Sanam Hafeez - Nhà tâm lý học thần kinh cho rằng, nguyên nhân khiến một người mắc phải tình trạng overthinking là do: “Suy nghĩ quá nhiều có thể là một cách để bạn cố gắng kiểm soát tình huống và cảm thấy tự tin hơn về những việc cần làm tiếp theo”. Khi bạn suy nghĩ nhiều, não bộ sẽ cố gắng giảm bớt sự lo lắng của bạn bằng cách xem xét các tình huống có thể xảy ra và cố gắng dự đoán điều gì sẽ xảy ra tiếp theo.
Nhưng khi suy nghĩ quá nhiều, chúng ta thường bị mắc kẹt trong các suy nghĩ ấy; gặp khó khăn trong việc hành động. Hafeez nói thêm: “Vấn đề của chúng ta khi overthinking là tâm trí liên tục phát sinh ra các nỗi lo mưới khác nhau và nối tiếp nhau”.
Các nhà nghiên cứu tin rằng có một số người có thể khả năng dễ overthinking hơn những người khác. Ví dụ, những người cầu toàn có xu hướng suy nghĩ quá nhiều.
Hafeez cũng cho biết: “Những người cầu toàn và những người thành công quá mức có xu hướng overthinking vì họ sợ thất bại; và nhu cầu phải trở nên hoàn hảo của họ cao hơn những người khác. Điều này dẫn đến việc lặp lại hoặc chỉ trích các quyết định và sai lầm.”
Về mặt tâm lý học, tình trạng overthinking không phải là một rối loạn tâm thần cũng như chưa đủ cơ sở và thông tin để chẩn đoán là rối loạn tâm thần. Tuy nhiên, triệu chứng overthinking là một triệu chứng thường xuất hiện trong các tiêu chí chẩn đoán các rối loạn tâm thần.
Một số các rối loạn tâm thần có triệu chứng overthinking bao gồm:
Nếu suy nghĩ quá nhiều vấn đề, quá mức và diễn ra trong thời gian dài, tình trạng này trở thành một dấu hiệu cho thấy bạn cần được tầm soát các rối loạn tâm thần tiềm ẩn khác.
Khi trải qua sự kiện đau buồn, bạn cũng thường trở nên quá cảnh giác. Đây là khi bạn luôn cảnh giác cao độ về nguy hiểm. Một số người trở nên cảnh giác quá mức khi overthinking về các rắc rối tiềm ẩn có thể xảy ra.
Tác hại của overthinking sẽ làm ảnh hưởng đến cách bạn trải nghiệm và tương tác với thế giới xung quanh, khiến bạn khó đưa ra quyết định trong những tình huống quan trọng. Tình trạng càng kéo dài bạn càng bị suy kiệt năng lượng, thậm chí gây tổn hại cho sức khỏe thể chất của bạn.
Theo Tiến sĩ Tâm lý học Fowler, ông đã cảnh báo về tác hại của overthinking như sau: “Việc suy ngẫm quá mức trong thời gian dài sẽ khiến các cá nhân cảm thấy lo lắng, trầm cảm, suy giảm khả năng chịu đựng và chống lại các tác nhân gây căng thẳng, dần dần cảm thấy cô đơn, mất hứng thú và trầm cảm”.
Ngoài các tác hại đối với sức khỏe tinh thần, tình trạng overthinking còn ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất. Một số những triệu chứng có thể xảy ra bao gồm: Mệt mỏi, khó ngủ, buồn nôn, nhức đầu, giảm khả năng tập trung, thay đổi khẩu vị… Chưa kể còn làm tăng nguy cơ đau tim và tăng nguy cơ tự tử vì trầm cảm.
Link nội dung: https://melodious.edu.vn/cach-de-het-overthinking-a41424.html