theo đuổi ngành nghề này. Có thể nói, hệ thống xét tuyển Đại học ngày càng được cải tiến, gia tăng khả năng trúng tuyển của thí sinh bằng việc mở rộng khối ngành thi.

Có khá nhiều tổ hợp khối thi để bạn tham gia xét tuyển ngành Marketing tại các trường Đại học, Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp như:

Mỗi đơn vị đào tạo sẽ có các quy chế và sự lựa chọn khác nhau trong việc tạo ra tổ hợp xét tuyển. Để viết cụ thể và chính xác hơn các khối thi, tổ hợp thi, bạn có thể truy cập vào website chính thức của các trường để tham khảo trực tiếp.

Link nội dung: https://melodious.edu.vn/cac-mang-trong-marketing-a58234.html