Cúng giỗ Ông bà, cha mẹ là một trong những truyền thống tâm linh, đạo lý uống nước nhớ nguồn của người Việt Nam. Nét đẹp tín ngưỡng này được các thế hệ con cháu gìn giữ và phát triển theo thời gian. Đây chính là dịp để con cháu trong gia đình tạ ơn công sinh thành và nuôi dưỡng với tổ tiên. Ngoài lễ vật thì quý gia chủ cần phải chuẩn bị nội dung văn khấn ngày ngày giỗ ông bà tổ tiên để khấn vái. Vậy đâu là bài cúng ông bà, tổ tiên ngày giỗ đúng chuẩn phong tục của người Việt?
Như đã nói ở trên, cúng giỗ là nét văn hóa đẹp, tượng trưng cho lòng thành kính của các thành viên trong gia đình với ông bà, họ hàng đã mất và chư vị tiên linh.
Ngày giỗ sẽ được thực hiện hàng năm kể từ ngày người thân trong gia đình mất đi. Vào ngày này, con cháu, bà con dòng họ sẽ cùng nhau tụ họp chuẩn bị lễ vật dâng lễ cúng để tạ ơn, bày tỏ sự thành tâm. Ngoài ra, đây cũng chính là dịp để gia chủ cầu nguyện tổ tiên ông bà che chở cho các thành viên trong gia đình có nhiều sức khỏe, công việc được thuận lợi.
Tùy vào điều kiện kinh tế và đặc điểm văn hóa vùng miền mà quý gia chủ sẽ chuẩn bị lễ vật dâng cúng khác nhau. Nhà có gì cúng nấy, không quá “khệ nệ” là mâm cúng phải cầu kỳ. Về cơ bản vẫn là lòng thành của các thành viên trong gia đình.
Mâm cúng giỗ là một nét đẹp văn hóa của người Việt. Tùy theo từng vùng miền mà mâm cơm sẽ có sự khác nhau giữa các gia đình. Mặc dù vậy, theo truyền thống thì mâm cơm này cần phải có đủ 4 món: luộc, xào, kho, hầm. Đồng thời không thể thiếu lễ vật như hoa tươi, cơm trắng, muối, rượu, nến và vàng mã…
Bên cạnh đó, điều quan trọng của việc cúng lễ chính là lòng thành kính của gia chủ. Gia chủ càng thành tâm thì mọi chuyện sẽ càng thuận lợi và may mắn. Việc đọc bài cúng ông bà cần được thực hiện với thái độ nghiêm túc, giọng đọc chậm giã, tuyệt đối không đùa cợt tránh gây ra sự bất kính với bề trên.
Lưu ý: Ngoài mâm cỗ cần được chuẩn bị với đầy đủ các món, thì những món đồ thờ cúng được trưng bày trên bàn thờ cũng cần được vệ sinh sạch sẽ, thay nước, rượu, hoa mới.
Chi tiết các vật phẩm cần chuẩn bị như sau:
Bài cúng ông bà, họ hàng về cơ bản là giống nhau. Điểm khác biệt ở đây đó chính:
Đầu tiên, chúng ta phải hiểu được ngày giỗ đầu là ngày gì? Ngày giỗ đầu chính là ngày giỗ kỉ niệm 1 năm ngày mất của người thân. Vào ngày này, một số thành viên đã mãn tang nhưng cũng có một số thành viên chưa mãn tang. Do vậy, bài cúng ông bà này được thực hiện một cách long trọng và trang nghiêm nhất.
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Tín chủ (chúng) con là:… Tuổi…
Ngụ tại:…
Hôm nay là ngày… tháng… năm… (Âm lịch).
Chính ngày giỗ đầu của:…
Năm qua tháng lại, vừa ngày húy lâm. Ơn võng cực xem bằng trời biển, nghĩa sinh thành không lúc nào quên. Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu, càng cảm thâm tình, không bề dãi tỏ. Nhân ngày chính giỗ, chúng con và toàn gia con cháu, nhất tâm sắm sửa lễ vật kính dâng, đốt nén tâm hương dãi tỏ tất thành.
Thành khẩn kính mời:…
Mất ngày… tháng… năm… (Âm lịch).
Mộ phần táng tại:…
Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho con cháu bình an, gia cảnh hưng long thịnh vượng.
Tín chủ con lại xin kính mời các cụ Tổ Tiên, nội ngoại, Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá Thúc, Cô Di và toàn thể các Hương Linh gia tiên đồng lai hâm hưởng.
Tín chủ lại mời vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ trong đất này cùng tới hâm hưởng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Phục duy cẩn cáo!
Ngày giỗ hết hay còn gọi là ngày Đại Tường. Đây là ngày mãn tang toàn bộ của các thành viên trong nhà và sự đau thương về người đã mất sẽ được giữ trong lòng. Điều này mang ý nghĩa để người đã mất được siêu thoát.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Đức Đương Cảnh Thành Hoàng Chư Vị Đại Vương.
Con kính lạy ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân.
Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Tổ Tiên nội ngoại họ…
Tín chủ (chúng) con là:…
Ngụ tại:…
Hôm nay là ngày… tháng… năm… Âm lịch.
Chính ngày giỗ hết của…
Thiết nghĩ… vắng xa trần thế, không thấy âm dung. Năm qua tháng lại vừa ngày giỗ hết. Ơn võng cực xem bằng trời biển, nghĩa sinh thành không lúc nào quên. Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu, càng cảm thâm tình, không bề dãi tỏ. Nhân ngày chính giỗ, chúng con và toàn gia con cháu, nhất tâm sắm sửa lễ vật kính dâng, đốt nén tâm hương dãi tỏ tấc thành.
Thành khẩn kính mời…
Mất ngày… tháng… năm…
Mộ phần táng tại:…
Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho con cháu bình an, gia cảnh hưng long thịnh vượng.
Tín chủ lại mời vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ trong đất này cùng tới hâm hưởng.
Tín chủ con lại xin kính mời các cụ Tổ Tiên nội ngoại, Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá thúc, Huynh Đệ, Cô Di, Tỷ Muội và toàn thể các Hương linh gia tiên đồng lai hâm hưởng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Sau ngày giỗ hết thì những ngày giỗ của những năm sau gọi là ngày giỗ thường. Ngày giỗ thường sẽ là dịp để gia đình sum vầy với nhau, cùng nhau chia sẻ những buồn vui trong cuộc sống và cùng ăn bữa cơm gia đình. Đám giỗ được tổ chức lớn hay nhỏ tùy thuộc vào điều kiện của từng gia đình.
Nội dung bài cúng ông bà giỗ thường như sau:
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Tín chủ (chúng) con là:… Tuổi…
Ngụ tại:…
Hôm nay là ngày… tháng… năm… (Âm lịch).
Chính ngày giỗ của:…
Năm qua tháng lại, vừa ngày húy lâm. Ơn võng cực xem bằng trời biển, nghĩa sinh thành không lúc nào quên. Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu, càng cảm thâm tình, không bề dãi tỏ. Nhân ngày chính giỗ, chúng con và toàn gia con cháu, nhất tâm sắm sửa lễ vật kính dâng, đốt nén tâm hương dãi tỏ tất thành.
Thành khẩn kính mời:…
Mất ngày tháng năm (Âm lịch):…
Mộ phần táng tại:…
Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho con cháu bình an, gia cảnh hưng long thịnh vượng.
Tín chủ con lại xin kính mời các cụ Tổ Tiên, nội ngoại, Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá Thúc, Cô Dì và toàn thể các Hương Linh Gia Tiên đồng lai hâm hưởng.
Tín chủ lại mời vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ trong đất này cùng tới hâm hưởng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Phục duy cẩn cáo!
Xem thêm: Bài cúng ông công ông táo hằng năm
Sau đây là 5 điều kiêng kỵ vào ngày giỗ mà bạn cần nên biết để tránh những điều không may như:
Hy vọng qua bài viết này, quý gia chủ đã biết một cách chi tiết nhất về văn khấn ngày giỗ, bài cúng ông bà, bài cúng tổ tiên. “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đó chính là truyền thống đẹp đã và đang được tiếp tục gìn giữ qua các thế hệ. Lòng thành của con cháu sẽ được ông bà tổ tiên che chở và mang lại nhiều may mắn trong cuộc sống.
Xem thêm: 2 bài cúng giao thừa đón năm mới theo truyền thống của người Việt xưa
Link nội dung: https://melodious.edu.vn/cach-cung-ong-ba-to-tien-a41992.html