Câu trả lời khá đơn giản: Khi xăm, các hạt màu được đưa vào lớp mô sâu hơn bên trong, thay vì lớp da ở ngoài dễ dàng bị bong ra. Nhưng đó chưa phải là tất cả.
Trong suốt chiều dài lịch sử, các nền văn hóa sử dụng rất nhiều phương pháp xăm mình khác nhau. Chiếc bút xăm đầu tiên là bản mô phỏng của chiếc máy khắc mà Edison phát minh. Đương nhiên nó được chạy bằng điện.
Bút xăm hiện đại ngày nay có rất nhiều kim nhỏ dẫn thuốc nhuộm đi sâu vào da khi các mũi kim đâm vào lớp da với tần suất kim đâm từ 50 - 3000 lần/phút. Các mũi kim đâm qua lớp biểu bì, cho phép mực thấm sâu vào lớp hạ bì, nơi có các sợi collagen, dây thần kinh, mạch máu...
Công nghệ ngày nay giúp mực thấm sâu vào lớp hạ bì của da.Mỗi lần kim đâm vào da, nó để lại một vết thương nhỏ, báo động cho cơ thể kích hoạt quá trình kháng viêm, kêu gọi các tế bào miễn dịch tập trung về vị trí các vết thương để chữa lành cho da. Đây chính là quá trình khiến hình xăm tồn tại mãi mãi.
Đầu tiên, các đại thực bào (những tế bào chuyên hóa chức năng) sẽ nuốt những kẻ xâm nhập vào da để ngăn viêm nhiễm. Ở đây chúng sẽ nuốt các hạt màu, rồi một số chúng sẽ di chuyển theo các mạch bạch huyết, đem theo cả thuốc xăm đi về hạch bạch huyết dưới da.
Trong khi một số tế bào khác sau khi nuốt xong thuốc màu tiếp tục nằm lại ở lớp hạ bì. Vì thế thuốc xăm vẫn nằm lại ở lớp hạ bì, chúng ta có thể nhìn thấy chúng trên da xuyên qua lớp biểu bì mỏng. Một số hạt mực còn tự do sẽ lơ lửng trong chất gel của hạ bì, trong khi số khác bị các tế bào da gọi là các nguyên bào sợi nuốt chửng.
Quá trình kháng viêm của cơ thể đã giữ hình xăm tồn tại mãi mãi.Trong lúc xăm, quả thực mực màu cũng có lắng ở lớp biểu bì mặt ngoài da. Đến khi da lành, lớp mực này bị bong ra cùng với da hư, nhìn chung giống hiện tượng da bị cháy nắng. Nhưng với các hình xăm chuyên nghiệp, ta sẽ không thấy hiện tượng phồng rộp hay bong tróc.
Cần 2-4 tuần để tái tạo lớp biểu bì. Thời gian này cần tránh phơi chỗ xăm dưới nắng hay đi bơi, để tránh làm hình xăm mất màu.
Một điều thú vị là các hạt mực vẫn nằm lại trong các nguyên bào sợi sau khi tế bào đó chết, và các tế bào gần đó hấp thụ lại tế bào đã chết, hấp thụ luôn hạt mực xăm. Vậy nên mực xăm luôn ở nguyên vị trí.
Nhưng theo thời gian, hình xăm vẫn có thể bị phai đi, nguyên nhân do cơ thể phản ứng lại với các hạt màu. Chúng bị các đại thực bào phá vỡ dần dần và đào thải ra ngoài theo cơ chế của hệ miễn dịch. Bức xạ tia cực tím cũng là một tác nhân quan trọng góp vào quá trình phá vỡ các hạt màu. Nhưng vì các tế bào da tương đối ổn định, nên đa số các hạt mực xăm vẫn nằm sâu dưới da suốt một đời người.
Hình xăm cũng có thể mờ đi đôi chút do ánh nắng mặt trời.Nhưng nếu hình xăm tồn tại mãi mãi thì làm cách nào để xóa nó đi. Về mặt kĩ thuật là có. Ngày nay, người ta dùng máy laser chiếu xuyên qua lớp ngoại bì, làm vỡ các hạt mực màu dưới da bằng các chùm tia có bước sóng khác nhau, tùy theo màu của hạt mực. Hạt màu đen là dễ vỡ nhất. Tia laser bắn hạt mực vỡ ra thành nhiều mảnh nhỏ, các đại thực bào dễ dàng dọn dẹp và xóa sổ các mảnh này.
Nhưng một số màu khó phá hơn, dai hơn hẳn các màu khác (khi xóa, hình xăm bị lem ra và nhòa đi dần dần). Vì lý do này việc tạo ra hình xăm vẫn dễ hơn nhiều với việc xóa nó đi.
Fata Nguyễn
Link nội dung: https://melodious.edu.vn/hinh-xam-bao-lau-thi-mo-a43077.html