Hoa xuyến chi là loài hoa quá quen thuộc với chúng ta, đặc biệt là những ai ở các vùng nông thôn. Ở Việt Nam cây xuyến chi phân bố khắp các tỉnh thành từ Bắc vào Nam ở những bãi đất trống, ven đường, ven mương, đồng cỏ,… Cây xuyến chi có thân tròn, có lông và có thể phát triển đến độ cao khoảng 1m. Trên thân là những chiếc lá màu xanh nằm đối diện nhau và có hình răng cưa. Tuy là loài cây mọc hoang nhưng hoa xuyến có những công dụng dân gian rất tốt để chữa bệnh, ý nghĩa cũng như đặc điểm hoa xuyến chi, hãy cùng xem nhé!
Ở Việt Nam cây xuyến chi phân bố khắp các tỉnh thành từ Bắc vào Nam ở những bãi đất trống, ven đường, ven mương, đồng cỏ,… Cây xuyến chi có thân tròn, có lông và có thể phát triển đến độ cao khoảng 1m. Trên thân là những chiếc lá màu xanh nằm đối diện nhau và có hình răng cưa.
Xuyến chi còn được gọi là đơn buốt hoặc đơn kim, cây cúc áo, song nha lông, quỷ châm thảo được biết đến là một biểu tượng của tuổi thơ. Tên khoa học là Bidens Pilosa. Là loại cây thân thảo, có hoa thuộc chi Bidens, họ Cúc.
Hoa xuyến chi là hoa gì?
Là giống cây xuyến chi hoang mọc thành bụi, cao khoảng 1m hoặc có thể hơn. Lá đơn, lá mọc đối thì cuống dài, còn lá chét hình mác hì cuống ngắn, phần đáy hơn tròn, mép lá chét có hình răng cưa to, có thể có lông thưa hoặc không. Cành rậm, thường mọc theo nhóm. Cụm hoa tựa hình đầu, có gai, màu vàng, mọc đơn độc hoặc nhiều hơn ở nách lá hay đầu cành.
Hoa có 3 hay 5 cánh màu trắng bao quanh nhụy vàng. Sau này nhụy hoa trở thành hạt, có dạng quả bế, đầu hạt có gai. Những gai này giúp cây nhân giống bằng cách di chuyển theo gió, bám vào con vật hoặc con người, từ đó được sinh trưởng và phát triển.
Loài hoa xuyến chi có ý nghĩa “bên nhau mãi mãi”. Mặc dù là hoa mọc dại nhưng xuyến chi mọc dại lại mang trong mình một câu chuyện vô cùng cảm động và có phần đau thương.
Ngoài ra, ý nghĩa hoa xuyến chi còn thể hiện cho sự ngây thơ, hồn nhiên, trong sáng và mong manh của những cô gái nông thôn Việt Nam.
Hoa xuyến chi trắng cũng đại diện cho sức sống mạnh mẽ, bền bỉ dù ở bất cứ môi trường nào cũng có thể sinh sôi và phát triển.
Ý nghĩa loài hoa xuyến chi là mạnh mẽ, bền bỉ
Loài hoa xuyến chi ấy gắn liền một câu chuyện rằng…Rất lâu rồi đã từng có 1 người con gái như thế: Nàng là 1 người con gái có giọng hát du dương đủ làm ta say mê tất cả nhưng nàng ko hề xinh đẹp. Nếu không muốn nói là nàng xấu xí. Trong suốt quãng đời của nàng, chưa 1 lần nào nàng cảm nhận được sự quan tâm nên nàng ko bao giờ hiểu quan tâm là gì? “Nó là gì vậy? Tôi ko biết!” Và nàng sống cả đời trong sự cô đơn lặng lẽ, bởi chính nàng cũng ko nhận ra mình đang cô đơn. Và rồi cho đến khi có 1 người lữ khách đã say mê vì giọng hát của nàng, người ấy đến ở bên nàng, trò chuyện cùng nàng. Nhưng ko 1 lần nào người ấy đối diện với khuôn mặt ấy. Nàng không bao giờ nhận ra điều đó! Nàng chỉ biết rằng, lần đầu tiên, lần đầu tiên nàng hiểu thế nào là được quan tâm và nàng hạnh phúc…. Thời gian dần trôi, người lữ khách đã muốn ra đi… Níu kéo!…Níu kéo làm sao 1 người lữ hành? Níu kéo!…Níu kéo làm sao khi người ta không muốn nhìn ta nữa? Níu kéo…Sự níu kéo vô vọng,…biết vậy sao vẫn muốn níu…
Sự tích hoa xuyến chi...
Thời gian trôi, người con gái ấy đã hiểu thế nào là cô đơn…Người con gái ấy vẫn mong chờ, vẫn hy vọng sẽ có 1 ngày 1 người nào đó sẽ đến và dắt nàng ra khỏi SỰ CÔ ĐỘC. Thế nhưng, thời gian trôi, nỗi cô đơn ấy giết dần chính nàng, nàng héo khô như 1 bông hoa - 1 bông hoa xấu xí… Nàng chết đi, trở thành 1 loài hoa. Hoa không đẹp, không mĩ miều, không thơm ngát như những loài hoa khác… Nhưng khóm hoa ấy cứ mãi sinh sôi, nhanh thật nhanh như muốn vươn ra để kiếm tìm hơi ấm. Mỗi khi ta vô tình bước qua những hàng hoa xuyến chi xanh ngắt pha những trắng, vàng của đóa hoa nhỏ ta lại bị những hạt giống bám đầy trên áo, phủi mãi không buông! mà nó nào có đẹp đâu? Những hạt ấy chỉ mang 1 màu xấu xí! Nó cứ muốn níu kéo! Níu kéo ta mãi như như níu lấy bước chân người lữ hành… Nhưng loài hoa ấy vẫn sống! vẫn khát khao tìm lại những hạnh phúc… Nếu ta chưa từng hiểu thế nào là hạnh phúc thì ta sẽ chẳng biết trân trọng nó. Nhưng vì đã biết mà mất đi nên loài hoa ấy mới mới khát khao tìm lại sự quan tâm dù chỉ mỏng manh, dù chỉ là cái phủi tay hững hờ với sự tồn tại của nó!
Đặc tính nổi bật của cây xuyến chi là có tính hút đọc rất mạnh nên những cây hoa xuyến chi được thu hái ở khu công nghiệp, nơi nhiều khói bụi sẽ có hàm lượng kim loại nặng và độc tố có trong dịch chiết rất cao. Do đó nếu vô tình dùng phải loại cây này, bệnh không những không thuyên giảm mà còn vô tình mang chất độc vô người. Vì vậy, khi dùng cây xuyến chi như một cây thuốc chữa bệnh, cây phải được thu hái ở trên núi cao, nơi có không khí trong lành và không bị ô nhiễm mới có thể đảm bảo chất lượng của cây mang đến.
Tính hút độc rất mạnh có ở cây hoa xuyến chi
Do cơ địa của mỗi người khác nhau,, nên tác dụng của thuộc đối với mỗi người đôi khi cần phải gia giảm sao cho phù hợp. Vì thế khi áp dụng các bài thuốc trên cần được bắt mạch, có chuẩn đoán và tư vấn cụ thể.
Ở nhiều vùng quê, mọi người hay bị nhầm lẫn giữa tên gọi của cây hoa xuyến chi với cây cứt lợn, dù hình dáng của chúng hoàn toàn khác nhau.
Như đã nói ở trên thì hoa xuyến chi là một loại cây mọc hoang. Cũng chính vì thế mà khi nói hoa xuyến chi có khả năng chữa bệnh thì nhiều người sẽ không tin.
Tuy nhiên, qua kết quả chứng minh thì chúng tôi có thể kết luận rằng trong cây xuyến chi có chứa rất nhiều các thành phần hóa học tốt cho sức khỏe, cụ thể: - Nước: 9.8% - Mn: 2.2% - Mg: 2.3% - Ca: 1.1% - Photpho: 1.6% - Cr: 1.2% - Fe: 0.02% - Zn: 0.03% - Acetone: 2.8% - Methanol: 8.6% - Acetone: 2.5% - ….
Xuyến chi hội tụ nhiều thành phần hóa học tốt cho sức khỏe
Tất cả các thành phần trên đều rất tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó chúng còn rất hiệu quả trong việc sử dụng làm thuốc chữa ho từ hoa xuyến chi và có khả năng giảm đau hiệu quả. Còn theo đông y thì xuyến chi có vị đắng, nhạt, hơi cay, tính mát nên nó có tác dụng trong thanh nhiệt, mát máu, tiêu độc, sát trùng.
Với những tác dụng này của xuyến chi rất hiệu quả trong việc chữa viêm họng, sưng họng, phát sống, viêm ruột, tiêu chảy, kiết lỵ, viêm thấp khớp, dị ứng, mề đay, các bệnh ngoài da mẩn đỏ ngứa…. Bên cạnh đó thì ở một số nơi người dân còn sử dụng hoa xuyến chi để điều trị vết rắn cắn, côn trùng cắn độc bằng cách giã nát rồi sau đó đắp trực tiếp vào vết thương.
Cây xuyến chi thường được dùng lấy cả phần thân, lá và hoa để áp dụng chữa được nhiều bệnh khác nhau. Dưới đây là một số cách chữa bệnh bằng cây xuyến chi:
Giúp hạ sốt: lấy 20 gram lá và hoa xuyến chi giã nát với 20 gram sài đất. Sau lấy chắt lấy phần nước cho trẻ uống, còn phần bã đắp lên trán sẽ giúp hạ sốt nhanh chóng.
Chữa bệnh đau lưng do hoạt động quá sức: dùng 150 gram xuyến chi cùng với 250 gram đại táo sắc với 1 lít nước. Đến khi nước cạn còn 500ml thì chắt ra chia đều thành 3 lần uống. Để người bệnh dễ uống hơn có thể cho thêm mật ong vào.
Chữa viêm họng: lấy 15 gram cây xuyến chi, 15 gram sài đất, 15 gram kim ngân hoa, 15 gram cam thảo đất, 15 gram lá hung chanh đem sắc lấy nước uống hàng ngày sau mỗi bữa ăn 20 phút. Mỗi ngày nên uống 2 lần khi còn ấm.
Chữa bệnh về tiêu hóa: cắt lấy cả cây rồi cắt ra từng khúc ngắn, sau đó đem đi phơi khô và sắc lấy nước uống hằng ngày sẽ chữa trị được một số bệnh tiêu hóa như tiêu chảy, kiết lỵ,…
Chữa ngứa do dị ứng: đem 200 gram xuyến chi đun sôi với 1 hoặc 5 lít nước để tắm. Trong quá trình tắm dùng bã cây chà xát lên người để hiệu quả hơn. Tắm thường xuyên từ 3 đến 5 ngày sẽ giúp bệnh mau khỏi hơn.
Mật ong hoa xuyến chi ăn được
Chữa cam tích ở trẻ em: lấy 15 gram cây hoa xuyến chi với 60 gram gan lợn hấp chung với nhau và ăn khi còn nóng sẽ giúp cải thiện bệnh cam tích cho trẻ em.
Chữa trị viêm thận: hấp cách thủy 15 gram cây hoa xuyến chi giã nát cùng với 1 quả trứng gà để ăn hằng ngày sẽ có tác dụng chữa trị được bệnh viêm thận.
Chữa viêm gan do vius: dùng 20 gram xuyến chi, 20 gram diệp hạ châu, 15 gram bồ bồ, 15 gram cam thảo đất, 12 gram hạt dành dành sắc nước để uống mỗi ngày 2 lần.
Giảm đau răng, viêm lợi: ngâm 15 gram hoa xuyến chi với 200 ml rượu trong vòng 1 tuần, sau đó lấy ra ngậm để điều trị bệnh.
Điều trị bệnh đau nửa đầu: 30 gram xuyến chi, 20 gram trân châu mẫu, 3 quả đại táo. Đem tất cả các nguyên liệu trên sắc lấy nước và uống khi còn ấm để trị bệnh.
Chữa đau nhức do phong thấp: dùng 30 - 60 gram cây xuyến chi để sắc lấy nước uống mỗi ngày từ 2 - 3 lần sau mỗi bữa ăn. Uống từ 10 đến 15 ngày sẽ cải thiện được tình trạng bệnh.
Tham khảo thêm:>>
Ý nghĩa của hoa nhài và những công dụng của nó
Top 10 hoa hồng leo cực đẹp trồng tại nhà
Link nội dung: https://melodious.edu.vn/hoa-xuyen-chi-co-y-nghia-gi-a43396.html