Bị gout uống thuốc gì vẫn luôn là câu hỏi được nhiều độc giả đăng tải trên các diễn đàn sức khỏe. Trước khi giải đáp thắc mắc này, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu sơ lược về bệnh gout bạn nhé.
Bệnh gout hay còn được biết đến với tên gọi khác là thống phòng. Đây là một dạng viên khớp thường gặp gây ra bởi tác nhân là vi tinh thể, bệnh được đặc trưng bởi các đợt viêm cấp tái phát.
Nguyên nhân chủ yếu gây ra căn bệnh này là do hàm lượng axit uric trong cơ thể quá cao khiến các tinh thể urat lắng đọng ở các mô, gây ra tình trạng viêm với các biểu hiện điển hình trên lâm sàng là sưng, nóng, đỏ, đau tại vị trí các khớp. Đây là các đợt gout cấp, xen kẽ giữa các đợt gout cấp là giai đoạn không có triệu chứng, song lúc này các tinh thể urat vẫn tiếp tục lắng đọng.
Các chuyên gia y tế chỉ ra rằng các đợt gout cấp tính sẽ tái phát nhiều dần, khoảng thời gian không triệu chứng giữa các đợt gout cấp sẽ rút ngắn lại nếu người bệnh không có các biện pháp kiểm soát cũng như điều trị gout hiệu quả.
Hậu quả là các đợt gout cấp tái phát với tần suất thường xuyên hơn, đau âm ỉ các khớp diễn ra liên tục và người bệnh có thể bị tổn thương khớp vĩnh viễn, dẫn đến tàn phế. Khi bệnh tiến triển thành bệnh gout mãn tính, các hạt tophi sẽ xuất hiện từ đó gây tổn thương thận.
Hiện nay, mục tiêu điều trị bệnh gout là kiểm soát triệu chứng sưng đau trong đợt gout cấp, đồng thời dự phòng đợt gout cấp tái phát và hạ nồng độ axit uric trong máu thông qua việc sử dụng thuốc kết hợp với thay đổi lối sống.
Bệnh gout ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người bệnh
Để cải thiện các triệu chứng cũng như ngăn ngừa các cơn đau gout tấn công, bạn có thể phải sử dụng thuốc để điều trị. Vậy bị gout uống thuốc gì?
Thuốc điều trị gout được chia thành hai nhóm chính bao gồm:
Để biết chính xác câu trả lời cho câu hỏi bị gout uống thuốc gì, bạn cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám. Tại đây, các bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng và chỉ định người bệnh làm thêm một số cận lâm sàng để đánh giá tình trạng bệnh. Sau khi đánh giá được tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh hướng điều trị cùng các loại thuốc phù hợp.
Dưới đây là một số loại thuốc trị bệnh gout phổ biến, bạn đọc có thể tham khảo:
Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) là loại thuốc được các bác sĩ chỉ định trong điều trị cơn gout cấp tính. Thuốc có tác dụng giảm đau và giảm viêm gây ra bởi các tinh thể axit uric. Tuy nhiên, loại thuốc này không ảnh hưởng đến lượng axit uric trong cơ thể.
Một số loại thuốc chống viêm không steroid được sử dụng để điều trị gout cấp tính phải kể đến như Indomethacin, Naproxen, Sulindac… Nhược điểm của nhóm thuốc này là chỉ có tác dụng trong một thời gian ngắn và trong quá trình sử dụng thuốc, bạn có thể gặp phải các tác dụng không mong muốn, chẳng hạn như rối loạn tiêu hoá, buồn nôn, viêm loét dạ dày…
Colchicine là thuốc chống viêm uống theo toa, được chỉ định trong điều trị bệnh gout cùng các loại viêm khớp có liên quan đến tinh thể khác.
Thuốc Colchicine có thể đạt được hiệu quả cao nhất trong điều trị đợt gout cấp tính và cải thiện các triệu chứng trong vòng 36 giờ kể từ khi các triệu chứng bắt đầu xuất hiện. Tác dụng của thuốc có thể kéo dài từ 6 đến 12 giờ.
Ngoài ra, loại thuốc này có thể được kê liều thấp hơn như một loại thuốc dự phòng để ngăn các đợt gout cấp tái phát.
Tuy nhiên, việc sử dụng Colchicine liều cao có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ như tổn thương gan, tổn thương thận, suy tủy xương… Điều này đã được chứng minh bởi rất nhiều các nghiên cứu. Một số tác dụng không mong muốn có thể gặp phải khi sử dụng loại thuốc này bao gồm buồn nôn, nôn, tiêu chảy nặng, đau quặn bụng…
Khi việc sử dụng các thuốc chống viêm không steroid và Colchicine không mang lại hiệu quả trong điều trị gout cấp tính, bác sĩ có thể chỉ định cho bạn sử dụng Corticosteroid. Loại thuốc này có thể được sử dụng bằng đường uống hoặc đường tiêm tĩnh mạch trực tiếp vào khớp.
Một trong những loại Corticosteroid phổ biến được các bác sĩ chỉ định trong điều trị bệnh gout giai đoạn cấp không thể không kể đến đó là Prednisone. Khi sử dụng loại thuốc này, cơn đau có thể thuyên giảm trong một vài giờ sau đó.
Khác với các thuốc giảm đau và chống viêm, thuốc hạ axit uric máu có thể dùng lâu dài với mục đích giảm tính nghiêm trọng của các đợt viêm cấp tính, đồng thời ngăn ngừa biến chứng xảy ra.
Mục đích của việc sử dụng thuốc hạ axit uric máu là hạ nồng độ axit uric trong máu xuống dưới ngưỡng 300 umol/l đối với người bệnh đã có hạt tophi và dưới 360 umol/l với những trường hợp chưa có hạt tophi.
Khi sử dụng thuốc điều trị bệnh gout, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản xoay quanh chủ đề bị gout uống thuốc gì. Hy vọng với những chia sẻ trên đây, bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về các loại thuốc điều trị bệnh gout, đồng thời nắm được một số lưu ý khi sử dụng thuốc. Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi hết bài viết sức khỏe hôm nay của Nhà thuốc Long Châu.
Link nội dung: https://melodious.edu.vn/thuoc-chua-benh-gut-hieu-qua-a43238.html