Khi nhắc đến châu Phi, bạn thường nghĩ đến những thảo nguyên bạt ngàn hay sa mạc với cư dân sống lẻ tẻ. Nhưng châu Phi là một châu lục rộng lớn với nhiều địa hình cũng như ngôn ngữ. Người dân châu lục này mang nhiều nền văn hóa khác nhau, nên ngôn ngữ ở đây cũng đa dạng giống như vậy. Hãy cùng tìm hiểu về các ngôn ngữ ở châu Phi, chúng được nói ở đâu và ai sử dụng chúng. ?Sự Đa Dạng Ngôn Ngữ Ở Châu Phi Bạn có biết theo rằng, theo các nhà ngôn ngữ học, có khoảng 1,000 đến 2,000 (có những nghiên cứu ghi là 3,000) ngôn ngữ được coi là ngôn ngữ thứ nhất ở châu Phi không? Nghĩa là khoảng một phần ba ngôn ngữ trên thế giới có thể được tìm thấy ở châu lục này. Ít nhất 75 trong số ngôn ngữ trên được một triệu người hoặc nhiều hơn dùng. Nigeria nói riêng có khoảng 500 thứ tiếng, trở thành một trong những đất nước đa ngôn ngữ nhất thế giới. Tuy có nhiều ngôn ngữ ở châu Phi nhưng chúng đa số nằm trong một vài nhóm cơ bản. Các học giả về ngôn ngữ chia chúng thành sáu ngữ hệ khác nhau: ngữ hệ Niger-Congo, ngữ hệ Phi Á, ngữ hệ Nin-Saharan, ngữ hệ Khoisan, ngữ hệ Nam Đảo, và ngữ hệ Ấn-Âu. Còn nhiều ngôn ngữ tách biệt chưa được phân loại và những ngôn ngữ ký hiệu được dùng khắp châu lục. ?Ngữ Hệ Niger-Congo Với số lượng ngôn ngữ từ 1,350 đến 1,650, ngữ hệ Niger-Congo là ngữ hệ lớn nhất tại châu Phi — và trên thế giới. Nó có thể được tìm thấy ở khắp châu lục, phần lớn ở các khu vực phía Tây, phía Trung và Đông Nam. Nó được chia thành họ Bantu và họ ngôn ngữ khác, đa số dựa theo khu vực địa lý với số lượng người nói ngôn ngữ Bantu tăng dọc theo phía Nam của lãnh thổ ngữ hệ Niger-Congo. Một trong số những ngôn ngữ hệ Niger-Congo dễ nhận ra nhất là Swahili, với khoảng 16 triệu người dùng làm tiếng bản ngữ và 82 triệu người coi là ngôn ngữ thứ hai. Tiếng Swahili chịu ảnh hưởng lớn của tiếng Ả Rập do lịch sử trao đổi buôn bán giữa châu Phi và người Ả Rập. Nó đôi khi được coi là ngôn ngữ làm việc của khu vực Đại Hồ châu Phi vì được sử dụng rộng rãi cũng như giảng dạy ở trường học tại Tanzania, Uganda, Cộng hòa Dân chủ Congo và Kenya. Những ngôn ngữ khác thuộc hệ Niger-Congo với hàng triệu người nói có thể kể đến Yoruba (dùng phần lớn ở Nigeria), Amharic (ở Ethiopia), Kirundi (ở Burundi), Lingala (ở Congo), Sesotho (ở Lesotho và một phần phía Nam của châu Phi) và Shona (ở Zimbabwe). Hiến pháp Nam Phi công nhận 9 ngôn ngữ Bantu — Xhosa, Ndebele, Zulu, Tswana, Swati, Sotho, Nam Sotho, Venda and Tsonga — là ngôn ngữ chính thức. Còn rất nhiều ngôn ngữ khác thuộc ngữ hệ Niger-Congo! ?Ngữ Hệ Phi-Á

Ngữ hệ lớn thứ hai là ngữ hệ Phi Á, gồm từ 200 đến 300 ngôn ngữ. Ngôn ngữ phổ biến nhất (và trên khắp châu lục này) là tiếng Ả Rập với khoảng hơn 150 triệu người nói, phần lớn sống ở các nước Bắc Phi như Tunisia, Ai Cập, Morocco, Algeria, Chad và Sudan (những người nói tiếng thổ ngữ khác nhau có lúc không hiểu được nhau).

Ngữ hệ Phi-Á gồm các ngôn ngữ như Somali, Berber, Hausa và Oromo, được dùng ở vùng Đông Bắc Phi và một phần của trung tâm Sahara cũng như các khu vực phía Bắc của châu lục.

?Ngữ Hệ Nin-Saharan

Có khoảng 800 ngôn ngữ trong ngữ hệ Nin-Saharan, trải dài khắp vùng Trung, Đông và Đông Bắc Phi, bao gồm Chad, Uganda, Tanzania và Kenya. Ví dụ của ngữ hệ Nin-Saharan có thể kể đến tiếng Lugbara ở Uganda, Zarma ở Niger và Dholuo ở Kenya.

?Ngữ Hệ Khoisan

Ngữ hệ Khoisan gồm 40 tới 70 ngôn ngữ, phần lớn được dùng ở vùng Nam Phi — Botswana, Namibia, Nam Phi và Angola. Ngữ âm của các ngôn ngữ này khá tương đồng, ví dự như phụ âm “click” (tặc lưỡi) đặc trưng mà chúng ta hay biết đến. Đơn âm này cũng xuất hiện ở các ngữ hệ khác, chẳng hạn như một phần tiếng Bantu. Tiếng Hadza ở Tanzania và tiếng Naro ở Botswana là hai ví dụ điển hình của ngữ hệ Khoisan.

?Ngữ Hệ Nam Đảo

Ngữ hệ Nam Đảo của châu Phi gần như chỉ được sử dụng tại đảo Madagascar ở bờ biển phía Đông Nam. Malagasy, một trong những ngôn ngữ chính thức của Madagascar, cũng thuộc ngữ hệ này và là kết quả của cuộc di cư của người Đông Nam Á hơn một thiên niên kỷ trước. Số lượng người sử dụng ngữ hệ này khá khiêm tốn, chỉ 20 triệu người.

?Ngữ Hệ Ấn-Âu

Đa số ngôn ngữ không phải ngôn ngữ mẹ đẻ của châu Phi đến từ ngữ hệ Ấn-Âu, bao gồm nhiều ngôn ngữ trên khắp thế giới như tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Hindi, tiếng Hy Lạp, tiếng Nga, tiếng Ba Lan,… Sự ảnh hưởng lớn của ngữ hệ Ấn-Âu ở châu Phi phần lớn là do thời kỳ thực dân. Người Pháp, Đức, Hà Lan, Bỉ, Bồ Đào Nha, Anh, Tây Ban Nha và cả người Ý đã đều có lúc kiểm soát thuộc địa khắp châu lục, và ngôn ngữ của họ để lại dấu tích đến tận ngày nay.

Phổ biến nhất trong ngữ hệ này là tiếng Pháp với khoảng 120 triệu người nói ở châu Phi, gần gấp đôi dân số nước Pháp. Đây cũng là ngôn ngữ trở nên phổ biến nhanh nhất châu Phi, nơi có số lượng người nói tiếng Pháp nhiều nhất thế giới! Ngôn ngữ này được nói ở các thuộc địa cũ của Pháp hoặc những khu vực có mối liên hệ với người Pháp — Burkina Faso, Mali, Rwanda, Senegal, Côte d’Ivoire, Chad, Cameroon, Benin, Madagascar, Guinea, Equatorial Guinea, Djibouti, Togo, Cộng hòa dân chủ Congo, Comoros, Gabon và Niger (tiếng Pháp là ngôn ngữ chính thức của các nước này).

Tuy tiếng Pháp rất phổ biến, đừng quên rằng còn rất nhiều các ngôn ngữ khác trong ngữ hệ Ấn-Âu ở châu Phi. Namibia, nơi từng là thuộc địa của Đức, có số lượng lớn người nói tiếng Đức, và ở những nước Mozambique, Cape Verde, Angola và Equatorial Guinea nói tiếng Bồ Đào Nha. Ngoài ra, tiếng Bhojpuri, một ngôn ngữ bản địa của Ấn Độ, cũng được sử dụng nhiều ở Mauritius. Chỉ có khoảng 7 triệu người nói tiếng Anh ở châu Phi, nhưng có khoảng vài trăm triệu người biết hoặc nói tiếng Anh sơ sơ, nhờ vào sự phổ biến của ngôn ngữ này trong luật pháp và giáo dục.

Đi xuống cuối châu lục đến Nam Phi và bạn sẽ tìm thấy một ngôn ngữ độc nhất vô nhị thuộc ngữ hệ này, mang trong mình lịch sử lâu năm. Tiếng Afrikaans được phát triển từ tiếng Hà Lan bởi những người Hà Lan đến định cư ở thuộc địa Cape vào giữa thế kỷ 17 và được nói chủ yếu ở Nam Phi (và một vài nơi ở Namibia ở phía Bắc). Ngôn ngữ này có lịch sử gắn liền với thể chế xã hội, chế độ A-pac-thai và đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của đất nước. Ngoài tiếng Afrikaans, tiếng Anh cũng được sử dụng nhiều (Nam Phi cũng từng là thuộc địa của Anh) và 2 ngôn ngữ này cùng với 9 ngôn ngữ bản địa Bantu đã được nêu trên là 11 ngôn ngữ chính thức của Nam Phi.

———-

Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích.

Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=89647

Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.

Tin công nghệ, điện thoại, máy tính, ô tô, phân khối lớn, xu hướng công nghệ cập nhật mới nhất

Link nội dung: https://melodious.edu.vn/tieng-chau-phi-a43983.html