Bộ phận Audit gồm những ai? Vai trò, chức năng của bộ phận Audit

Bộ phận Audit hiện là một phần quan trọng trong bộ máy tổ chức của doanh nghiệp. Bộ phận này có thể giúp doanh nghiệp đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao trong quản trị tài chính và hiệu quả hoạt động.

Vậy, bạn đã biết bộ phận Audit là gì hay chưa? Công việc, vai trò, chức năng của bộ phận này ra sao? Hay bộ phận Audit gồm những ai? Hãy cùng tìm hiểu tất cả những thông tin này qua bài viết sau đây của Ms Uptalent nhé! MỤC LỤC: 1- Phòng kiểm toán - Audit là gì? 2- Vai trò, chức năng của bộ phận Audit là gì? 3- Công việc của bộ phận Audit là gì? 4- Những vị trí công việc trong bộ phận Kiểm toán 5- Mức lương của ngành Audit 6- Kỹ năng của Auditor Tuyển dụng nhân sự cấp cao

>>> Xem thêm: Việc làm Kiểm toán

1- Phòng kiểm toán - Audit là gì?

Phòng kiểm toán (Audit Apartment) là một bộ phận chức năng trong các doanh nghiệp, tổ chức.

Trách nhiệm của bộ phận này là kiểm tra, đánh giá toàn bộ quy trình hoạt động, hệ thống quản lý rủi ro, cơ chế kiểm soát cũng như quy trình quản trị nhằm đảm bảo doanh nghiệp luôn hoạt động theo các khuôn khổ pháp luật cho phép.

Bộ phận Audit hoạt động một cách độc lập, khách quan và không bị chi phối hay can thiệp bởi các bộ phận khác trong công ty. Bộ phận này chỉ có trách nhiệm báo cáo cho Ủy ban kiểm toán của Hội đồng quản trị và các quản lý cấp cao.

2- Vai trò, chức năng của bộ phận Audit là gì?

Sau khi tìm hiểu khái niệm bộ phận Audit là gì chúng ta sẽ tiếp tục khám phá vai trò và chức năng của nó nhé!

2.1- Vai trò của bộ phận Audit

Ngày nay, kiểm toán là bộ phận chủ chốt trong quá trình quản lý hoạt động của doanh nghiệp. Bộ phận này giúp doanh nghiệp quản trị hoạt động hiệu quả, kiểm soát tốt rủi ro, từ đó đạt được các mục tiêu đã đặt ra.

Về cơ bản, bộ phận kiểm toán giữ các vai trò chính sau:

- Thứ nhất, đánh giá hiệu quả quy trình hoạt động, hệ thống kiểm soát, quá trình quản trị và tăng cường khả năng quản lý rủi ro.

- Thứ hai, tư vấn cho lãnh đạo doanh nghiệp các vấn đề liên quan đến xây dựng quy trình quản trị, kiểm soát dự án và đánh giá, quản lý rủi ro.

- Thứ ba, đảm bảo việc kiểm tra được thực hiện đúng quy trình nhằm đưa ra những đánh giá khách quan nhất về sự tuân thủ, tính hiệu quả và hiệu suất kinh doanh của công ty.

- Thứ tư, đánh giá, báo cáo lên HĐQT và ban Giám đốc thực trạng tài chính, kinh doanh cùng các vấn đề liên quan đến quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

- Thứ năm, bảo vệ các giá trị của doanh nghiệp, đảm bảo doanh nghiệp luôn tuân thủ các quy định pháp luật, đạo đức kinh doanh và cơ chế, quy trình hoạt động đã thiết lập. Bộ phận Audit bao gồm những ai

>>> Bạn có thể xem thêm: Audit là gì? Tất tần tật về Audit - Kiểm toán

2.2- Chức năng của bộ phận Audit

Bộ phận Audit có các chức năng chính sau:

Kiểm toán báo cáo tài chính và tình hình thực hiện công tác kế toán của doanh nghiệp

Đây được xem là trách nhiệm chính của bộ phận kiểm toán. Bộ phận này sẽ phải thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát tình hình hoạt động của doanh nghiệp và phải đảm bảo hệ thống tài chính luôn có độ tin cậy, chính xác cao.

Bảo vệ các giá trị quan trọng của doanh nghiệp

Bộ phận kiểm toán đóng vai trò như một người quan sát các hoạt động trong doanh nghiệp. Họ phải đảm bảo doanh nghiệp luôn tuân thủ các quy định của pháp luật và quy chế riêng đã đặt ra.

Bên cạnh đó, bộ phận này còn có trách nhiệm phát hiện những điểm yếu, sai sót và tư vấn cho ban lãnh đạo doanh nghiệp trong việc quản trị cũng như kiểm soát rủi ro.

Cải tiến hệ thống quản lý và quản trị trong doanh nghiệp

Thông qua việc kiểm tra, đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp mà bộ phận kiểm toán có thể phát hiện sớm những điểm yếu trong hệ thống quản lý và quản trị.

Từ đó, họ sẽ đưa ra những tư vấn, khuyến nghị phù hợp nhằm giúp công ty cải thiện và nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Các dữ liệu thực tế cũng cho thấy, một doanh nghiệp có bộ phận kiểm toán hoạt động hiệu quả sẽ giảm thiểu các vấn đề gian lận, gia tăng sự minh bạch và đạt hiệu suất hoạt động cao hơn.

3- Công việc của bộ phận Audit là gì?

Khi xem qua mục 1 phòng Audit là gì có lẽ bạn cảm nhận phần nào những nhiệm vụ công việc nặng nề, phức tạp mà bộ phận này phải thực hiện.

Để hiểu rõ hơn công việc của bộ phận kiểm toán, bạn có thể tham khảo một số đầu việc chính mà họ phải thực hiện sau đây:

- Lên kế hoạch kiểm toán bao gồm thời gian, cách thức thực hiện cụ thể. Quan trọng hơn hết là kế hoạch kiểm toán phải được lập dựa trên các cơ sở hợp lý.

- Xây dựng quy trình kiểm toán nhằm đảm bảo công việc kiểm toán diễn ra suôn sẻ và hiệu quả. Phòng kiểm toán sẽ phải xác định các bước trong quy trình kiểm toán và thứ tự thực hiện các bước đó.

- Thu thập thông tin phục vụ cho việc kiểm toán bằng các phương pháp thích hợp như kiểm toán cân đối, đối chiếu trực tiếp, đối chiếu logic, kiểm kê, điều tra, trắc nghiệm,…

- Phân tích, kiểm tra tính chính xác, pháp lý của báo cáo tài chính và các hồ sơ, dữ liệu liên quan.

- Ghi nhận các đánh giá liên quan đến các hoạt động, nghiệp vụ, con số hay sự kiện để có bằng chứng vững chắc cho việc đưa ra ý kiến và kết luận sau cùng.

- Đưa ra kết luận khái quát về báo cáo tài chính cũng như hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

- Thông báo cho lãnh đạo doanh nghiệp những sai sót phát hiện được trong quá trình kiểm toán và tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục, cải thiện tình hình hoạt động cũng như nâng cao hiệu quả kinh doanh. Vị trí trong bộ phận Audit

>>> Bạn có thể quan tâm: Vượt qua dễ dàng với bộ câu hỏi phỏng vấn về kiểm toán

4- Những vị trí công việc trong bộ phận Kiểm toán

Tiếp theo đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem các vị trí công việc thường thấy trong bộ phận Audit là gì nhé!

Thông thường, bộ phận kiểm toán doanh nghiệp sẽ có các vị trí công việc phổ biến sau:

4.1- Nhân viên kiểm toán nội bộ

Nhân viên kiểm toán nội bộ là người phụ trách việc kiểm tra thông tin, đánh giá hiệu quả hệ thống quản lý của doanh nghiệp. Vị trí này có trách nhiệm đảm bảo tính chính xác và hiệu quả cho tất cả hoạt động kinh doanh và phát triển doanh nghiệp.

4.2- Chuyên viên kiểm toán nội bộ

Chuyên viên kiểm toán nội bộ là người sẽ thực hiện các hoạt động kiểm toán theo kế hoạch và sự chỉ đạo của Trưởng phòng kiểm toán.

Bên cạnh đó, họ cũng tham gia vào việc xây dựng kế hoạch kiểm toán và tham gia xây dựng các quy trình, quy định về thực hiện kiểm toán nội bộ.

4.3- Trưởng phòng kiểm toán nội bộ

Trưởng phòng kiểm toán nội bộ là người đứng đầu bộ phận. Họ có trách nhiệm định hướng và chỉ đạo quá trình thực hiện công việc của toàn bộ phận.

Đồng thời, họ cũng là người giám sát, kiểm soát hoạt động tài chính cũng như các vấn đề liên quan đến các hoạt động kinh doanh, sản xuất, điều hành khác trong doanh nghiệp.

5- Mức lương của ngành Audit

Hiện tại, các vị trí công việc trong bộ phận Audit đang nhận được sự quan tâm của nhiều người bởi mức thu nhập và cơ hội việc làm tốt.

Với những bạn vừa ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm có thể nhận mức lương từ 8 - 10 triệu/tháng. Nếu có từ 2 - 5 kinh nghiệm làm việc thì mức lương sẽ dao động từ 12 - 15 triệu/tháng. Trong khi đó, những người có trên 5 kinh nghiệm làm việc có thể nhận mức lương trên 20 triệu/tháng.

Đây chỉ là một vài con số để bạn tham khảo. Thực tế, mức lương ngành Audit còn có thể cao hơn nếu bạn làm việc tại các công ty, tập đoàn lớn hoặc đảm nhận khối lượng công việc lớn, phức tạp. Mức lương trong ngành Audit

>>> Bạn có thể tham khảo: Tổng hợp các khóa học kiểm toán bạn nên học

6- Kỹ năng của Auditor

Phần tiếp theo Uptalent muốn chia sẻ về chủ đề Audit là gì chính là những kỹ năng cần có ở người kiểm toán viên (Aiditor).

Cũng giống như các ngành nghề khác, để có thể thực hiện công việc hiệu quả và thăng tiến trong sự nghiệp, kiểm toán viên cũng cần sở hữu các kỹ năng nhất định.

Sau đây là những kỹ năng cần thiết với một Auditor:

6.1- Kỹ năng làm việc nhóm

Quá trình kiểm toán thường bao gồm nhiều nhiệm vụ công việc khác nhau. Bạn sẽ phải phối hợp cùng những người khác để hoàn thành việc kiểm toán đúng thời hạn và hiệu quả.

Vì vậy, kỹ năng làm việc nhóm sẽ là chìa khóa quan trọng giúp bạn làm việc và cộng tác hiệu quả với mọi người. Bạn nên học cách hòa đồng và sẵn sàng hỗ trợ đồng nghiệp để quá trình kiểm toán diễn ra suôn sẻ, thuận lợi nhất.

6.2- Kỹ năng diễn giải và thuyết phục

Không phải cứ nắm bằng chứng trong tay là kiểm toán viên có thể khiến người khác chấp nhận các ý kiến, đánh giá của mình.

Do đó, bạn cần có khả năng diễn giải và thuyết phục tốt nhằm khiến người nghe sẵn sàng tiếp thu những gì mình trình bày.

6.3- Kỹ năng quan sát, tư duy logic

Mỗi một tình huống, vấn đề thường sẽ có nhiều cách nhìn nhận và biện pháp giải quyết khác nhau. Tuy nhiên, ngành kiểm toán đòi hỏi bạn phải giải quyết mọi việc một cách khoa học, chính xác.

Bởi vậy, bạn sẽ phải rèn luyện cho mình kỹ năng quan sát cùng tư duy logic nhằm có cái nhìn tổng quát, đầy đủ về các sự việc, vấn đề và có giải pháp hiệu quả nhất. Kỹ năng của Auditor

>>> Quan tâm thêm: Top 05 chứng chỉ Audit thông dụng hiện nay không thể bỏ lỡ

6.4- Kỹ năng giải quyết vấn đề

Trong ngành kiểm toán, để phát hiện những sai sót và đưa ra giải pháp phù hợp bạn cần nắm vững kiến thức chuyên môn cũng như am hiểu quy định của pháp luật.

Chính những điều trên sẽ là cơ sở lý luận vững chắc giúp bạn giải quyết mọi việc một cách chính xác và hiệu quả.

6.5- Kỹ năng nhận diện, nắm bắt vấn đề

Nếu như kế toán làm việc theo quy trình từ chi tiết đến tổng hợp thì kiểm toán viên là ngược lại. Bởi vậy, yêu cầu bắt buộc với người làm kiểm toán là phải nắm bắt vấn đề nhanh, chính xác để từ đó dễ dàng xác định các điểm sai, không phù hợp trong báo cáo tài chính.

6.6- Độc lập và khách quan trong tư tưởng

Với cái nhìn độc lập, khách quan trước mọi vấn đề, kiểm toán viên sẽ đưa ra những kết luận chính xác, công minh nhất. Đồng thời, họ cũng đảm bảo cân bằng tốt vấn đề lợi ích giữa các bên liên quan.

Lời kết

Như vậy, Ms Uptalent vừa chia sẻ cùng bạn khái niệm phòng Audit là gì, bộ phận Audit gồm những ai và vai trò, chức năng, công việc của bộ phận này.

Hy vọng những thông tin trong bài viết có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của bộ phận kiểm toán trong doanh nghiệp. Chúc bạn thành công! Dịch vụ headhunting - Săn đầu người -

HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp

Hotline: 08. 3636. 1080 Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com Website: https://hrchannels.com/ Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Nguồn ảnh: internet

Link nội dung: https://melodious.edu.vn/bo-phan-audit-la-gi-a58188.html