Trẻ bị tay chân miệng kiêng gì và nên ăn gì để mau khỏi bệnh?

Tay chân miệng dù không phải bệnh mới nhưng vẫn là nỗi ám ảnh của nhiều phụ huynh khi con mình không may mắc phải bệnh này. Nhiều bố mẹ quan niệm bị tay chân miệng cần kiêng nước, kiêng gió, không được tắm, đây là những quan niệm sai lầm mà phụ huynh cần hiểu rõ. Vậy trẻ bị tay chân miệng kiêng gì và ăn gì để bệnh nhanh hồi phục?

Bài viết có sự tư vấn chuyên môn của ThS.BS Nguyễn Anh Duy Tùng - Trung tâm Thông tin Y khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM

Trẻ bị tay chân miệng kiêng gì và nên ăn gì mau khỏi

Bệnh tay chân miệng là gì?

Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm không còn xa lạ với các bậc phụ huynh, bệnh thường do siêu vi đường ruột gây ra, đối tượng dễ bị nhiễm bệnh là trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ.

Tay chân miệng nằm trong top 10 bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ mắc cao nhất ở nước ta. Chỉ tính từ 5 tháng đầu năm 2022, toàn quốc có đến 5.545 trường hợp mắc tay chân miệng, 1 trường hợp tử vong tại Bình Thuận đang gióng lên hồi chuông báo động cho các bậc cha mẹ trong việc bảo vệ và phòng ngừa tay chân miệng cho bé. (1)

Theo bác sĩ Duy Tùng tay chân miệng là bệnh có thể xuất hiện quanh năm và nguy cơ thành dịch lớn. Biến chứng của bệnh tay chân miệng có thể chuyển biến rất nhanh chỉ trong vòng vài giờ, vì vậy nếu trẻ không được điều trị kịp thời sẽ vô cùng nguy hiểm. Hiện nay tay chân miệng là bệnh chưa có thuốc đặc trị và chưa có vắc xin phòng ngừa. Điều trị tay chân miệng chủ yếu là kiểm soát triệu chứng.

Triệu chứng và biến chứng bệnh tay chân miệng có thể mắc phải ở trẻ?

Bệnh tay chân miệng có thời gian ủ bệnh từ 3-7 ngày, trong thời gian này, bệnh nhi chưa xuất hiện nhiều triệu chứng của bệnh. Đến thời kỳ khởi phát, trẻ sẽ có những triệu chứng của tay chân miệng như sốt, đau họng, đau rát ở miệng và chảy nước miếng, có trường hợp kèm theo nôn và tiêu chảy.

Triệu chứng điển hình của bệnh tay chân miệng là trẻ có những bóng nước với đường kính khoảng 2-3mm, có thể xuất hiện ở tay, chân, vùng niêm mạc má, lợi, thậm chí trong họng rất khó để quan sát… Các bóng nước tiến triển nhanh thành các vết loét làm cho trẻ đau, khó chịu và không muốn ăn. (2)

Theo bác sĩ Duy Tùng “vì tay chân miệng là bệnh chưa có thuốc đặc trị nên với những trường hợp nhẹ, có thể sử dụng các thuốc giảm đau, an thần. Tuy nhiên bố mẹ cần theo dõi bé sát sao để có thể kịp thời xử trí những biến chứng có thể xảy ra. Sau vài ngày bệnh có thể tự khỏi, những nốt hồng ban trên da sẽ tự lặn mà không để lại sẹo. Tuy nhiên với trường hợp nguyên nhân bệnh tay chân do virus Entero 71 thì cần chú ý đặc biệt vì chủng này có thể gây biến chứng nặng như viêm màng não, viêm não, phù phổi, viêm cơ tim, nếu không xử trí kịp thời có thể dẫn tới tử vong”.

Triệu chứng và biến chứng bệnh tay chân miệng ở trẻ
Triệu chứng điển hình của bệnh tay chân miệng

Tham khảo: Tay chân miệng có lây không?

Trẻ bị tay chân miệng kiêng gì?

Việc chăm sóc đóng một vai trò quan trọng trong việc điều trị tay chân miệng cho trẻ. Vậy trẻ bị tay chân miệng nên kiêng gì và cần làm gì để trẻ nhanh chóng hết bệnh. Bố mẹ có thể lưu ý những vấn đề sau đây: (3)

Bác sĩ Tùng chia sẻ “tôi thường nhắc nhở các vị phụ huynh khi con mình bị tay chân miệng thì mình nên cho bé ở nhà vì khi ở nhà sẽ chăm sóc bé được tốt hơn, dễ theo dõi biến chứng và đặc biệt không làm lây bệnh ra cho các bé học chung và lây ra cho cộng đồng. Thời gian ở nhà tối thiểu là 10 ngày để đảm bảo đây là giai đoạn siêu vi có thể thải ra ngoài được nhiều, không lây cho các bé khác. Đồng thời khi mình ở nhà rồi cũng cần báo cho nhà trường biết con mình bị tay chân miệng để nhà trường có thể làm vệ sinh khử khuẩn toàn bộ khu vực mà con mình có khả năng thải ra siêu vi, việc này sẽ hạn chế được lây lan cho những bé khác.”

Trẻ bị tay chân miệng kiêng gì
Trẻ bị tay chân miệng kiêng gì?

Trẻ bị tay chân miệng kiêng ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ tăng đề kháng và mau hồi phục. Vậy những thực phẩm nào mà trẻ bị tay chân miệng nên kiêng ăn, bố mẹ có thể tham khảo qua một số lưu ý dưới đây:

Trẻ bị tay chân miệng kiêng ăn gì
Trẻ bị tay chân miệng kiêng ăn gì?

Trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì?

Trẻ bị tay chân miệng ăn gì để nâng cao sức đề kháng chống lại tác nhân gây bệnh là điều mà phụ huynh nào cũng quan tâm. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý cùng chế độ dinh dưỡng đúng cách sẽ mang lại nhiều lợi ích cho trẻ trong quá trình điều trị và hồi phục bệnh.

Bố mẹ cần nắm các nguyên tắc khi xây dựng chế độ dinh dưỡng nhằm nâng cao hệ miễn dịch của trẻ bao gồm:

Phụ huynh cũng cần lưu ý tuy vitamin C có tác dụng nâng cao hệ miễn dịch, chống dị ứng nhưng bố mẹ không nên cho trẻ ăn các loại trái cây có vị chua như chanh, cam… vì có thể làm trẻ có cảm giác bị xót miệng khi ăn, thay vào đó bố mẹ có thể bổ sung các loại trái cây có vị ngọt nhé khác như dưa hấu.

Trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì
Trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì?

Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng

Tay chân miệng là bệnh lây nhiễm từ người sang người, dễ lây lan thành dịch, vì vậy để chăm sóc bé yêu tốt nhất và hạn chế tối đa tình trạng lây lan này, bạn cần chú ý những điều sau:

- Cách ly trẻ bị bệnh với những trẻ còn lại đang sống chung trong một gia đình.

- Người lớn khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng phải đeo khẩu trang cho cả mình và trẻ. Sau khi chăm sóc xong thì phải rửa tay bằng xà phòng và nước sạch.

- Quần áo của trẻ bị tay chân miệng phải được giặt riêng. Nếu được, nên luộc bằng nước sôi trước khi giặt bằng xà phòng và nước sạch.

- Những đồ vật dùng chung như đồ chơi, bình sữa, ly, chén của trẻ bị tay chân miệng phải dùng riêng với những trẻ khác. Đồng thời phải được làm sạch bằng xà phòng và nước sạch.

- Vệ sinh, tắm rửa cho trẻ bị tay chân miệng mỗi ngày.

Theo bác sĩ Duy Tùng, khi chăm sóc trẻ tại nhà, các bậc phụ huynh có thể lưu ý một số điều như: Thứ nhất là chế độ ăn. Chế độ ăn đối với tay chân miệng rất là quan trọng. Bởi nếu không để ý, có thể vô tình làm trẻ sợ, trẻ biếng ăn luôn. Chúng ta phải làm cho thức ăn đừng quá nóng, cay, thậm chí để hơi mát mát cũng được. Và nếu cần thì chúng ta phải xay nhuyễn ra bởi vì trẻ rất đau, không thể nào nuốt được những thức ăn cứng, nóng, chua, cay. Có những trẻ bình thường thích uống nước cam lắm, nếu bây giờ trẻ không thích uống thì cũng không không nên ép, ép trẻ sẽ sợ.

Một vấn đề cần phải quan tâm nữa là chúng ta phải chú ý giữ gìn vệ sinh răng miệng. Bởi vì những trẻ bị tay chân miệng rất ngại đánh răng và chảy nước miếng rất nhiều nhưng không dám nuốt. Nếu chúng ta không giữ vệ sinh răng miệng cho tốt, thì sau khi trẻ khỏi tay chân miệng sẽ bị viêm nướu, viêm nướu răng và nhiễm trùng. Thì lúc đó rất là khó bởi vì trẻ đã sợ ăn vì tay chân miệng sau lại không ăn vì viêm nướu, đưa đến tình trạng suy dinh dưỡng. Không ủ kín trẻ tránh để bội nhiễm da, cần cho trẻ mặc đồ thoáng, mềm và thấm hút mồ hôi.

Như đã nói, bệnh tay chân miệng có khả năng lây lan rất cao. Dù đã thực hiện đầy đủ các cách để hạn chế tối đa tình trạng lây nhiễm, nhưng phụ huynh cũng phải thường xuyên quan sát, theo dõi những trẻ chưa bị bệnh mỗi ngày. Nếu thấy trẻ có những biểu hiện như sốt, đau miệng, bỏ ăn, nổi ban tay chân thì phải đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám ngay.

Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh quy tụ các chuyên gia đầu ngành, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm khám và điều trị bệnh lý cho trẻ em. Bên cạnh đó, khoa Nhi BVĐK Tâm Anh cũng trang bị hệ thống trang thiết bị kiểm soát nhiễm khuẩn, áp dụng quy trình diệt khuẩn, chống nhiễm khuẩn đa phương pháp theo tiêu chuẩn Quốc tế, giảm thiểu tối đa nguy cơ lây truyền chéo cho trẻ khi đến thăm khám và điều trị.

Để đặt lịch khám với các bác sĩ tại hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, vui lòng liên hệ:

Hy vọng bài viết trên đã giải đáp thắc mắc của phụ huynh về vấn đề trẻ bị tay chân miệng kiêng gì và nên ăn gì. Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và phổ biến vì vậy khi trẻ có dấu hiệu bệnh, bố mẹ nên đưa ngay bé đến bệnh viện thăm khám để có phương án điều trị kịp thời.

Link nội dung: https://melodious.edu.vn/benh-chan-tay-mieng-kieng-gi-a42761.html