Bả chó là gì? Tác hại và cách chữa trị khi trúng bả chó

Chỉ vì đồng tiền, mà những tên cẩu tặc đã sử dụng rất nhiều cách khác nhau để bẩy chó. Chúng có thể sử dụng lưới trùm, bẫy sắt, hoặc sử dụng dây thòng lọng… Ngoài ra, một trong số các cách hiệu quả đó chính là sử dụng thức ăn có chứa chất độc hại để giết những chú chó vô tội. Loại chất độc được sử dụng phổ biến hiện nay trên thị trường chính là bả chó. Vậy bả chó là gì? Cùng YOLO Pet Shop tìm hiểu xem bả chó bao gồm những thành phần nào, cũng như đưa ra các giải pháp sơ cứu hiệu quả khi thú cưng bị đánh bả nhé.

ba cho la gi 18

1. Bả là gì?

Để hiểu được bả chó là gì? Trước hết ta cần phân tích và hiểu đúng từ “bả” Từ “bả” trong từ bả chó là tên gọi một loại thức ăn có thuốc độc, dùng để giết một con vật nào đó. Từ “bả” có thể được sử dụng một trong hai vị trí sau:

Sử dụng như thế nào, nó cũng mang hàm ý rằng muốn hại chết một con vật nào đó, bằng cách sử dụng bả. Ngoài ra, trong nghĩa của Tiếng Việt, bả là cái có sức cám dỗ hoặc có thể đánh lừa, lôi kéo vào chỗ nguy hiểm, xấu xa, hư hỏng. Vậy đối với việc đầu độc chó, bả chó được sản xuất như thế nào?

2. Bả chó là gì?

a. Bả chó nghĩa là gì? Bả chó được làm từ gì?

Bả chó hay còn được gọi là thuốc bã chó là loại thức ăn được dùng để giết hại và đầu độc chó. Bả chó có chứa nhiều chất nguy hiểm, làm ảnh hưởng đến tim mạch, cũng như hệ thần kinh của chó. Hai thành phần chính gây nguy hiểm cho chó bao gồm xyanua và lưu huỳnh. Trong đó, xyanua là chất cực kỳ độc hại, nếu như chó tiếp xúc dù chỉ một lượng nhỏ, cũng đã có thể bị nguy hiểm đến tính mạng.

ba cho la gi
Bả được giấu ở bên trong thức ăn

Ngoài hai chất độc trên, bả chó còn được làm từ các vị thuốc độc khác như hạt mã tiền, hạt bã đậu… Những chất này sẽ được trộn vào bên trong thức ăn, để giảm bớt mùi hôi khó chịu. Sau đó, những người trộm chó sẽ thả thức ăn này để dụ vật nuôi. Vì miếng mồi quá thơm ngon, nên thú cưng đã không thể cưỡng lại được trước sự hấp dẫn này.

b. Tác hại của bả chó

Hiện nay, loại thức ăn độc hại này được sản xuất dưới rất nhiều hình dạng khác nhau. Đôi khi trông chúng như những chiếc kẹo mút, nếu trẻ em ăn phải có thể gây những nguy hiểm không thể nào lường trước được.

Còn những chú chó bị đánh bả, chúng sẽ dần mất phương hướng và bị những tên trộm chó bắt đi. Mục đích cuối cùng của cẩu tặc chính là bán lại cho nhà hàng để lấy tiền. Và nếu như lượng chất độc này vẫn còn nằm bên trong cơ thể của chó, khi con người ăn phải sẽ gặp một số bệnh khá nguy hiểm.

ba cho duoc la tu gi

3. Triệu chứng nhận biết khi chó bị đánh bả

Khi ta nhận thấy thú cưng có những triệu chứng đặc biệt sau đây, phần nào đã khẳng định được chúng đã bị đánh bả:

trieu chung cho bi danh ba

4. Sơ cứu kịp thời khi chó bị đánh bả

Khi bạn nhận thấy thú cưng có những biểu hiện của việc bị đánh bả, hãy nhanh chóng sơ cứu để thú cưng loại bỏ được phần nào chất độc bên trong cơ thể:

a. Tiêm Atropin

Atropin là chất có tác dụng kháng acetylcholin trên thụ thể muscarin (ức chế thần kinh đối giao cảm), ngăn chặn kích thích thần kinh đến các cơ và tuyến, làm giãn cơ trơn. Vì vậy, khi bị đánh bả, chúng ta sẽ sử dụng loại thuốc này để giúp thú cưng kiểm soát được hệ thần kinh, cũng như làm giảm được các cơn sốt cao trong giai đoạn nguy hiểm.

cach cuu cho bi danh ba

Tiêm Atropin chỉ được áp dụng khi bạn đã được học và biết cách tiêm. Liều sử dụng của Atropin đo là 1ml/10kg. Nếu chú chó của bạn có số cân nhỏ hơn hay lớn hơn, chúng ta sẽ điều chỉnh theo tỷ lệ phù hợp nhất.

Kết hợp thêm một số phương pháp khác nhằm tăng hiệu quả cho thú cưng khi tiêm thuốc Atropin. Bạn có thể sử dụng Oxy 50ml pha loãng với 50ml nước, sau đó cho uống hết. Bên cạnh đó, bơm khoảng 200ml dầu ăn vào hậu môn. Chỉ cần sau 30 phút, nếu thú cưng giảm hẳn các triệu chứng trên, thì có lẻ đã vượt qua được giai đoạn nguy hiểm.

b. Phương pháp gây nôn

Nếu bạn không thể tiêm được thuốc Atropin, hãy sử dụng phương pháp gây nôn để đẩy hết các chất độc ra bên ngoài. Việc sử dụng thuốc gây nôn sẽ là cơ chế, nhằm kích thích lên phần não để điều khiển hoạt động nôn, hoặc chúng sẽ kích thích lên vách trong của dạ dày, để giúp thú cưng nôn được các chất có sẵn bên trong dạ dày ra bên ngoài. Và Ipecac là chất gây nôn được sử dụng rộng rãi.

Và sau khi đã sơ cứu thành công, nhanh chóng đưa thú cưng đến các cơ sở thú y gần nhất để được chữa trị kịp thời.

5. Cách đề phòng chó bị đánh bả

Ngay từ nhỏ, nên cho thú cưng ăn các loại thức ăn do chính chúng ta chuẩn bị. Tập thói quen làm sao để thú cưng không ăn các loại thức ăn lạ. Đây cách đề phòng đem lại tính hiệu quả cao nhất hiện tại. Tập thêm thói quen ăn trong khay ăn, hoặc vị trí sẽ được cho ăn.

Bạn hãy thử cho thú cưng ăn thức ăn từ khay, sau đó rải thức ăn ra những vị trí khác, đặc biệt là ngoài sân và ngoài cổng. Khi thú cưng ăn cả phần thức ăn ở bên ngoài, bạn hãy đánh hoặc la mắng để thú cưng nhận ra rằng mình đang hành động không đúng.

Nếu tập trong một thời gian ngắn, thú cưng sẽ quen và chỉ ăn phần thức ăn đã được chuẩn bị ở trong khay. Tuy nhiên, càng lớn thú cưng càng khó dạy bảo, vì vậy chúng ta cần tập thói quen này ngay từ nhỏ, từ khi chúng mới tập ăn. Bên cạnh đó, để tránh được việc đánh bả, chỉ nên cho thú cưng ra bên ngoài khi có sự giám sát của chủ nuôi.

Xem thêm:

Bả chó là một loại chất độc có thể đem đến sự nguy hiểm cho thú cưng của bạn. Cách tốt nhất để giúp ngăn ngừa hiệu quả việc bị đánh bả, chính là không nên các bé đi ra ngoài đường nhiều, khi không có sự quan sát của chúng ta. Bên cạnh đó, nên giúp thú cưng nhận diện đâu là thức ăn mới được ăn, đâu là sự nguy hiểm cần phải tránh, để đảm bảo tối ưu cho sức khỏe của mình.

Có thể bạn quan tâm:

Link nội dung: https://melodious.edu.vn/ba-cho-meo-a41939.html