Bồi dưỡng là gì? Mục tiêu của việc bồi dưỡng

Trong ngành giáo dục hay các cấp quản lý Nhà nước luôn luôn không ngừng có những khóa huấn luyện bồi dưỡng cán bộ công nhân viên. Vậy bồi dưỡng là gì? Mục đích của bồi dưỡng như thế nào? và một số loại hình bồi dưỡng phổ biến đang được sử dụng ra sao, hãy cùng Liên Việt Education tìm hiểu về các vấn đề này nhé!

1 Bồi dưỡng là gì?

Bồi dưỡng là gì?
Bồi dưỡng là gì?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Quyết định 273/QĐ-BTP năm 2018 thì định nghĩa về bồi dưỡng được hiểu là:

Điều 3. Giải thích từ ngữ

2. “Bồi dưỡng” là hoạt động trang bị, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng làm việc.

Như vậy theo Luật thì bồi dưỡng chính là hoạt động giúp cho con người ngày càng nâng cao cả về kiến thức và kỹ năng thông qua việc thực hiện các công tác, buổi huấn luyện để trang bị, cập nhật và rèn luyện nhiều hơn.

Bồi dưỡng đặt trong ngành giáo dục chính là thông qua một quy trình cụ thể các cán bộ giáo viên, nhân viên trong ngành có thể học một khóa học bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ giáo dục.

Sau khi hoàn thành xong sẽ nhận được các giấy chứng chỉ chứng minh được năng lực và khả năng của bản thân đã được nâng cấp và cao hơn. Càng ngày càng tiến bộ để phục vụ và phát triển tốt hơn ngành giáo dục nước nhà.

Xem thêm: [Giải đáp] Giáo dục nghề nghiệp là gì? Vai trò của đào tạo dạy nghề

2 Mục tiêu của bồi dưỡng là gì?

Mục tiêu của bồi dưỡng chính là đem lại sự tiến bộ và khả năng cải thiện cho môic con người:

Thứ nhất mục tiêu chủ yếu của bồi dưỡng chính là nâng cao được kỹ năng nghề nghiệp, giáo dục, làm việc. Qua các khóa huấn luyện mỗi cá nhân sẽ được bồi dưỡng về chuyên môn, năng lực của mình trong một ngành nghề lĩnh vực cụ thể.

Ví dụ như trong lĩnh vực giáo dục mục tiêu của việc bồi dưỡng giáo viên là nâng cao được khả năng dạy học, giáo viên có thể có kỹ năng tư duy sáng tạo đổi mới trong phương pháp dạy, giúp đạt được các hiệu quả trong công tác truyền đạt kiến thức.

Thứ hai về mục tiêu đó là giúp khám phá và cải thiện năng lực, kiến thức.Việc bồi dưỡng chính là hướng đến đề cao và cải thiện năng lực hơn. Ở một ngành nghề nhất định luôn phải đòi hỏi sự tiến bộ và cải thiện không ngừng về năng lực cũng như kiến thức.

Nhất là trong thời đại công nghệ ngày nay đang phát triển vượt trội hơn bao giờ hết. Bồi dưỡng kiến thức như học thêm các lý thuyết mới, nâng cao tay nghề nhân công, học và sử dụng các thiết bị công nghệ giúp cho phần nào năng lực của mỗi người ngày càng hoàn thiện và bắt kịp được các xu hướng của thời đại.

Mục tiêu của bồi dưỡng.
Mục tiêu của bồi dưỡng.

Thứ ba rèn luyện năng lực cá nhân.Rèn luyện năng lực cá nhân chính là nâng cao năng lực nghề nghiệp và bổ trợ được những kỹ năng làm việc như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, quản lý thời gian,…nếu nâng cao được năng lực mỗi cá nhân có nghĩa là năng lực của cả cộng đồng cũng ngày càng tăng lên như thế sẽ tạo ra một xã hội ngày càng phát triển với nhiều lực lượng cá nhân có chất lượng tốt.

Tổng kết lại mục tiêu của việc bồi dưỡng chính là bổ sung những khuyết thiếu về mặt chuyên môn năng lực, gia tăng học hỏi về những tri thức mới. Hướng đến phát triển mỗi cá nhân và cộng đồng xã hội.

Thông qua mục tiêu chúng ta cũng có thể phần nào liên tưởng đến những đóng góp và vai trò của việc bồi dưỡng đối với từng ngành nghề, lĩnh vực trong xã hội.

Đọc thêm: Chất lượng giáo dục là gì?

3 Ý nghĩa của bồi dưỡng là gì?

Bồi dưỡng có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển đối với mỗi cá nhân và cộng đồng:

Đối với phát triển cá nhân

Ý nghĩa đối với mỗi cá nhân bao gồm:

Bồi dưỡng không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi cá nhân mà nó còn có ý nghĩa to lớn với cả cộng đồng.

Ý nghĩa của việc bồi dưỡng.
Ý nghĩa của việc bồi dưỡng.

Đối với phát triển cộng đồng

Ý nghĩa đối với sự phát triển của cộng đồng:

Tựu chung bồi dưỡng giống như một công cụ hướng đến sự phát triển, thúc đẩy tư duy sáng tạo và ngày càng hoàn thiện hơn ở mỗi con người. Nó có vai trò vô cùng quan trọng và to lớn đóng góp cho nền văn minh hiện đại ngày nay.

Sau đây chúng tôi xin được nêu ra một số loại hình bồi dưỡng cụ thể hiện nay để xem xem bồi dưỡng chính là quá trình học hỏi và hiện thực hóa trong bài giảng khóa học.

Tham khảo thêm: Phổ cập giáo dục là gì? Các quy định về phổ cập giáo dục hiện nay

4 Một số loại hình bồi dưỡng phổ biến

Một số loại hình bồi dưỡng phổ biến bao gồm:

- Giáo dục chuyên môn: đây là loại hình bồi dưỡng mang tính chất đào tạo, phát triển kiến thức và kỹ năng, năng lực trong một chuyên ngành cụ thể.

Mục tiêu của loại hình đào tạo này là hướng tới việc học tập và rèn luyện để trở thành một chuyên gia chuyên về lĩnh vực nào đó, bao gồm cả việc nắm vững kiến thức và lý thuyết.

Giáo dục chuyên môn thường được đào tạo thông qua một khóa học, trường đại học, trung tâm đào tạo.

Mô phỏng lớp dạy giáo dục chuyên môn.
Mô phỏng lớp dạy giáo dục chuyên môn.

- Đào tạo nghề nghiệp : đây cũng là một loại hình mang tính đặc trưng của bồi dưỡng, nhưng chuyên sâu hơn về đào tạo từng loại nghề nghiệp.

Mục tiêu của loại hình đào tạo này chính là chuẩn bị hành trang kiến thức cho người học về công việc và nghề nghiệp mà họ muốn theo đuổi sắp tới.

Đào tạo nghề nghiệp có thể học tại các trường nghề, trung tâm đào tạo nghề hoặc tại ngay chính nơi làm việc(Học việc).

Đọc thêm: Chương trình giáo dục là gì? Các chương trình giáo dục hiện nay

5 Kết luận

Việc bồi dưỡng là cần thiết và nó đem lại rất nhiều lợi ích, ý nghĩa. Trong nhiều ngành nghề đã và đang dần chủ động trong việc tổ chức các khóa huấn luyện, mở trung tâm đào tạo cho công nhân, viên chức.Việc này cho thấy sự quan tâm đến phát triển nhân vật lực của con người đang ngày càng được chú trọng hơn.

Hy vọng những kiến thức trên đây của Liên Việt Education sẽ mang lại nhiều điều bổ ích cho bạn đọc.

Chúc các bạn học tập thật tốt!

Công ty cổ phần giáo dục Liên Việt

Hà Nội

Hồ Chí Minh

Hotline: 1800.6581

Email: lienhe@lienviet.edu.vn

Website: https://lienviet.edu.vn/

Link nội dung: https://melodious.edu.vn/boi-duong-la-gi-a58090.html