Báo cáo tài chính là gì? 6 điều nhất định PHẢI BIẾT về BCTC

Báo cáo tài chính là một trong hồ sơ không thể thiếu trong các doanh nghiệp với mục đích thống kê lại tất cả các hoạt động kinh doanh và liên quan đến ngân sách của doanh nghiệp. Mời bạn cùng MISA MeInvoice tham khảo các thông tin liên quan đến báo cáo tài chính trong bài viết sau đây.

Lưu ý: Trước khi tìm hiểu về báo cáo tài chính trong kiểm toán, bạn có thể tìm hiểu trước về kiểm toán trong bài viết xem thêm dưới đây.

Xem thêm: [Mới] Kiểm toán là gì? Những công việc mà kiểm toán viên phải làm

1. Tổng quan về báo cáo tài chính

1.1. Báo cáo tài chính là gì?

báo cáo tài chính là gì

Báo cáo tài chính là các thông tin kinh tế được trình bày dưới dạng bảng biểu để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kinh doanh cũng như luồng tiền của một doanh nghiệp.

Báo cáo tài chính còn là phương tiện để trình bày khả năng sinh lợi nhuận, thực trạng tài chính doanh nghiệp tới các chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư, Cơ quan thuế, Ngân hàng, Các cơ quan chức năng…

Theo quy định, tất cả các doanh nghiệp trực thuộc các ngành, thành phần kinh tế đều phải lập và trình bày báo cáo tài chính năm. Tuy nhiên, các công ty (tổng công ty) có các đơn vị kinh tế trực thuộc, thì bên cạnh việc báo cáo tài chính năm sẽ phải làm báo cáo tài chính tổng hợp vào cuối kỳ kế toán.

Ngoài ra, các doanh nghiệp trực thuộc nhà nước, doanh nghiệp đã niêm yết trên thị trường chứng khoán thì bên cạnh việc lập báo cáo tài chính năm, sẽ phải lập thêm báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ.

1.2. Báo cáo tài chính tiếng anh là gì?

Báo cáo tài chính tiếng Anh là Financial Statement. Ngoài ra một số thuật ngữ về báo cáo tài chính tiếng anh thông dụng bạn có thể tham khảo bảng dưới đây.

Tiếng Việt Tiếng Anh Bảng cân đối kế toán Balance sheet Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Statement of income Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Cash flow statement Bản thuyết minh báo cáo tài chính Notes to the financial statements

1.3. Ai là người sử dụng báo cáo tài chính?

Có 2 nhóm đối tượng thường xuyên sử dụng báo cáo tài chính là:

1.4. Mục đích của báo cáo tài chính

Căn cứ theo điều 97, Thông tư 200/2014/TT-BTC có quy định về mục đích của BCTC như sau:

Báo cáo tài chính dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước và nhu cầu hữu ích của những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế.

Trong báo cáo tài chính phải cung cấp đầy đủ các thông tin của một doanh nghiệp về:

Ngoài ra trong BCTC cần có bản Bản thuyết minh Báo cáo tài chính nhằm mục đích giải trình thêm về các chỉ tiêu đã phản ánh trên các BCTC tổng hợp và các chính sách kế toán đã áp dụng để ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập và trình bày BCTC.

1.5. Vai trò của báo cáo tài chính

Một số vai trò quan trọng của báo cáo tài chính có thể kể đến như:

2. Báo cáo tài chính gồm những gì?

Một báo cáo tài chính của doanh nghiệp bao gồm các tờ khai quyết toán thuế (cho doanh nghiệp và cá nhân), bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và bản thuyết minh báo cáo tài chính. Mỗi phần sẽ có đặc điểm riêng biệt nhưng đều yêu cầu cung cấp thông tin trung thực, chính xác.

2.1. Bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán bao gồm tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Bảng này cung cấp các thông tin cụ thể về tài sản, khoản đầu tư, khoản phải thu, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, lợi nhuận chưa phân phối và các quỹ tại một thời điểm nhất định như cuối tháng, cuối quý hoặc cuối năm.

Bảng cân đối kế toán thể hiện nguồn vốn, tài sản và nợ phải trả của doanh nghiệp
Bảng cân đối kế toán thể hiện nguồn vốn, tài sản và nợ phải trả của doanh nghiệp

Tài sản bao gồm:

Nợ phải trả gồm:

Nguồn vốn:

2.2. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh bao gồm tất cả các khoản liên quan đến hiệu quả bán hàng như: doanh thu, chi phí, thuế và lợi nhuận. Cụ thể:

Các khoản thu nhập khác, chi phí khác và lợi nhuận khác cũng đều được ghi nhận tại bảng này để tính lợi nhuận và số tiền thuế cần nộp trong kỳ của doanh nghiệp.

Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

2.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ phản ánh hoạt động ra - vào dòng tiền của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định với các mục đích: Kinh doanh, đầu tư và tài chính.

Đây chính là báo cáo thể hiện tình trạng “sức khỏe” tài chính của doanh nghiệp.

Nhiều công ty có doanh thu cao nhưng dòng tiền vào kém do khách hàng nợ chưa thanh toán. Đến khi các khoản nợ không thể thu hồi quá nhiều có thể khiến doanh nghiệp gặp khó khăn lớn trong điều tiết nguồn vốn và làm tăng chi phí dự phòng gây ảnh hưởng đến kế hoạch đầu tư trong ngắn hạn và lâu dài.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

2.4. Bản thuyết minh báo cáo tài chính

Bản thuyết minh báo cáo tài chính giúp cơ quan thuế hiểu rõ và chi tiết các nội dung thể hiện trong báo cáo tài chính, nắm được tình hình hoạt động kinh doanh thực tế của doanh nghiệp. Đồng thời giúp người quản lý công ty nắm bắt được tình trạng sản xuất - kinh doanh thực tế để đưa ra định hướng phát triển phù hợp trong tương lai.

Trong bản Thuyết minh báo cáo tài chính, doanh nghiệp phải cung cấp các thông tin về:

Doanh nghiệp, kế toán viên quan tâm phần mềm MISA meInvoice & có nhu cầu dùng thử MIỄN PHÍ phần mềm với đầy đủ tính năng trong 7 ngày, vui lòng ĐĂNG KÝ tại đây:

3. Các loại báo cáo tài chính phổ biến hiện nay

3.1. Chia theo nội dung phản ánh trong báo cáo

Nếu xét theo nội dung phản ánh trong báo cáo thì có 2 loại chính là:

3.2. Chia theo thời điểm lập báo cáo

Nếu xét theo thời điểm lập báo cáo thì có 2 loại chính là:

4. Quy định về báo cáo tài chính

4. 1. Thời hạn nộp báo cáo tài chính

- Thời hạn chậm nhất để doanh nghiệp nộp báo cáo tài chính là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.

- Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế với các doanh nghiệp chia tách, hợp nhất, sáp nhập,… chậm nhất là 45 ngày kể từ ngày có quyết định về việc doanh nghiệp thực hiện chia tách, sáp nhập….

4.2. Mức phạt khi nộp chậm hoặc lập sai báo cáo tài chính

4.2.1. Vi phạm về tài khoản kế toán

Phạt tiền từ 5-10 triệu đồng với các hành vi dưới đây:

Với 2 trường hợp đầu tiên, mức phạt trên chỉ áp dụng với cá nhân vi phạm. Trường hợp tập thể vi phạm thì sẽ bị phạt tiền gấp đôi.

4.2.2. Vi phạm về lập và trình bày báo cáo tài chính

Phạt tiền từ 5-10 triệu đồng với các hành vi:

Phạt tiền từ 10-20 triệu đồng với các hành vi:

Phạt tiền từ 20-30 triệu đồng với các hành vi sau:

Phạt tiền từ 30-40 triệu đồng với các hành vi sau:

Ngoài ra, phạt tiền từ 5-10 triệu đồng với các trường hợp sau:

Phạt tiền từ 10-20 triệu đồng với các hành vi:

Như vậy, doanh nghiệp cần đảm bảo nộp hệ thống báo cáo tài chính đủ, chính xác và đúng thời hạn. Phần mềm kế toán ra đời giúp doanh nghiệp đáp ứng một phần các yêu cầu này như cung cấp hệ thống báo cáo tài chính đủ theo mẫu quy định tại thông tư. Phần mềm như MISA AMIS kế toán còn giúp doanh nghiệp rút ngắn thời gian lập báo cáo vì có tích hợp tính năng tự động lên bộ báo cáo tài chính từ dữ liệu đã có.

5. Hướng dẫn lập báo cáo tài chính

Nguyên tắc lập báo cáo tài chính

Căn cứ theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC để lập báo cáo tài chính doanh nghiệp phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

Chi tiết: 7 nguyên tắc lập báo cáo tài chính theo TT 200

Quy trình lập báo cáo tài chính

Để lập báo cáo tài chính bạn thực hiện theo các bước sau:

Chi tiết: 6 bước lập báo cáo tài chính NHANH - CHUẨN pháp luật

6. Giải đáp thắc mắc về báo cáo tài chính

6.1. Làm thế nào để có thể đọc báo cáo tài chính

BCTC được dùng để thống kê và phản ánh tất cả các hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm cả việc quản lý ngân sách của doanh nghiệp. Do đó, BCTC không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp mà còn là cơ sở đánh giá của những cơ quan nhà nước và những đối tác. Để biết cách đọc báo cáo tài chính, hãy tham khảo bài viết xem thêm dưới đây.

Xem thêm: [Mới] Hướng dẫn cách đọc báo cáo tài chính nhanh chóng

6.2. Làm thế nào để phân tích báo cáo tài chính?

Phân tích báo cáo tài chính là một trong những hoạt động không thể thiếu khi đọc báo cáo tài chính. Để biết cách phân tích báo cáo tài chính, hãy tham khảo bài viết xem thêm.

Xem thêm: [Mới] Hướng dẫn cách phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp

6.3. Báo cáo tài chính hợp nhất được hiểu như thế nào?

Báo cáo tài chính hợp nhất là một trong những tài liệu quan trọng được lập trên cơ sở hợp nhất báo cáo tài chính của công ty mẹ và công ty con. Để biết các thông tin chi tết về BCTC hợp nhất, hãy tham khảo bài viết xem thêm.

Xem thêm: Báo cáo tài chính hợp nhất là gì? Cách lập báo cáo tài chính hợp nhất

6.4. Làm thế nào để xử lý BCTC sai sót?

Trong quá trình lập và trình bày báo cáo tài chính, khó tránh khỏi những sai sót có thể xảy ra khi quản lý khối lượng dữ liệu lớn và phức tạp. Để xử lý BCTC sai sót, hãy xem bài viết dưới đây.

Xem thêm: Hướng dẫn cách xử lý báo cáo tài chính sai sót

6.5. Mẫu thuyết minh BCTC

Thuyết minh báo cáo tài chính là một phần không thể tách rời của báo cáo tài chính doanh nghiệp. Để tìm hiểu 2 mẫu thuyết minh BCTC, hãy xem bài viết xem thêm.

Xem thêm: Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính theo thông tư 200 và TT 133

Tạm kết

Trên đây là các thông tin liên quan đến báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, để giúp kế toán tổng hợp, kế toán trưởng theo dõi, quản lý tình hình sử dụng hóa đơn một cách nhanh chóng, chính xác thông qua các báo cáo, biểu đồ trực quan, MISA tiên phong ra mắt Phần mềm hóa đơn điện tử MeInvoice.

Báo cáo tài chính là gì? 6 điều nhất định PHẢI BIẾT về BCTC

MeInvoice đáp ứng đầy đủ các tiêu chí, yêu cầu theo Thông tư số 78/2021/TT-BTC và có thể kết nối trực tiếp với Tổng Cục Thuế. Qua đó, giúp quá trình thông báo phát hành hóa đơn của khách hàng diễn ra nhanh chóng, tiện lợi hơn và tăng độ tin cậy, tính pháp lý cho hóa đơn của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp, kế toán viên quan tâm phần mềm MISA meInvoice & có nhu cầu dùng thử MIỄN PHÍ phần mềm với đầy đủ tính năng trong 7 ngày, vui lòng ĐĂNG KÝ tại đây:

Link nội dung: https://melodious.edu.vn/cho-biet-hinh-anh-sau-day-la-buoc-nao-khi-tao-bao-cao-a45316.html