Kiên Giang là vùng đất xinh đẹp luôn hấp dẫn mọi du khách ghé qua không chỉ bởi những hòn đảo thơ mộng, những phong cảnh hữu tình mà còn bởi những món ăn ngon nổi tiếng. Kiên Giang có nhiều món ăn ngon lạ, dân dã, mang hương vị riêng biệt không lẫn với bất kì nơi nào, đủ sức làm say lòng du khách thập phương. Nếu có dịp đến thăm thú mảnh đất này thì chớ nên bỏ lỡ các món đặc sản và địa chỉ những quán ăn ngon ở Rạch Giá Kiên Giang dưới đây
Đặc sản Kiên Giang (ảnh ST)
Địa chỉ:
Đây là món ăn du khách không thể bỏ qua khi tới Phú Quốc. Đĩa gỏi cá trích mới được mang ra dễ khiến người ăn lúng túng vì bên trên phủ toàn dừa nạo trắng muốt. Thực khách sau đó phải trộn đều lên mới nhận rõ tầng sâu hấp dẫn với những miếng thịt cá tươi rói, rau thơm, đậu phộng ngon mùi, hành tây, ớt tươi tạo thành tập hợp nhìn đã thấy mê.
Món gỏi cá trích nổi tiếng Kiên Giang (Ảnh ST)
Để ăn món gỏi cá trích, các bạn cầm miếng bánh tráng nhúng sơ vào nước cho mềm rồi đặt lên chút rau sống: xà lách, dưa leo, rau thơm… gắp tỏi cho lên trên sau đó cuộn lại thật chắc tay, chấm vào chén tương nâu vàng đầy mời gọi để biết món gỏi cá trích quả đúng lừng danh. Đặc biệt, món gỏi cá ở khu vực Cây Bàng cá được lấy trực tiếp từ các ghe của ngư dân bản địa nên còn tươi roi rói
Thơm ngon, lạ miệng món gỏi cá trích (Ảnh ST)
Địa chỉ:
Cá nhám giàu có màu trắng, là tên gọi một loài cá nhám của người dân Hà Tiên. Cá tương đối hiếm nên chỉ được ngư dân cung cấp cho các nhà hàng lớn hoặc người “đăng ký” trước chứ không bán tràn lan ngoài chợ. Người Hà Tiên thường chế biến cá nhám giàu thành nhiều món ăn bổ dưỡng, rất ngon nhưng nhất vẫn là nấu canh chua sả nghệ.
Cá nhám giàu (ảnh ST)
Canh chua cá nhám giàu phải có sả băm nhuyễn ướp chung với nghệ, cách làm này mang cung cách ẩm thực Kinh - Khmer, giúp khử mùi tanh cá biển. Bắc nồi lên bếp, đun sôi khoảng dưới 10 phút thì cho bạc hà, giá, khóm, cà chua, đậu bắp, bắp cải, măng tươi… vào và nêm chút đường. Nếu không có măng chua, me tươi, me muối thì người ta có thể cho nước cốt chanh . Nồi cá khi sôi thêm thì múc ra bát, rắc rau thái nhỏ và mấy lát ớt sừng vào. Lẩu canh chua sả nghệ cá nhám giàu thường ăn kèm với đĩa bún trắng tươi, rau muống và nước mắm ớt cay. Món lẩu này là sự kết hợp hài hòa giữa vị chua chủ lực của món lẩu, hương vị đặc trưng của sả và nghệ tạo cho người ăn ấn tượng khó quên, nhất là làm tiêu tan hơi men của rượu.
Lẩu chua sả nghệ cá nhám giàu (ảnh ST)
Địa chỉ:
Chỉ những vùng ven biển như Kiên Giang mới có thể làm món chả ghẹ ngon nhất bảng bởi vì vùng đất này được ưu ái loại ghẹ tươi mới vừa đánh bắt, thịt còn săn chắc và rất ngọt khi chế biến món ăn.
Bánh canh ghẹ chả đặc sản Kiên Giang (Ảnh ST)
Nước dùng của bánh canh chả ghẹ rất đặc trưng, đậm đà phong vị miền biển Nam Bộ. Nước lèo từ tôm khô, thịt, xương heo lại được cho thêm đầu cá thu lấy khi tàu vừa cập bến thơm, ngọt, mặn mà lại rất thanh. Còn chả cá chế biến bằng thịt cá thu đặc biệt hơn. Ghẹ không quan trọng là to hay nhỏ nhưng thật chắc thịt, còn sống cho vào luộc nên ngọt ngon. Nhìn tô bánh canh ghẹ chả Kiên Giang với con ghẹ ú nu ú nần bên trên với miếng chả thon dài là nuốt nước miếng ừng ực rồi. Ăn một tô bánh canh no căng khi về Kiên Giang để cảm nhận thêm hương vị món ăn đặc trưng vùng biển
Món ăn đặc trưng của Kiên Giang (Ảnh ST)
Địa chỉ:
Bún kèn là món ăn khá phổ biến ở miền Tây, bạn có thể dễ dàng tìm thấy ở Châu Đốc hay Phú Quốc. Song bún kèn Hà Tiên ghi dấu ấn trong lòng các thực khách bởi hương vị rất riêng, khiến người ta nhớ mãi không quên. Bún kèn là món ăn yêu thích của người người Khmer ở Hà Tiên, việc chế biến món ăn đặc sản Hà Tiên này không quá phức tạp nhưng lại đòi hỏi sự tỉ mẩn và kiên nhẫn. Những con cá lóc được làm sạch, bỏ da, tách xương chỉ còn lại thịt cá và giã nhuyễn.
Không thể bỏ qua món bún kèn khi đến Kiên Giang (ảnh ST)
Tiếp đó cá được xào chung với hành, tỏi, rồi cho bột cari, đinh hương, quế, bột nghệ… xào chung. Sau đó cho tất cả hỗn hợp này vào nồi nước luộc cá, nêm gia vị vừa ăn, không dùng nước mắm. Khi nước đã sôi và chín tới, bạn đã có thể tắt bếp và cho thêm nước cốt dừa để hoàn thành nước dùng thơm ngon, béo ngậy. Bún cho vào nửa tô, cho ít rau sống, giá sống, húng thơm, dưa chuột chẻ rồi chan nước dùng còn nóng, rắc thêm ít tôm khô đã được giã nhuyễn… trộn đều và bắt đầu thưởng thức. Thực khách sẽ cảm nhận được mùi thơm của rau, độ giòn của giá sống, dưa chuột hoà quyện với vị ấm của bún, vị béo của nước cốt dừa và vị thơm ngọt của cá và nước dùng.
Món ăn phổ biến ở miền Tây (Ảnh ST)
Địa chỉ: Các hàng quán ven đường hoặc quán ăn, nhà hàng bất kì ở Kiên Giang
Xôi xiêm là một món đặc sản bạn khó có thể bỏ qua khi đến Kiên Giang. Để có một xửng xôi ngon, cần chọn nếp Thái Lan mua ở chợ Hà Tiên, được vận chuyển theo đường biên giới Campuchia. Cách nấu xôi không quá phức tạp nhưng lại cần có kinh nghiệm và sự khéo léo. Xôi hấp phải chín tới, dẻo, không nhão mà cũng không cứng, nước xốt có vị ngọt, ngậy mà không béo, thơm mát.
Xôi xiêm ngọt (Ảnh ST)
Trước khi nấu xôi, ngâm nếp khoảng 4-5 giờ, sau đó gút nước bằng vải the, chưng cách thủy nửa giờ. Nhân xôi gồm có trứng gà ta, đánh cho nổi lên rồi lấy nước dừa xiêm, ướp đường Thốt Nốt và đường cát Thái Lan. Nhất thiết phải hấp riêng trong một nồi khác. Thường thì lá dứa, một loại lá thơm được cho vào trong nồi nước nấu. Chính nhờ loại nguyên liệu này mà xôi ngoài vị thơm ngọt, béo ngậy còn có một mùi thơm rất lạ. Khi ăn xôi Xiêm, người ta xới xôi ra đĩa, rưới nước xốt và nước cốt dừa lên trên. Xôi xiêm có cả xôi ngọt và xôi mặn. Món xôi mặn chỉ có tôm giã rắc trên mặt cũng có vị ngon đến lạ. Với xôi ngọt, du khách có thể chọn xôi hột gà, xôi xoài, xôi dừa. Mỗi một loại lại mang một vị ngon độc đáo mà chỉ có ở Hà Tiên bạn mới có thể tìm thấy hương và vị ấy.
Xôi xiêm là một món đặc sản bạn khó có thể bỏ qua khi đến Kiên Giang (ảnh ST)
Địa chỉ:
Ngoài những món như sò lông nướng mỡ hành, xào chua ngọt, nấu cháo, bạn đừng quên thưởng thức gỏi sò lông trộn bắp chuối. Những con sò trước đó đã được ngâm cùng vài trái ớt giã dập cho nhả hết chất bẩn, đất cát trong miệng, rồi luộc cùng với một vài nhánh sả. Khi nồi nước sôi, người ta nhanh tay đảo đều sò cho đến khi mở hết miệng, rồi gỡ ruột sò béo ngậy cho vào đĩa.
Sò lông (ảnh ST)
Thịt ba chỉ luộc cùng nước dừa được thái mỏng sẵn. Bắp chuối thái nhỏ ngâm nước lạnh pha chanh cho bớt thâm được vớt ra. Tất cả được trộn cùng với chút nước mắm chanh, tỏi, ớt cho vừa miệng. Món ăn này sẽ không dậy vị nếu thiếu rau răm xắt nhuyễn và vài lát hành tây được ngâm giấm đường. Sau khi đổ các nguyên liệu này ra đĩa, chủ quán nhanh tay rắc thêm chút lạc rang giã nhỏ lên trên, bưng ra mời thực khách. Thưởng thức đĩa gỏi hấp dẫn với màu cam của sò, vị ngọt, béo của thịt ba chỉ, chan chát của bắp chuối, mùi thơm của rau răm, bạn sẽ cảm nhận vị biển đậm đà trong huyết quản.
Gỏi sò lông hoa chuối (Ảnh ST)
Địa chỉ: Thị xã Hà Tiên, Kiên Giang
Bất kỳ ai khi nhìn thấy con cà xỉu đều có cảm giác sờ sợ, chẳng dám đụng đũa. Vẻ bề ngoài của cà xỉu khá giống những loài hải sản hai mảnh vỏ, nhưng cũng giống cả loài côn trùng với cái râu thật dài và to. Giống như sò, cà xỉu sống dưới tầng nước bùn, vì thế chúng có râu dài để cắm xuống đất, phục vụ cho mục đích tìm kiếm thức ăn. Khi bắt được cà xỉu, người ta đem muối tương tự như muối ba khía.
Cà xỉu muối (ảnh ST)
Từ đó, các hàng quán mua cà xỉu muối về chế biến lại, tạo thành những món “độc” cho ẩm thực Hà Tiên. Cà xỉu tươi ngon nhất vẫn là muối buổi sáng và xào ngay buổi chiều, bởi khi đó vị mặn của muối hãy còn chưa ngấm hết vào trong thịt. Phi thơm tỏi, cho cà xỉu vào xào, đảo đều tay cho gia vị thấm đều rồi nêm chút tiêu, đường cho vừa miệng. Khi ăn, thực khách chỉ cần tách lớp vỏ bên ngoài rồi chỉ lấy phần thịt bên trong ăn với cơm nóng cũng rất ngon. Một món ăn khác cũng rất nổi tiếng ở Hà Tiên, thường xuất hiện trong thực đơn là món gỏi cà xỉu. Đã đến với Hà Tiên, du khách nào cũng nên dừng chân thưởng thức một đĩa cà xỉu
Gỏi cà xỉu (Ảnh ST)
Địa chỉ: Các địa điểm du lịch nổi tiếng ở Kiên Giang
Ở Kiên Giang, bà con Khmer đã sáng tạo ra món bánh thốt nốt dân dã mà tinh tế từ những nguyên liệu đặc trưng của địa phương. Bánh thốt nốt được làm từ nước thốt nốt, trái thốt nốt và bột gạo. Để làm bánh, người ta lấy gạo ngon xay thành bột, ủ một đêm cho lên men. Lấy bột này trộn với cơm thốt nốt và nước thốt nốt rồi gói trong tấm lá chuối theo hình chữ nhật, rồi đem hấp.
Bánh thốt nốt (Ảnh ST)
Một cách khác người dân Kiên Giang hay làm đó là lấy trái thốt nốt già chà vào rổ lấy bột, trộn với gạo, chút dừa nạo rồi gói trong lá chuối hoặc lá dừa, lá thốt nốt đem hấp. Khi bánh vừa được lấy ra từ xửng hấp, bánh chín vàng đều, mùi hương ngào ngạt lan tỏa làm thực khách chỉ muốn ăn ngay. Bánh mềm, thơm, mịn, càng ăn càng thấy mê. Đến Kiên Giang mà không ăn bánh thốt nốt thì thật là phí phạm. Đây là món ăn vặt nổi tiếng không chỉ ở ẩm thực Kiên Giang mà còn là một trong những loại bánh độc đáo của ẩm thực Việt Nam.
Món ăn dân dã nhưng tinh tế của Kiên Giang (Ảnh ST)
Tin liên quan:
- Bỏ túi cẩm nang du lịch Rạch Giá: Địa điểm vui chơi, ăn uống, ngủ nghỉ
- “Bỏ túi” ngay 5 bãi biển Kiên Giang có vẻ đẹp “hút hồn”
Link nội dung: https://melodious.edu.vn/am-thuc-kien-giang-a40707.html