Rết xuất hiện ở khắp mọi nơi trên toàn thế giới, chủ yếu ở các vùng cận nhiệt đới và nhiệt đới. Nọc độc của rết có thể gây ra các loại phản ứng cục bộ và toàn thân khác nhau. Bệnh nhân bị rết cắn thường xuất hiện tình trạng đau, ngứa, nhức đầu, buồn nôn, ói mửa, lo lắng, đánh trống ngực, sưng, ban đỏ và nóng; các biến chứng hiếm gặp có thể bao gồm hoại tử, sưng hạch bạch huyết, thiếu máu cục bộ, tiêu cơ vân và thậm chí tử vong. Việc tìm hiểu về cách xử lý sơ cứu khi bị rết cắn đúng kỹ thuật và chi tiết sẽ bảo vệ cho chính bạn và những người xung quanh.
Khi rết cảm thấy bị đe dọa, nó sẽ xuyên qua da người bằng các đầu nhọn của chân châm gần đầu nhất. Vết cắn sẽ trông giống như hai vết đỏ tạo thành hình chữ V trên da do vị trí của các đốt của con rết. Người bệnh có thể cảm thấy lo lắng khi bị rết cắn do vết cắn rất đau. Trong hầu hết các trường hợp vết cắn của rết hiếm khi nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu người bệnh bị dị ứng nghiêm trọng với vết cắn của rết, chẳng hạn như sốc phản vệ thì cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.
Vị trí rết cắn thường ở chân, tay nhưng đôi khi cũng rơi vào những vị trí nguy hiểm như vùng cổ. Người bị rết cắn thường có các triệu chứng như sau:
Một số người bệnh có thể bị sốc phản vệ trong vòng vài phút sau khi bị rết cắn. Các cấp độ sốc phản vệ bao gồm:
Triệu chứng thần kinh: xảy ra khi độc tố từ rết giống chất hóa học tự nhiên trong não như serotonin và histamine, khá hiếm gặp: (1)
Một số biến chứng thường gặp khác như:
Khi người bệnh xuất hiện các triệu chứng như trên cần liên hệ với dịch vụ ứng cứu khẩn cấp hoặc đưa đến phòng cấp cứu ngay lập tức để các bác sĩ có thể điều trị kịp thời tránh các hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
Không. Vết rết cắn có thể rất đau đớn. Rết càng lớn thì vết cắn càng đau. Tất cả các loài rết đều sử dụng nọc độc để giết chết con mồi nhưng vết cắn của rết hiếm khi gây biến chứng về sức khỏe ở người, thường không nghiêm trọng hoặc không ảnh hưởng đến tính mạng người bị cắn.
Tuy nhiên, một số loài rết có nọc độc tạo ra nhiều loại độc tố bao gồm các chất như histamine, serotonin và độc tố S gây suy tim. Mặc dù hiếm khi vết cắn của rết có tác dụng toàn thân, nhưng những chất độc này cũng có thể gây ra các phản ứng dị ứng nghiêm trọng.
Bác sĩ có thể đề nghị sử dụng các phương pháp điều trị để làm dịu cơn đau, ngứa và sưng da. Tuy nhiên, các triệu chứng có xu hướng tự hết trong vòng vài giờ hoặc nhiều nhất là vài ngày. Một vài trường hợp có thể cần sử dụng thuốc giảm đau, chẳng hạn như acetaminophen hoặc thuốc chống viêm, chẳng hạn như ibuprofen. Kem Cortisone và thuốc kháng histamine cũng có thể làm giảm các triệu chứng dị ứng.
Nếu một người bị phản ứng dị ứng nghiêm trọng với vết cắn của rết, chẳng hạn như sốc phản vệ, thì cần được chăm sóc y tế khẩn cấp.
Xem thêm: Cấp cứu sốc phản vệ: Quy trình xử lý theo trình tự từng bước.
Không có thuốc giải độc đặc hiệu cho điều trị nọc độc của rết. Vì vậy khi người bệnh xuất hiện các dấu hiệu phản vệ cần nhanh chóng xử trí theo phác đồ phản vệ. (2)
Trong hầu hết các trường hợp bị rết cắn thì các triệu chứng sẽ biến mất trong vòng 48 giờ. Tuy nhiên, nếu người bệnh nhận thấy vết cắn không có dấu hiệu lành lại hoặc xảy ra tình trạng dị ứng thì nên tìm đến bác sĩ ngay lập tức để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Người bệnh có thể xảy ra các biến chứng do rết cắn có thể do nhiễm trùng hoặc do tổn thương da và mô nơi vết cắn. Bác sĩ sẽ có thể tiêm phòng uốn ván hoặc kê đơn thuốc kháng sinh trong trường hợp nghi ngờ vết thương bị nhiễm trùng.
Nếu các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn hoặc không biến mất trong vòng 48 giờ thì người bệnh cần tìm đến bệnh viện gần nhất để được điều trị.
Phản ứng dị ứng có thể làm cho cơ thể xuất hiện các triệu chứng như ngứa dữ dội, chóng mặt, nổi mề đay hoặc phát ban, và bệnh nhân cần được thăm khám và đánh giá ngay.
Hầu hết người bệnh sẽ có thể tự chăm sóc vết rết cắn tại nhà mà không cần nhờ đến sự trợ giúp từ bác sĩ. Tuy nhiên người bệnh cần theo dõi để phát hiện dấu hiệu diễn tiến nặng:
Rết thích những nơi tối tăm và khí hậu ẩm ướt, mặc dù chúng có thể tồn tại ở sa mạc và các khu vực khô hạn khác. Rết có mặt ở khắp mọi nơi trên thế giới. Môi trường sống của chúng gồm tầng hầm, cống, xi măng, đường ống, rừng cây, vườn tược, gỗ mục, đá, chậu hoa, dưới nước hoặc trong các hang động cách mặt đất hàng nghìn mét.
Vì vậy để phòng ngừa nguy cơ rết cắn nên dọn dẹp các vật dụng trong nhà như thảm, chổi, đồ gỗ cũ, vải ướt hoặc kê lên cao… nhằm tránh rết làm tổ ở những nơi này. Không để trẻ chơi đùa những nơi ẩm thấp, nhiều đồ đạc, gạch mục, ngói cũ dễ bị rết cắn. Đặc biệt cần thực hiện tổng vệ sinh nhà, khu vực xung quanh cũng như lấp kín cống rãnh để ngăn chặn rết.
Khoa Cấp cứu, BVĐK Tâm Anh với đội ngũ bác sĩ luôn túc trực 24/7 được đào tạo bài bản với nhiều năm kinh nghiệm ứng cứu các trường hợp khẩn cấp cùng các trang thiết bị công nghệ cao đã giúp nhiều người thoát khỏi tình trạng hiểm nghèo và nhanh chóng hồi phục sức khỏe.
Thông qua bài viết hy vọng độc giả đã trang bị cho bản thân thêm kiến thức về cách sơ cứu khi bị rết cắn. Rết là loài khá dữ và có thể tấn công con người nếu cảm thấy bản thân bị công kích. Mặc dù rất hiếm xảy ra nhưng vẫn có khả năng người bị rết cắn bị sốc phản vệ. Mức độ nghiêm trọng của sốc phản vệ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như tình trạng sốc, cơ địa của mỗi người, lượng chất gây dị ứng, tốc độ hấp thụ chất gây dị ứng và thời gian cấp cứu mất bao lâu. Vì vậy, khi xuất hiện các dấu hiệu sốc phản vệ, người bệnh cần nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để có các biện pháp cấp cứu kịp thời nhằm giảm nguy cơ xảy ra biến chứng nghiêm trọng.
Link nội dung: https://melodious.edu.vn/ret-nho-a42568.html