Không ăn thịt 1 ngày, chúng ta được lợi ích gì?
Đó là những ngày mùng 1, 8, 14, 15, 18, 23, 24, 28, 29, 30 trong tháng âm lịch. Tuy nhiên cũng có những tín đồ ăn chay 4 ngày hoặc 2 ngày trong tháng. Nguyên nhân Phật tử chọn 10 ngày trong tháng để ăn chay là để nhắc nhở bản thân thường xuyên tu tập, mở rộng lòng từ bi, tránh sát sinh động vật để làm thực phẩm cho mình. Ngoài ra, lịch ăn chay 10 ngày trong đó có ngày 30 cuối tháng là để nhắc nhở Phật tử nhớ đến 1 tháng cũ đã qua và sống ý nghĩa, tu tập chăm chỉ hơn trong tháng mới. Bởi theo quan niệm của Phật giáo, mọi sự trên đời đều có duyên khởi và luôn ảnh hưởng tác động lẫn nhau cũng giống như thời gian, tháng cũ khép lại cũng chính là khởi điểm cho tháng mới do đó con người cần xem xét lại bản thân.
Số ngày ăn chay là tùy thuộc vào lòng tin cũng như điều kiện của mỗi người, Phật giáo không bao giờ ra quy định hay ép buộc các tín đồ của mình thực hiện nghĩa vụ ăn chay khắc nghiệt. Tuy nhiên, theo các tín đồ Phật tử lâu năm họ thường lên lịch ăn chay 10 ngày trong tháng và có khả năng tiến dần đến ăn chay trường nếu như cơ thể khỏe mạnh, không bệnh tật.
Phật tử thường có 2 phương thức ăn chay là chay trường và chay kỳ:
Chay trường là phương pháp sử dụng đồ ăn chay trong một khoảng thời gian dài của cuộc đời, Phật tử tự nguyện dùng thực phẩm thanh đạm, không sát sanh.
Chay kỳ là phương pháp sử dụng đồ chay trong những ngày cố định của tháng thường lịch ăn chay là 10 ngày và cũng có cách gọi riêng cho số ngày ăn chay trong năm, tháng như: Nhị trai, Tứ trai, Lục trai, Thập trai, Nhất ngoạt trai, Tam ngoạt trai. Nhị trai là ăn chay mỗi tháng hai lần vào ngày mùng một và rằm. Tứ trai là ăn chay 4 lần trong tháng vào ngày mùng 1, 14, 15, 30. Nhất ngoạt trai là ăn chay luôn trong một tháng đặc biệt là vào tháng giêng, tháng 7 và tháng 10. Lục trai là ăn chay trong các ngày mùng 8, 14, 15, 23, 29, 30. Và lịch ăn chay 10 ngày trong tháng được gọi là Thập trai.
Sẽ thế nào nếu con người chuyển sang ăn chay?
Ăn chay chắc chắn có lợi ích. Tại sao vậy? Vì thật sự “vĩnh ly sát sinh”. Những người đồ tể tại sao giết hại chúng sinh để bán thịt vậy? Bởi vì có người ăn. Nếu như thế gian này không có người ăn thịt chúng sinh, thì nghề này sẽ không còn nữa. Từ đó cho thấy, dù cho chúng ta ăn tam tịnh nhục, nhưng tâm của chúng ta không thanh tịnh, nghiệp không thanh tịnh. Chúng ta thử nghĩ xem, những người đồ tể kia hằng ngày sát sinh và chúng ta là người ăn thịt, là khách hàng của họ, thì chúng ta cũng có một phần trách nhiệm, không thể trốn tránh được. Cho nên, chúng ta phải hiểu rõ ăn chay chắc chắn có lợi ích.
Đối với tất cả chúng sinh, bạn không còn ý nghĩ sát sinh hại chúng nữa, chúng sinh sẽ nhìn thấy bạn giống như bạn bè vậy, vì biết bạn sẽ không hại chúng. Bạn có thể yêu thương và có thể giúp đỡ chúng, chúng sẽ gần gũi bạn. Tình cảnh này, chúng ta thường đi du lịch ở bên ngoài thấy được rất rõ ràng. Ở Trung Quốc, những chim thú khi nhìn thấy người chúng đều hoảng sợ, bỏ chạy, tại sao vậy? Hầu hết là tâm chúng ta là bất thiện, thường hay có tâm sát sinh. Tâm sát hại chúng sinh tức là thông thường gọi là sát khí. Người Trung Quốc có sát khí rất nặng, những súc sinh này khi vừa nhìn thấy liền lập tức bỏ chạy, chạy thoát thân.
Link nội dung: https://melodious.edu.vn/an-chay-10-ngay-a41594.html