Đây là câu hỏi gây nhiều tranh cãi trong lịch sử của hai quốc gia lớn nhất Bắc Mỹ. Xã hội Canada và Mỹ đều nghĩ rằng quốc gia của mình mới là nơi đáng sống hơn. Nhưng nếu nhìn vào các tiêu chí thực tế để đánh giá, thì quốc gia nào mới là bến đỗ của bạn?
Kinh tế GDP của Canada trong quý 4 năm 2019 nhỏ hơn 2 nghìn tỷ USD, trong khi Mỹ báo cáo con số này là 21,73 nghìn tỷ USD. Mỹ là siêu cường kinh tế, nhưng thu nhập của công dân hai nước lại gần bằng nhau. Cục điều tra dân số Hoa Kỳ cho biết, thu nhập trung bình của các gia đình ở Hoa Kỳ ở mức 63.179 USD. Tại Canada, thu nhập trung bình dao động từ 45.220 USD đến 89.610 USD.
Mỹ và Canada là hai quốc gia Bắc Mỹ có nhiều điểm tương đồng và rất ít sự khác biệt. Trong khi Mỹ có GDP cao hơn Canada, nhưng thu nhập bình quân đầu người của hai quốc gia tương đương nhau. Chi phí học đại học và chi phí cho sức khỏe ở Canada thấp hơn. Thuế là tiêu chí khác biệt nhất giữa hai đất nước. Canada có thuế suất thực tế trung bình cao hơn Mỹ, khoảng 28%. Theo Business Insider, sau thuế người Canada chỉ mang về được gần 35.500 USD một năm. Ở Mỹ, thuế thực tế thấp hơn, 18%. Vì vậy, lương sau thuế trung bình ở Mỹ khoảng hơn 52.000 USD.
Theo trang “numbeo.com”, chi phí sinh sống ở Mỹ cao hơn ở Canada. Chỉ số Chi phí Sống ở Mỹ là 69,91 so với 65,01 ở Canada. Chỉ số này so sánh giá thuê nhà, nhu yếu phẩm, giá ăn ở nhà hàng và mua đồ ở địa phương.
Thuê một căn hộ có 1 phòng ngủ: Ở Toronto, Canada là 1.536,22 USD; trong khi ở New York, Mỹ là 3.116,43 USD
Thực phẩm: Một ổ bánh mỳ có giá 95 cent ở New York, nhưng có giá 59 cent ở Toronto; 0.15 kg ức gà ở New York có giá 1,96 USD nhưng lại có giá 1,88 USD ở Toronto; một bữa ăn ở nhà hàng đắt đỏ có giá 14,9 USD ở Toronto và 20 USD ở New York; một cốc cappuccino có giá 3,15 USD ở Toronto và 4,47 USD ở New York.
Giao thông: Vé đi lại trong địa phương một chiều là 2,42 USD ở Toronto và 2,75 USD ở New York; giá taxi cho một dặm là 2,16 USD ở Toronto và 2,70 USD ở New York.
Quần áo: Một đôi quần jean Levi có giá 52,59 USD ở Toronto và 53,74 USD ở New York; một đôi giày chạy bộ Nike có giá 79,64 USD ở Toronto và 86,69 USD ở New York.
Phúc lợi cho gia đình: Trở thành mẹ là một trong những món quà tuyệt vời nhất trên thế giới này. Dành thời gian cho con mình và chứng kiến chúng trưởng thành là những kỉ niệm tuyệt vời, tuy nhiên, quá trình này cần một nguồn tài chính không nhỏ. Và hai quốc gia này hỗ trợ các bà mẹ thế nào?
Canada quy định thời gian nghỉ sinh nở bắt buộc và cung cấp những chính sách phúc lợi rõ ràng. Chính phủ hỗ trợ thông qua bảo hiểm lao động địa phương. Chương trình này áp dụng cho cả bố và mẹ. Phúc lợi có thể lên tới 573 USD mỗi tuần.
Mỹ Trong lĩnh vực này, Mỹ hơi khác biệt so với Canada. Mỹ hỗ trợ các gia đình theo luật Family and Medical Leave Act (FMLA). FMLA cho phép người mẹ nghỉ không lương 12 tuần. Mỗi bang lại có chính sách riêng.
Y tế: Mỹ có chi phí y tế cao nhất thế giới. Theo đầu người, một cá nhân có thể trả khoảng 10.739 USD một năm; so với người Canada là 7.068 USD một năm.
Giáo dục Các trường đại học có thể khiến sinh viên tốn một khoản tiền lớn và họ sẽ phải vay nợ để trả tiền học phí. Tổ chức Student Loan Hero cho biết Mỹ có danh sách các trường đại học có chi phí cao nhất, chỉ đứng sau Anh. Trung bình, học phí mỗi năm ở các trường cao đẳng công của Mỹ là khoảng 8.200 USD. Một trường tư có chi phí trung bình một năm là 21.200 USD. Canada đứng thứ 4 về học phí cho các trường đại học. Ở Canada, học phí trung bình mỗi năm ở các trường công khoảng 5.000 USD.
Montreal là thành phố lớn thứ 2 ở Canada, rất nhiều cư dân nói song ngữ, cả tiếng Pháp và tiếng Anh. Thực tế, theo Cencus Canada 2016, 20% người Canada khẳng định tiếng Pháp là ngôn ngữ thứ 2 của mình.
Quốc gia nào đáng sống hơn? Hoa Kỳ là một cường quốc trên thế giới, người Mỹ có thể mong đợi chi tiêu nhiều hơn trong gần như mọi khía cạnh của cuộc sống. Người dân ở Hoa Kỳ và Canada có thu nhập hàng năm tương đương. Tuy nhiên, thuế ở Hoa Kỳ thấp hơn, có thể mang lại cho người Mỹ một lợi thế thanh toán.
Trong lĩnh vực phúc lợi xã hội, người Canada được chính phủ hỗ trợ mạnh mẽ hơn do tài trợ nhiều hơn cho kỳ nghỉ thai sản thông qua các chương trình bảo hiểm việc làm. Người Canada cũng trả ít hơn cho chi phí chăm sóc sức khỏe. Hơn nữa, chi phí đại học giáo dục cũng thấp hơn ở Canada, đây có thể là yếu tố cám dỗ nhiều công dân qua biên giới khi xem xét kế hoạch định cư dài hạn.
Tuy nhiên, những ai lựa chọn sống ở Mỹ cũng không phải là một quyết định sai lầm, khi Mỹ tôn trọng giá trị dân chủ (qua mô hình Tam quyền phân lập) và đem đến nhiều cơ hội giao lưu phát triển, đa dạng sắc tộc hơn. Xét về độ năng động, có thể thấy Mỹ “nhỉnh” hơn Canada.
Mỹ là quốc gia có ba cấp lập pháp: quốc gia, bang, thành phố (địa hạt), mỗi cấp ban hành luật pháp, quyền và trách nhiệm riêng của mình. Pháp luật quốc gia lấy nhân quyền làm nguyên tắc, quản lý các phương châm đối nội đối ngoại, các chính sách lớn. Luật pháp bang lấy nhân tính làm cơ sở, xử lý các tranh chấp dân sự, hình sự. Luật pháp thành phố (địa hạt) tôn trọng tình hình thực tế của nhân dân, giữ gìn bản sắc truyền thống.
Ba cấp lập pháp không phải quan hệ trên dưới trực thuộc, mà mỗi cấp phụ trách chức trách riêng của mình, cũng như cá dưới nước phân tầng rõ ràng, tầng trên, giữa, dưới, cũng có ba loại thức ăn khác nhau, không can thiệp lẫn nhau. Nếu bất chợt có tranh chấp xung đột, thì trái lại pháp luật cấp thấp hơn sẽ có tác dụng quyết định.
Đạo lý này cũng không khó giải thích, càng là luật pháp thấp hơn một cấp thì càng gần với người dân, hợp tình hợp lý. Mà pháp luật cấp cao do tính trừu tượng của nó đã mất đi tính khả thi. Theo chiều dọc thì ba cấp lập pháp, mỗi cấp nắm giữ chức phận của mình. Theo chiều ngang thì pháp luật bang, pháp luật thành phố (địa hạt) cũng có khác nhau.
Một nhà văn Trung Quốc sau khi đến Mỹ đã cảm khái nói: “Suốt 20 năm nay, càng đi sâu vào xã hội Mỹ, tôi không ngừng phát hiện thấy một sự thực rằng: thiết kế chế độ xã hội ở đây hoàn toàn là để giải quyết các loại vấn đề có thể xảy ra của nhân dân. Cũng có thể nói rằng, trong xã hội này, bất kể anh có xảy ra chuyện gì, rất khó mà cảm thấy mình lâm vào bước đường cùng, luôn luôn có con đường đang chờ đợi bạn”.
Có lẽ điều đó chính là lý do giải thích vì sao dù là nhân tài hay kẻ bất tài, người khôn hay kẻ dại cũng đều có nhiều người muốn di cư sang Mỹ. Đây chính là quốc gia mà bạn khó có thể bị rơi vào bước đường cùng.
Link nội dung: https://melodious.edu.vn/canada-va-my-a42576.html