Liệu bạn đã biết cách khử mùi thịt dê hay cách làm thịt dê không bị hôi trong quá trình chế biến chưa? Cùng tham khảo ngay cách chế biến thịt dê không hôi của Vinh Hạnh Food với 8 phương pháp đơn giản sau đây nhé!
Thịt dê là nguồn thịt giàu đạm, tính hàn. Theo các tài liệu nghiên cứu của Đông y và y học ngày nay, thịt dê có thể:
Tuy nhiên, để chế biến các món ngon về dê, không phải ai cũng có thể làm. Các đầu bếp thường có câu: Bếp dê có thể làm các món hải sản, nhưng bếp hải sản thì không thể làm bếp dê. Điều này đã được kiểm chứng thực tế.
Vinh Hạnh Food chuyên cung cấp thịt dê tươi Ninh Thuận cho các nhà hàng, quán lẩu dê. Trong quá trình kinh doanh, giao hàng và trao đổi với các Bếp, chúng tôi tập hợp được một số mẹo khử mùi thịt dê từ các đầu bếp chuyên lẩu dê. Trong bài viết này, Vinh Hạnh Food xin chia sẻ 8 cách khử mùi thịt dê không bị hôi.
Mùi hôi của thịt dê nhiều nhất xuất phát từ tuyến mùi của chú dê nằm ẩn trên đầu phía sau cặp sừng. Đó là mùi quyến rũ bạn tình và cũng là lời khiêu chiến đối với tình địch của loài dê. Trong quá trình chế biến thịt dê, người đồ tể phải dùng dao cắt tiết thật bén và chỉ cắt một nhát, cắt phải đứt gân cổ và khi cắt phải nhằm giữa cổ con vật.
Ngoài ra, phần da cổ cũng có mùi ngáy, vì đây là nơi bài tiết qua lỗ chân lông của dê.
Dê già thường có mùi ngáy hơn dê tơ, dê đực có mùi ngáy hơn dê cái.
Mỡ dê cũng làm cho dê bị nồng mùi dê. Thường thì dê chăn thả tự nhiên sẽ ít mỡ, ngọt thịt và săn chắc hơn dê nuôi theo phương pháp nhốt chuồng.
Sự khác biệt giữa đầu bếp chuyên nghiệp các món về dê là phân biệt được đâu là dê già, dê tơ, dê đực, dê cái, dê núi, dê nhốt chuồng. Sau đó, tùy từng loại dê để có cách làm thịt dê không hôi khác nhau.
Thịt dê được rửa sạch bằng nước, chẻ nhỏ thành từng tảng, hoặc miếng nhỏ. Dùng rượu thoa đều lên bề mặt thịt dê, để ráo khoảng 15 phút trước khi chế biến các công đoạn tiếp theo.
Các loại rượu sử dụng để khử mùi thịt dê không hôi: rượu trắng, rượu ngâm thuốc Bắc, rượu sake, rượu vang…
Liều lượng rượu dùng phù hợp: 30 - 50ml rượu/ 1 kg thịt dê.
Nếu rượu có mùi nồng thì sử dụng với liều lượng ít hơn và ngược lại.
Dùng sả, gừng, riềng xay nhỏ, vắt lấy nước cốt. Cho hỗn trên vào thịt dê, trộn đều, để ráo, sau 15 phút vớt thịt dê ra và chế biến.
Cần lưu ý phải chọn gia vị tươi để mùi tinh dầu được nhiều.
Dùng lá chè nấu thành nước đặc, lấy nước chè trộn đều với thịt dê, để ráo. Liều lượng phù hợp: 50 - 70ml/ 1kg thịt dê. Nếu dùng quá nhiều nước chè, thịt dê sẽ có vị chát.
Dùng hỗn hợp nước đun sôi để nguội gồm nước và dấm để rửa thịt dê. Sau đó, vớt thịt dê ra để ráo và chế biến các công đoạn tiếp theo.
Ngoài ra, các bếp chuyên Dê còn có các bí quyết cao siêu hơn để xử lý các chú dê có mùi quá nồng. Lưu lại ngay những kinh nghiệm quý để xử lý mùi dê này nhé.
Cho 1 gói gồm sa nhân, đinh hương, sơn trà, tía tô đã đập dập và thái nhỏ vào 1 miếng vải sạch. Cột chặt miệng và cho vào nồi nấu thịt dê. Cách này sẽ khử mùi hôi thịt dê hiệu quả, cho nước thịt dê ngọt hơn.
Các gia vị cơ bản để ướp thịt dê gồm: gừng, riềng, sả, ớt, hoa hồi, hoa quế, đinh hương, vỏ hồi, ngũ vị hương…
Các loại nước mắm, mắm tôm, muối đường, tiêu, bột ngọt, bột nêm… cũng được sử dụng để điều vị.
Tùy thuộc vào thực đơn, đầu bếp sẽ có cách điều chỉnh các loại gia vị cho phù hợp với khẩu vị từng món.
Dê được chẻ thành từng tảng. Sau khi khử mùi bằng các bước trên, nếu mùi dê vẫn còn ngáy, sẽ áp dụng tiếp cách dùng nước luộc để khử mùi.
Cách làm: đun sôi nước, cho vỏ hồi, vỏ quế, sả, gừng, riềng đập dập vào nồi nước. Khi nước sôi và có mùi thơm, cho thịt dê vào luộc, đảo đều, cho lửa nhỏ lại để mùi thịt dê từ từ ngấm mùi ra nước luộc. Thời gian luộc khoảng 30-40 phút thì tắt bếp, vớt thịt dê ra và rửa sạch lại bằng nước lạnh, chế biến các công đoạn tiếp theo.
Các tuyến mồ hôi bài tiết qua lỗ chân lông, vùng da cổ là nơi bài tiết mồ hôi nhiều nhất. Vì vậy, các bếp sẽ đánh giá mức độ ngáy mùi của từng loại thịt dê. Nếu thịt dê quá ngáy mùi, họ sẽ đưa ra quyết định lột da cổ bỏ đi, hoặc lột da toàn bộ con dê. Sau đó, chẻ thịt dê ra thành từng tảng, từng miếng và ướp gia vị để chế biến.
Khi xào nấu thịt dê, bạn cho vào nồi 2-3 vỏ hạt đào hoặc trái sơn trà, một củ cà rốt hoặc củ cải có chọc lỗ thủng để nấu cùng thịt dê. Cách này sẽ làm khử mùi hôi thịt dê, vừa làm cho thịt dê nhanh chín. Thêm vào đó, bạn cũng có thể cho thêm 1/2 thìa bột cà ri vào để làm thịt dê loại hoàn toàn mùi hôi.
Rửa sạch thịt dê bằng nước nóng. Tiếp đó, thái thành những miếng to với một lượng hương liệu gồm hồi hương, quế, hồ tiêu,… Cho cả vào nồi luộc tới lúc sôi thì vớt thịt dê ra là đã khử hoàn toàn mùi.
Một cách khác, khi nấu thịt dê, bạn chỉ cần cho thêm vài miếng vỏ quýt hoặc tắc. Mùi hôi của thịt dê sẽ hoàn toàn biến mất.
Với các món xào thì bạn có thể sử dụng tỏi để khử mùi hôi thịt dê. Bạn cho khoảng 25g tỏi đã bóc vỏ vào xào cùng với 500g thịt dê. Cách này lấy mùi thơm từ tỏi để át đi mùi hôi của dê.
Có thể nói, để chế biến ra những món ngon từ thịt dê thật không dễ phải không ạ? Nó đòi hỏi một sự am hiểu nhất định về con dê, về thịt dê, và phương pháp nấu bếp, trên hết tất cả là sự tận tâm của người đầu bếp. Vì vậy, chỉ từ thịt dê, các đầu bếp đã xây dựng thực đơn chuyên dê từ 35 đến 75 món.
Hiện nay người dùng thường thích món đùi dê nướng, nướng ngay tại bàn.
Gia vị nướng thịt dê có thể chế biến thành dạng sệt gọi là sốt nướng thịt dê, hoặc dùng muối thảo mộc, muối ớt, đơn giản nhất là dê nướng mọi.
Ngoài ra, nhiều khách còn ghiền các món lòng dê luộc chấm mắm tôm: tim dê, cật dê, bao tử dê, cuống phổi dê, gan dê… Nước chấm thịt dê thường là: tương bần, chao sa tế hoặc mắm cái.
Nếu bạn có ý định theo đuổi nghề bếp chuyên các món về thịt dê, hay chuẩn bị mở một nhà hàng lẩu dê thì hãy đọc kỹ bài viết này. Tất cả những kinh nghiệm quý chúng tôi đã gói gọn trong bài viết. Hi vọng, trong thời gian tới, chúng tôi sẽ có thêm nhiều bài viết bổ ích cho cộng đồng kinh doanh thịt dê và sử dụng thịt dê trên cả nước.
Vinh Hạnh Food - Nhà cung cấp thịt dê chuyên nghiệp, uy tín trên toàn quốc!
Xem thêm các món ăn khác từ thịt dê:
Link nội dung: https://melodious.edu.vn/cach-khu-mui-thit-de-a44642.html