Hệ vận động là gì? Cấu tạo, chức năng và cách chăm sóc

Hệ vận động là một hệ thống cơ xương trong cơ thể con người, cho phép thực hiện các hoạt động vận động từ đơn giản đến phức tạp. Đồng thời, nó cũng bảo vệ các cơ quan nội tạng khác bên trong cơ thể tránh khỏi những tác động từ môi trường bên ngoài. Có nhiều nguyên nhân gây ra các bệnh lý liên quan đến hệ vận động, nhưng phần lớn là do sự lão hóa tự nhiên.

hệ vận động

Hệ vận động là gì?

Hệ vận động bao gồm một hệ thống các cơ quan như xương, cơ, sụn, gân, dây chằng, các khớp và các mô liên kết khác. Chức năng chính của hệ vận động là thực hiện các chuyển động từ đơn giản đến phức tạp của con người, đồng thời nó còn đảm bảo việc nâng đỡ cơ thể, duy trì tư thế và bảo vệ các cơ quan nội tạng khác.

Cấu trúc của hệ vận động được chia thành hai phần chính: phần thụ động và phần vận động. Phần thụ động bao gồm hệ xương và các kết nối xương như sụn và khớp, trong khi phần vận động gồm các cơ và các cơ quan hoạt động dựa trên sự kiểm soát của hệ thần kinh. (1)

Mỗi cơ quan trong hệ vận động có các chức năng riêng biệt và hoạt động cùng nhau để thực hiện các chuyển động. Những cơ quan này được nối với nhau thông qua các mô liên kết, được hình thành bởi collagen và các sợi đàn hồi protein. Hàm lượng collagen và protein trong cơ thể càng cao, cơ thể càng duy trì được tính linh hoạt, sự dẻo dai và ổn định trong quá trình thực hiện các chuyển động.

Một hệ vận động khỏe mạnh được đánh giá dựa trên các tiêu chí sau:

chức năng của hệ vận động
Chức năng chính của hệ vận động là thực hiện chuyển động, nâng đỡ và ổn định cơ thể

Hệ vận động có chức năng gì?

Mỗi cơ quan trong hệ vận động đảm nhận những chức năng riêng, nhưng chúng đều hoạt động cùng nhau để tạo ra sự ổn định cho cơ thể, thực hiện các chuyển động và duy trì tư thế. (2)

Chức năng của những cơ quan chính trong hệ vận động cụ thể như sau:

Tất cả những chuyển động của hệ vận động đều được thực hiện dưới sự kiểm soát của hệ thần kinh. Sau khi hệ thần kinh phát tín hiệu, quy trình thực hiện chuyển động của hệ vận động diễn ra như sau:

Hệ vận động gồm những cơ quan nào?

1. Xương

Hệ xương là một bộ khung vững chắc, không chỉ tạo nên hình dáng và tư thế của cơ thể mà còn hỗ trợ và bảo vệ các cơ quan nội tạng bên trong. Phần xương lớn của chi dưới thực hiện nhiệm vụ quan trọng trong việc nâng đỡ cơ thể khi đứng, trong khi các xương vùng cột sống giúp cơ thể chống lại trọng lực và ổn định trong các chuyển động.

Hệ xương hoàn chỉnh của người trưởng thành bao gồm tổng cộng 206 xương. Mỗi xương có hai loại mô gồm mô xương đặc và mô xương xốp, đại diện cho độ dày và độ thưa của xương. Xương là cơ quan chứa nhiều canxi nhất trong cơ thể và đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển và duy trì sự cứng cáp. Ngoài ra, cấu trúc của xương cũng chứa collagen, protein và các khoáng chất khác.

Những chức năng chính mà xương đảm nhiệm bao gồm:

2. Sụn

Sụn là một phần quan trọng trong hệ thống liên kết xương, đây là một loại mô liên kết được hình thành bởi tế bào sụn. Ngoài ra, sụn có đặc tính đàn hồi và không có hệ thống mạch máu hay dây thần kinh bên trong. Sụn đóng vai trò quan trọng như một miếng đệm, nối giữa hai đầu của các đoạn xương. Miếng đệm này tạo điều kiện thuận lợi cho sự di chuyển của các xương, giúp chuyển động diễn ra một cách dễ dàng hơn.

Chức năng chính của sụn trong hệ vận động là:

sụn khớp là miếng đệm nối 2 đầu xương
Sụn là miếng đệm nối giữa hai đầu xương, hỗ trợ tính linh hoạt trong chuyển động

3. Khớp

Khớp nằm ở phần đầu 2 xương tiếp nối nhau. Khớp cũng là một cơ quan nằm trong hệ liên kết xương, với các mô dày và chặt, giữ lượng collagen cao. Khớp được chia thành 2 loại là: khớp sụn, được đệm bởi một lớp sụn, có khả năng di chuyển hạn chế; khớp hoạt dịch, nằm bên trong khoang xương, được bao phủ với lớp sụn trơn, có khả năng di chuyển tự do.

Khớp nằm ở vùng đầu của hai xương tiếp giáp nhau và là một bộ phận của hệ thống liên kết xương bao gồm các mô dày và cứng chứa lượng collagen cao. Khớp được chia thành 2 loại: khớp sụn, được bao phủ bởi một lớp sụn với khả năng di chuyển hạn chế; và khớp hoạt dịch, nằm trong khoang xương, có bề mặt sụn trơn có khả năng di chuyển tự do.

Chức năng của khớp trong hệ vận động cũng tương đồng với chức năng của sụn, bao gồm:

4. Cơ bắp

Hệ cơ thuộc phần vận động của hệ vận động và hoạt động dưới sự điều khiển của hệ thần kinh. Mô cơ là một tập hợp các sợi cơ được kết nối với xương, cơ quan nội tạng và các mạch máu.

Chức năng chính của cơ bắp là thực hiện chuyển động bằng cách co cơ. Cụ thể, khi cơ thể muốn thực hiện một chuyển động như bước đi, hệ thần kinh sẽ tiếp nhận mong muốn và truyền tín hiệu đến cơ bắp. Sau đó, các sợi co sẽ co rút lại để thực hiện đúng chuyển động bước đi này.

Ngoài ra, cơ bắp còn có những chức năng khác như:

5. Dây chằng

Dây chằng đóng vai trò như một dây đai cố định các khớp hoặc 2 đầu xương lại với nhau. Khác với khớp và sụn, dây chằng giúp xương duy trì vị trí cố định, không bị xoắn hoặc chuyển động sai hướng, từ đó ngăn ngừa tình trạng trật khớp.

Dây chằng được cấu tạo bởi các sợi collagen với nhiều hình dạng và kích cỡ khác nhau tùy vào từng vị trí khớp. Các sợi collagen bên trong dây chằng có cấu trúc chặt chẽ, giúp bảo vệ dây chằng không bị uốn cong quá mức hoặc rách khi chịu tác động từ bên ngoài.

dây chằng bám vào xương
Dây chằng bám vào xương, giúp cố định xương không bị xoắn hoặc chuyển động sai hướng

6. Gân

Gân có cấu trúc, chức năng gần giống với dây chằng và được tạo thành từ các sợi collagen, cho phép chúng chịu được lực căng. Gân là cơ quan nối giữa cơ và xương, đóng vai trò truyền lực từ cơ bắp đến xương để thực hiện các chuyển động. Gân có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau. Gân lớn nhất trên cơ thể người nằm ở gót chân và được gọi là gân Achilles.

Ngoài sợi collagen và proteoglycan có đặc tính đàn hồi thì gân còn có các mạch máu trong và ngoài. Vì vậy, gân có thể hoạt động đầy đủ chức năng khi được cung cấp đủ lượng máu.

7. Bao hoạt dịch

Bên trong khớp hoạt dịch có những miếng đệm mỏng chứa chất nhầy hoạt dịch và do đó được gọi là bao hoạt dịch. Bao hoạt dịch sử dụng chất nhầy hoạt dịch để bôi trơn các hoạt động của hệ vận động. Ngoài ra, chất hoạt dịch còn có khả năng nuôi dưỡng các sụn khớp và giảm nguy cơ nhiễm khuẩn ở các cơ quan hệ vận động.

Hệ vận động phát triển như thế nào?

Hệ vận động được hình thành và phát triển hoàn thiện từ trong phôi thai. Ngay từ giai đoạn rất sớm, cơ xương đã có một phần cơ lực. Phần cơ lực này ngày càng phát triển khi các mô liên kết xung quanh phát triển. Hệ vận động thường sẽ phát triển mạnh mẽ ở độ tuổi thanh thiếu niên với nữ giới trước 20 tuổi và nam giới trước 25 tuổi. (3)

Tại thời điểm này, màng xương phát triển nhiều hơn về bề ngang, mô xương dần cứng cáp hơn để tăng khả năng chịu lực của cơ thể. Sụn cũng bắt đầu tăng trưởng để giúp xương dài ra theo chiều dọc, đây chính là quá trình tăng trưởng chiều cao của trẻ.

Xương cũng là cơ quan có khả năng tái tạo liên tục. Trung bình một người trưởng thành, xương sẽ được thay mới hoàn toàn mỗi 10 năm. Do đó, trung bình cứ 1 năm, xương sẽ thay mới khoảng 20%.

Sự phát triển của cơ bắp phụ thuộc vào việc kích thích chúng. Ban đầu, cơ thể con người luôn có một lượng cơ bắp cơ bản để duy trì các hoạt động hàng ngày. Tuy nhiên, để cơ bắp phát triển mạnh mẽ và trở nên cứng cáp hơn, chúng cần nhận được sự kích thích đủ lớn thông qua việc co rút, thường là do việc tập thể dục và vận động.

Những bệnh lý thường gặp ở hệ vận động

Các bệnh lý về hệ vận động có thể xảy ra ở mọi độ tuổi và có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, căn nguyên thường gặp nhất gây ra các bệnh lý liên quan đến hệ vận động là sự lão hóa.

Lão hóa ở người cao tuổi là quá trình tự nhiên của cơ thể, tương tự như sự phát triển cơ xương khớp ở thanh thiếu niên. Lão hóa làm giảm đi chức năng của hệ cơ xương khớp, khiến cho hệ vận động không hoạt động tốt như trước.

Khi các cơ quan như sụn, khớp hay dây chằng không còn thực hiện tốt chức năng sẽ làm tăng cao nguy cơ mắc các bệnh lý cơ xương khớp. Ngoài ra, quá trình lão hóa cũng đi kèm với tình trạng giảm mật độ xương và gây nên bệnh loãng xương phổ biến ở người cao tuổi. Những bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi bị lão hóa hệ cơ xương khớp như thoái hóa khớp ở các vị trí khác nhau, loãng xương, tình trạng mất cơ theo tuổi, thoát vị đĩa đệm đốt sống, trượt đốt sống…

Tuy nhiên, các bệnh lý trên cũng có thể xảy ra ở những người trẻ tuổi hơn do những bất thường về vận động, tư thế, sinh hoạt và các rối loạn chuyển hoá khác trong cơ thể. Ngoài ra, một số bệnh lý của hệ cơ xương khớp có thể xảy ra như gút, viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp…

loãng xương là bệnh lý phổ biến
Loãng xương là bệnh lý của hệ vận động phổ biến ở người lớn tuổi

Cần làm gì để có hệ cơ xương khớp khỏe mạnh?

Để duy trì một hệ vận động khỏe mạnh, điều quan trọng là duy trì và cân bằng tình trạng sức khỏe chung thông qua một lối sống lành mạnh. Điều này bao gồm việc loại bỏ các thói quen có hại cho sức khỏe như ít vận động, không kiểm soát cân nặng, hút thuốc và lạm dụng thuốc lá, cũng như sử dụng rượu bia một cách có kiểm soát. (4)

Những điều cần làm để giữ cho hệ thống cơ xương khớp được khỏe mạnh mà bạn nên biết:

Trung tâm Chấn thương chỉnh hình và khoa Cơ xương khớp - Hệ thống BVĐK Tâm Anh, là nơi quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành, bác sĩ Cơ xương khớp giàu kinh nghiệm, tận tâm, nhiệt tình như: TTND.GS.TS.BS Nguyễn Việt Tiến; PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa; PGS.TS.BS Vũ Thị Thanh Thủy, TS.BS Chế Đình Nghĩa, ThS.BS.CKII Trần Anh Vũ; ThS.BS.CKI Lê Đình Khoa, ThS.BS Nguyễn Quang Tôn Quyền; TS.BS.CKII Vũ Hữu Dũng, TS.BS Văn Đức Minh Lý, ThS.BS.CKII Nguyễn Ngọc Tiệp, ThS.BS ThS.BS.CKI Đặng Khoa Học, ThS.BS Trần Thị Hoài Thanh, BS.CKI Kim Thành Tri, BS.CKI Lê Thanh Vương… Đây cũng là một trong những đơn vị tiên phong trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp với kỹ thuật hiện đại theo phác đồ cập nhật quốc tế.

Bệnh viện còn được trang bị hệ thống máy móc, trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại như: máy chụp CT 768 lát cắt Somatom Drive, máy cộng hưởng từ thế hệ mới Magnetom Amira BioMatrix, robot Artis Pheno, máy đo mật độ xương, máy siêu âm, hệ thống kính vi phẫu thuật Opmi Vario 700 Zeiss, bàn mổ Meera-Maquet, máy đo bàn chân bẹt và in 3D lót đế giày chuyên dụng, Robot lượng giá sức mạnh Dây chằng khớp gối… để có thể phát hiện sớm các tổn thương và điều trị hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp…

BVĐK Tâm Anh còn sở hữu hệ thống phòng khám khang trang, khu nội trú cao cấp; khu vực phục hồi chức năng hiện đại; quy trình chăm sóc hậu phẫu toàn diện giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và ổn định sức khỏe sau phẫu thuật.

Để đặt lịch khám và điều trị với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:

Hệ vận động bao gồm các cơ quan như xương, cơ bắp, khớp, sụn, dây chằng,… hoạt động cùng nhau giúp ổn định, nâng đỡ và thực hiện các chuyển động của cơ thể từ đơn giản đến phức tạp. Giữ gìn sức khỏe cho hệ vận động giúp bạn có chất lượng cuộc sống tốt hơn và giảm thiểu những ảnh hưởng sức khỏe khi bước vào quá trình lão hóa. Bất cứ bệnh lý nào của hệ vận động cũng tiềm ẩn những rủi ro nguy hiểm, vì vậy khi có triệu chứng đau nhức cơ xương khớp, cần đến bệnh viện sớm để được thăm khám với bác sĩ chuyên môn.

Link nội dung: https://melodious.edu.vn/xuong-nao-duoi-day-co-hinh-dang-va-cau-tao-co-nhieu-sai-khac-voi-cac-xuong-con-lai-a42004.html