Hiện nay cùng với sự phát triển không ngừng nghỉ của các ngành nghề thì ngành xuất bản cũng không nằm ngoài guồng quay đó. Những thành phẩm của ngành đang ngày càng phải đáp ứng được nhu cầu cũng như đòi hỏi của thị trường về số lượng trong sự đa dạng và cả chất lượng về nội dung. Vậy xuất bản được định nghĩa thế nào? Quy định của nhà nước đối với hoạt động xuất bản ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây.
Về định nghĩa, có thể hiểu xuất bản là công việc tổ chức, khai thác, biên tập bản thảo và cho phát hành trực tiếp.
Xuất bản là việc phổ biến về thông tin, văn học, hay âm nhạc, là hoạt động cung cấp thông tin đến với công chúng. Các tác giả cũng có thể là nhà xuất bản của riêng họ, là người khởi tạo, phát triển nội dung đồng thời là người cung cấp phương tiện phân phối, họ cho sử dụng hiển thị những nội dung của riêng họ. Từ “nhà xuất bản” cũng có nghĩa đề cập đến một cá nhân lãnh đạo của công ty xuất bản hay một cá nhân đứng đầu sở hữu một tạp chí, tòa soạn.
Theo truyền thống thì thuật ngữ này sẽ đề cập đến các công việc phân phối, in ấn tác phẩm như sách và báo chí. Nhưng với sự ra đời và phát triển của hệ thống thông tin số, internet, phạm vi của xuất bản đã mở rộng hơn bao gồm cả các tài nguyên điện tử như sách và tạp chí điện tử, website, blog, nhà phát hành trò chơi, video và những thứ tương tự. Còn về xuất bản sách cơ bản sẽ bao gồm các công đoạn: mua bản quyền (từ các tác giả hay nhà xuất bản gốc), biên tập, dàn trang và thiết kế bìa, xin giấy phép xuất bản và in ấn (ngày nay các xuất bản điện tử cũng có thể hiển thị dưới định dạng như pdf, mobi, epub…) và bước cuối là tiếp thị, phân phối.
Hiện nay về cơ bản, việc xuất bản sách có 2 mô hình kinh doanh chính:
Các nhà xuất bản sẽ xử lý thay bạn công việc tiếp thị, phân phối và lưu kho sách cho bạn. Nhà xuất bản cũng sẽ cung cấp cho tác giả một hợp đồng để họ tiến hành in ấn, xuất bản và bán sách tại các đại lý và nhà sách bán lẻ khác. Về cơ bản, nhà xuất bản sẽ mua bản quyền xuất bản cuốn sách của bạn và trả tiền bản quyền cho bạn thông qua việc bán sách phát hành.
Nếu muốn xuất bản một cuốn sách theo phương pháp truyền thống, các nhà văn thường phải tìm đến một nhà đại diện. Nếu là một nhà văn kiểu phi hư cấu, tác giả sẽ được yêu cầu gửi đề xuất cuốn sách, với ba chương mẫu cùng với bản tóm tắt của từng chương. Nếu viết tiểu thuyết, các tác giả sẽ cần phải hoàn thành bản thảo của mình.
Sẽ tùy thuộc vào từng loại hình nhà xuất bản hay nền tảng bản chọn, phần lớn công việc thuộc về bạn đồng thời bạn sẽ phải tự chi trả mọi chi phí. Nhưng ưu điểm của việc tự xuất bản sách là bạn được toàn quyền kiểm soát đối với cuốn sách của mình và nhận được 100 phần trăm lợi nhuận sách được bán ra.
Trong cả hai trường hợp, bạn đều có thể tùy chọn định dạng của cuốn sách bạn xuất bản - sách in, sách nói, sách điện tử, CD,… Nếu bạn chọn sách điện tử thì sách của bạn sẽ được xuất bản dưới dạng kỹ thuật số.
Căn cứ vào khoản 1 Điều 6 Luật xuất bản năm 2012, công tác quản lý của nhà nước đối với hoạt động xuất bản bao gồm những nội dung sau:
Tại Điều 10 Luật Xuất bản năm 2012 có quy định như sau:
- Nghiêm cấm việc xuất bản, in ấn, phát hành xuất bản phẩm có những nội dung sau đây:
+ Tuyên truyền chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
+ Tuyên truyền kích động chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước, kích động bạo lực, truyền bá tư tưởng phản động, lối sống đồi trụy, dâm ô và các hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục.
+ Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và các bí mật khác vi phạm pháp luật quy định.
+ Xuyên tạc về sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm danh nhân, anh hùng dân tộc, không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia; vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân.
- Nghiêm cấm thực hiện các hành vi sau đây:
+ Xuất bản mà không có đăng ký hay quyết định xuất bản hoặc không có giấy phép xuất bản.
+ Thay đổi, làm sai lệch nội dung bản thảo đã ký duyệt hoặc bản thảo tài liệu kinh doanh không có dấu của cơ quan cấp giấy phép xuất bản.
+ In giả, in lậu, in nối bản trái phép xuất bản phẩm.
+ Phát hành xuất bản phẩm không có nguồn gốc hợp pháp hoặc chưa nộp lưu chiểu.
+ Xuất bản, in ấn, phát hành xuất bản phẩm đã bị đình chỉ phát hành hoặc đã thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành, tiêu hủy hay nhập khẩu trái phép.
+ Các hành vi bị cấm khác theo quy định của pháp luật.
Thư Hiên Dịch Trường xin cám ơn bạn đã dành thời gian đọc hết bài viết.
Link nội dung: https://melodious.edu.vn/nha-xuat-ban-la-gi-a41703.html