Không tìm được cảm hứng trong công việc, quá nhiều việc vượt ngoài khả năng, không hoà đồng được với môi trường làm việc,... là những nguyên nhân có thể khiến bạn cảm thấy stress, mệt mỏi. Dù với bất kỳ nguyên nhân nào, stress từ áp lực công việc luôn khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, không còn năng lượng, sợ phải đi làm. Thậm chí có không ít người nghĩ đến việc nghỉ việc. Vậy cùng bác sĩ tâm lý tìm ra lời khuyên cho những người bị stress vì áp lực công việc!
Nguyễn Thị Hồng Hạnh | Bác sĩ - Viện tâm lý và sức khỏe tinh thần SnS
Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng và Phát triển
Với nhiều tính chất công việc hiện nay, việc phải làm việc 8 tiếng ở văn phòng, linh hoạt di chuyển khắp nơi gặp khách hàng hay ôm việc về nhà làm là tình trạng cực kỳ phổ biến. Lời khuyên bác sĩ tâm lý dành cho người stress, mệt mỏi vì công việc chính là hãy luôn phân biệt rạch ròi giữa cuộc sống và công việc thường ngày. Nếu không phải là người chịu áp lực giỏi, bạn không nên cố sức, hãy cố gắng cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi, không nên ôm đồm quá nhiều công việc về bản thân đến nỗi không còn chút không gian dành cho riêng mình.
Ảnh 1: Phân biệt rạch ròi giữa công việc và cuộc sống
Bác sĩ tâm lý khuyến nghị, bạn hãy dành sự tập trung tuyệt đối khi làm việc tại văn phòng để hoàn thành công việc được giao. Trong 1 tuần, bạn nên dành ít nhất cho bản thân một ngày để thư giãn, tránh stress. Tắt hết điện thoại và thông báo từ công ty để ngủ một giấc đến tận trưa, lượn lờ cà phê vào một ngày đẹp trời, gặp gỡ bạn bè chính là cách để nạp lại năng lượng tích cực, nhờ đó xua tan được mọi stress, mệt mỏi để bắt đầu công việc trong tuần mới.
Để giúp khách hàng, các chuyên gia của Safe and Sound luôn đồng hành với bạn, giúp bạn:
- Một bộ não tràn đầy suy nghĩ tích cực nhờ loại bỏ được những suy tư không quan trọng hoặc sai lệch.
- Một tinh thần sảng khoái, hết lo âu để bạn có thể tận hưởng những điều tốt đẹp mà cuộc sống ban tặng.
- Một tâm thế tự tin, vững vàng để đưa ra những quyết định nhanh hơn, đúng đắn hơn trong công việc, từ đó gia tăng sức mạnh về tài chính, sự nghiệp và cả sự tự hào.
Một công việc dù là đam mê hay là gì thì vẫn mang mục đích lớn nhất chính là tạo ra thu nhập để nuôi sống bản thân, chăm sóc gia đình, tạo dựng một giá trị cuộc sống, tương lai tốt đẹp hơn. Theo bác sĩ tâm lý, tập trung vào việc kiếm tiền sẽ giúp bạn tạo dựng một cuộc sống hạnh phúc ở tương lai, nhưng cũng đừng quên bản thân vẫn cần sống cho hiện tại.
Ảnh 2: Tận hưởng thành quả lao động
Một cách xả stress, mệt mỏi hiệu quả luôn được rất nhiều người áp dụng chính là mua sắm. Việc tự thưởng cho bản thân một món quà sau một thời gian dài nỗ lực đến quên ăn quên ngủ chắc chắn sẽ đem đến cho bạn sự vui sướng ngập tràn. Hãy dùng chính những món quà này làm đích đến cho những nỗ lực hằng tháng, tạo mục tiêu để cho dù có áp lực thế nào nhưng nhận được thành quả cuối cùng là những món đồ yêu thích bạn cũng sẽ cảm thấy cực kỳ hạnh phúc.
Vì thế lời khuyên bác sĩ tâm lý dành cho người mệt mỏi, stress vì công việc chính là dù ít hay nhiều hãy luôn dành cho bản thân những món quà xứng đáng với bản thân và dùng chính điều đó làm mục tiêu cho tương lai.
Nhiều người từng đặt ra câu hỏi công việc áp lực quá có nên nghỉ không nhưng vì cuộc sống, vì mưu sinh mà mọi người thường rất đắn đo không dám thực hiện. Tuy nhiên, bác sĩ tâm lý nhấn mạnh, khi tinh thần thực sự mệt mỏi, khi bạn không còn hứng thú trong công việc dù đã làm mọi cách thì nếu vẫn tiếp tục sẽ chỉ khiến cho tinh thần bạn ngày càng mệt mỏi, u uất, dễ cáu gắt tức giận hơn hẳn. Hiện nay có không ít người bị trầm cảm vì công việc do thường xuyên phải chịu áp lực, sống trong căng thẳng stress đến nỗi trong mơ cũng thấy bị sếp mắng, thấy không hoàn thành chỉ tiêu.
Ảnh 3: Nếu thực sự quá sức với bản thân, hãy cứ tự tin nghỉ việc
Lời khuyên bác sĩ tâm lý dành cho người đang muốn nghỉ việc vì mệt mỏi từ áp lực công việc chính là hãy nộp đơn thôi việc nếu bạn đang ở trong các hoàn cảnh sau
- Công việc có mức lương không ổn định, bấp bênh, không có lộ trình thăng tiến trong tương lai
- Khi bạn luôn cảm thấy bị ám ảnh, sợ hãi về công việc, chỉ cần nghĩ đến đi làm cũng cảm thấy khó thở
- Môi trường làm việc quá độc hại, đồng nghiệp không giúp đỡ nhau, sếp thiếu công bằng văn minh
- Công việc làm ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe, chẳng hạnh như thường xuyên phải thức khuya, rối loạn giấc ngủ, thiếu ngủ hay làm trong môi trường ô nhiễm nhiều khói bụi.
- Bạn thực sự không phù hợp với tính chất công việc, không có niềm đam mê và hứng thú với công việc này dù đã làm mọi cách.
Kể cả khi một công việc có thể giúp bạn có nguồn thu nhập ổn định nhưng tinh thần và sức khỏe lại luôn trong thái thái mệt mỏi, ám ảnh, lo sợ, không còn cảm nhận được niềm vui thì bao nhiêu tiền cũng không xứng đáng. Bác sĩ tâm lý khẳng định, sức khỏe và hạnh phúc của bản thân luôn là điều cần đặt lên hàng đầu, tiền thì có thể kiếm lại được nhưng sức khỏe để hồi phục lại sẽ là cả chặng đường dài.
Chúng tôi biết rằng trị liệu tâm lý đôi khi là một bước khó khăn và cố gắng tìm một chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm thần mới phù hợp với nhu cầu cá nhân và tính cách của bạn có thể là một nhiệm vụ khó khăn và không dễ dàng.
Chúng tôi tin rằng sự kết hợp giữa chuyên gia tâm lý và bác sỹ tâm thần sẽ đem lại hỗ trợ tốt nhất cho bạn. Đội ngũ chuyên gia của Safe and Sound đáp ứng khắt khe các tiêu chuẩn, giúp bạn giải quyết đa dạng các vấn đề tâm lý bao gồm: Trầm cảm sau sinh, lo âu, rối loạn phân liệt cảm xúc, các vấn đề về giấc ngủ, rối loạn cảm xúc, các mối quan hệ, chấn thương tinh thần,…
- Bề dày kinh nghiệm hành nghề với đa dạng vấn đề tâm lý
- Kỹ năng đánh giá, tham vấn và xây dựng kế hoạch hỗ trợ hiệu quả
- Kết hợp linh hoạt các kỹ thuật, phương pháp để hỗ trợ hiệu quả và duy trì kết quả bền vững
Bên cạnh đó, Safe and Sound sẽ:
- KHÔNG coi bạn là bệnh nhân: Ngược lại, chúng tôi coi bạn là một người can đảm đang chống chọi với cả một bầu trời u tối đang chực chờ sụp xuống. Chuyên gia của SnS có thể góp thêm với bạn một đôi tay trong nỗ lực này.
- KHÔNG dạy đời bạn: Chúng tôi sẽ cùng bạn nâng dậy nguồn năng lượng tích cực mà lâu nay đã bị quá nhiều áp lực và khổ đau đè sát đất.
- KHÔNG lạm dụng thuốc và hoá dược: Ngược lại, chúng tôi sẽ cùng bạn tìm đến những giải pháp hiệu quả và tự nhiên.
Xem thêm:
Cơ thể chúng ta phản ứng với stress công việc như thế nào?
9 cách vượt qua stress công việc (phần 1)
Link nội dung: https://melodious.edu.vn/cach-khuyen-nguoi-bi-ap-luc-a41812.html