Nổi đẹn là tình trạng có thể gặp phải ở nhiều đối tượng nhưng phổ biến là những người có sức đề kháng kém như trẻ em, người già. Dù không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng bệnh lại ảnh hưởng đến ăn uống và sinh hoạt, gây ra nhiều khó khăn, phiền toái. Để biết được nổi đen là gì? Nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị hiệu quả? Mời bạn cùng Nha Khoa Kim theo dõi bài viết dưới đây.
Nổi đẹn trong miệng (hay còn gọi là đẹn miệng, đẹn lưỡi) là tình trạng nhiễm trùng do nấm Candida albicans gây ra. Nấm Candida albicans sẽ phát triển quá mức và gây tổn thương khi bị tác động hoặc gặp điều kiện thuận lợi. Từ đó làm xuất hiện các lớp màu trắng mịn ở lưỡi, nướu răng, má trong,…
Nổi đẹn là tình trạng miệng xuất hiện các vết lở trắng gây đau nhức, khó chịu
Ban đầu, đẹn miệng chỉ là một đốm nhỏ li ti, có màu trắng vàng nhạt được bao bọc bên ngoài bởi một quầng đỏ hơi mọng nước. Lâu dần, đẹn miệng có thể bị vỡ và hình thành các vết loét hình tròn, màu trắng sữa, có đường kính từ 3 - 10mm hoặc hơn, chủ yếu xuất hiện ở môi, má, nướu, lưỡi.
Bệnh không gây nguy hiểm, thường tự khỏi sau 7 - 10 ngày và không để lại sẹo. Tuy nhiên, trong thời gian tồn tại, đẹn miệng ít nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, gây đau rát, khó chịu khi ăn uống, vệ sinh răng miệng.
Miệng xuất hiện các đốm nhỏ li ti màu trắng đục được bao quang bởi mảng đỏ
Bị đẹn miệng có thể xuất phát từ các nguyên nhân sau đây:
Các va chạm mạnh hoặc tác dụng phụ của thuốc điều trị là những nguyên nhân phổ biến gây nổi đẹn trong miệng
Bị nổi đẹn trong miệng làm sao hết là thắc mắc của rất nhiều người. Để giải đáp cho thắc mắc này Nha Khoa Kim xin liệt kê một số phương pháp điều trị tại nhà như sau:
Như đã thông tin ở trên, tình trạng căng thẳng, lo âu thường xuyên là một trong những nguyên nhân gây ra đẹn lưỡi. Vì vậy để tình trạng ngày nhanh chóng biến mất bạn nên nghỉ ngơi, thư giãn và giữ cho tinh thần thoải mái.
Thường xuyên nghỉ ngơi, thư giãn và đi ngủ đúng giờ
Cơ thể thiếu hụt các chất dinh dưỡng, đặc biệt là kẽm, axit folic, vitamin B6, B12,…cũng sẽ khiến bạn bị nổi đẹn. Vì vậy, việc bổ sung các loại thực phẩm có chứa các chất này vào bữa ăn hàng ngày là vô cùng cần thiết.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần hạn chế ăn các loại đồ ăn cay nóng, nướng và chiên vì đẹn thường xu hướng nhạy cảm với nhiệt độ.
Xây dựng và duy trì chế độ ăn uống khoa học, hạn chế ăn thức ăn quá cứng
Bạn nên đánh răng từ 2 - 3 lần/ngày với loại bàn chải có lông mềm. Sử dụng thêm chỉ nha khoa và nước súc miệng để làm sạch triệt để vi khuẩn, mảng bám có trong khoang miệng.
Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng giúp tăng khả năng làm sạch hiệu quả
Nước muối có tính sát khuẩn cao, giúp tiêu diệt lượng vi khuẩn trong khoang miệng một cách đáng kể. Vì vậy bạn nên súc miệng bằng nước muối sinh lý hàng ngày để giảm cảm giác đau nhức, khó chịu do đẹn miệng gây ra.
Súc miệng bằng nước muối giúp sát khuẩn, giảm đau và rút ngắn thời gian lành thương hiệu quả
Người bị đẹn lưỡi có thể sử dụng các nguyên liệu dân gian như khế chua, nước ép cà chua, mật ong, xác chè, cỏ mực, bột sắn dây,… để làm giảm các triệu chứng sưng đau.
Tuy nhiên, trước khi sử dụng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước, nhất là đối với những bệnh nhân đang sử dụng thuốc hoặc đang điều trị các bệnh lý khác.
Cách trị nổi đẹn trong miệng theo mẹo dân gian
Nếu các vết loét do đẹn miệng gây ra có các dấu hiệu sau đây, bạn cần đến gặp ngay bác sĩ để được kiểm tra, chẩn đoán và có phương án điều trị kịp thời:
Cần đến ngay bác sĩ nha khoa nếu vết loét lớn dần kèm theo sốt cao
Theo lời khuyên của các bác sĩ nha khoa, để phòng tránh nguy cơ bị nổi đẹn, bạn cần chú ý một số vấn đề sau đây:
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học và vệ sinh răng miệng đúng cách giúp ngăn ngừa đẹn miệng và sâu răng hiệu quả
Nổi đẹn là bệnh lý mà nhiều người thường hay gặp phải. Mặc dù bệnh lý này không gây nguy hiểm nhưng bạn cũng không nên quá chủ quan đồng thời chủ động phòng ngừa bằng cách vệ sinh răng miệng sạch sẽ và thăm khám định kỳ tại Nha Khoa Kim 6 tháng/lần.
Link nội dung: https://melodious.edu.vn/noi-not-den-trong-khoang-mieng-a43422.html