Cân bằng nội môi sinh 11 là một phần kiến thức rất hay, đòi hỏi sự tư duy và ghi nhớ rất nhiều. Vậy trước khi đi sâu vào nội dung, chúng ta cùng tìm hiểu cân bằng nội môi là gì nhé!
Môi trường bên trong cơ thể được biết với tên khác là nội môi, nó là môi trường mà ở đó diễn ra quá trình trao đổi chất ở tế bào.
Với nghĩa hẹp, nội môi là môi trường bên trong gồm máu, bạch huyết và nước mô. Khi môi trường bên trong xảy ra biến động thì thường gắn liền với ba thành phần tham gia đó là: máu, bạch huyết, nước mô,...
Cân bằng nội môi có bản chất là sự duy trì ổn định các điều kiện lý hóa ở môi trường trong cơ thể.
Cân bằng nội môi rất quan trọng cho nên ý nghĩa của chúng cần được nắm thật kỹ. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu cân bằng nội môi có ý nghĩa gì nhé!
Sự ổn định của các điều kiện lý hóa trong môi trường trong giúp cho các tế bào hay các cơ quan trong cơ thể hoạt động được bình thường → Giúp cho sinh vật tồn tại và phát triển.
Khi điều kiện lý hoá trong môi trường bị biến đổi → không thể duy trì được sự ổn định → các tế bào hoặc các cơ quan có sự rối loạn hoạt động → bị bệnh lý hoặc dẫn đến tử vong.
Để cơ thể duy trì được sự ổn định thì cần đến các cơ chế duy trì cân bằng nội môi
Để tìm hiểu kỹ hơn thì dưới đây là bảng liệt kê các bộ phận, cơ quan và chức năng tham gia cơ chế duy trì cân bằng nội môi
Bộ phận
Cơ quan
Chức năng
Tiếp nhận các kích thích
Các thụ thể hay cơ quan thụ cảm
- Tiếp nhận tín hiệu của các kích thích từ cả môi trường trong và ngoài
- Hình thành nên các xung thần kinh truyền về hệ thống điều khiển
Điều khiển
TƯTK hoặc các tuyến nội tiết
- Tiếp nhận các xung thần kinh từ bộ phận kích thích truyền tới và giúp xử lý thông tin
- Gửi các tín hiệu thần kinh hoặc các hoocmôn đến cơ quan hoạt động và điều khiển hoạt động đó tại bộ phận thực hiện
Thực hiện
Gan, thận, phổi, mạch máu, tim
Nhận tín hiệu thần kinh từ các cơ quan điều khiển giúp làm tăng hoặc giảm hoạt động dẫn đến biến đổi các điều kiện lý hóa của môi trường và đưa môi trường về trạng thái ổn định, cân bằng
Chú ý: Bất cứ một bộ phận nào tham gia vào quá trình cân bằng nội môi hoạt động bất thường hoặc bị bệnh → gây mất cân bằng nội môi.
Tham khảo ngay bộ sổ tay tổng hợp kiến thức cùng với các phương pháp và kỹ năng làm mọi dạng bài tập trong đề thi THPT Quốc gia và thi đánh giá năng lực
Áp suất thẩm thấu được hiểu là lực đẩy giữa các phân tử dung môi từ dung dịch có nồng độ thấp → dung dịch có nồng độ cao qua màng.
Quá trình thẩm thấu giữa 2 dung dịch sẽ được tiếp diễn cho đến khi 2 dung dịch có nồng độ bằng nhau.
Khi hai dung dịch có nồng độ cân bằng nhau thì sẽ không xảy ra sự khuếch tán của dung môi qua màng nữa → áp suất thẩm thấu được cân bằng.
ASTT của máu phụ thuộc vào hàm lượng nước, nồng độ của các chất hoà tan trong máu, đặc biệt là nồng độ của Na+
- Thận có mặt trong sự điều hòa cân bằng ASTT nhờ vào khả năng tái hấp thụ hoặc thải bớt nước và các chất có khả năng hòa tan trong máu.
- Khi ASTT trong máu tăng lên do ăn mặn hay đổ nhiều mồ hôi,… → thận sẽ tăng cường tái hấp thu nước đưa về máu, đồng thời sinh vật sẽ có cảm giác rất khát nước → bổ sung nước vào → giúp cân bằng ASTT.
- Khi ASTT trong máu giảm → thận tăng khả năng thải nước → giúp duy trì ASTT.
- Thận còn thải ra các chất thải khác như: urê, crêatin,…
- Gan giúp điều hòa nồng độ nhiều chất có trong huyết tương như: các chất tan, protein và glucôzơ trong máu.
- Sau khi ăn, nồng độ của glucose trong máu cũng tăng lên → tuyến tụy sẽ tiết ra hoocmon insulin, giúp cho gan chuyển glucose → glycogen dự trữ, đồng thời kích thích các tế bào nhận và sử dụng glucose → nồng độ glucose trong máu lúc này bị giảm và duy trì ổn định.
- Khi bị đói, các tế bào sử dụng rất nhiều glucose → nồng độ của glucôzơ trong máu giảm xuống → tuyến tụy sẽ tiết ra glucagon làm cho gan chuyển glycogen thành glucose và đưa vào máu → nồng độ glucosse trong máu lúc này tăng cao và duy trì ổn định.
Ở người pH trong máu dao động khoảng 7,35 - 7,45 giúp đảm bảo cho các tế bào trong cơ thể hoạt động bình thường. Tuy nhiên, cơ thể luôn luôn hoạt động và sản sinh ra các chất như CO2 hay axit lactic,... có thể dẫn đến thay đổi pH trong máu. Những biến đổi này có thể là nguyên nhân gây nên những rối loạn trong hoạt động của tế bào hay của cơ quan. Vì vậy pH nội môi được duy trì ổn định, cân bằng là nhờ sự tham gia của hệ đệm, phổi và thận.
Trong máu chứa các hệ đệm giúp duy trì pH của máu một cách ổn định là do chúng có khả năng lấy đi H+ hoặc OH- khi các ion này có mặt trong máu
Hệ đệm bao gồm acid yếu, phân ly ít và muối kiềm của acid đó.
Trong máu chứa 3 hệ đệm quan trọng là:
Hệ đệm bicacbonat có công thức là H2CO3/NaHCO3
Hệ đệm photphat có công thức là Na H2PO4/Na HP
Hệ đệm protein
Nếu như các sản phẩm của quá trình TĐC chuyển vào trong máu mà chứa nhiều axit thì các hệ đệm sẽ xảy ra phản ứng với các ion H+ → làm giảm ion H+ trong nội môi.
Nếu như các sản phẩm của quá trình TĐC chuyển vào trong máu mà chứa nhiều bazo thì các hệ đệm sẽ xảy ra phản ứng với các ion OH- → làm giảm ion OH- trong nội môi.
Hệ đệm
Khi pH giảm
Khi pH tăng
Hệ đệm bicacbonat : H2CO3/NaHCO3
HCO3 + H+ → H2O + CO2
H2CO3 -> HCO3 + H+
Hệ đệm photphat: Na H2PO4/ Na HP
HPO4 + H+ → H2PO4
H2PO4 → HPO4 + H+
Hệ đệm protein
R(NH2)COOH + H+ → RCOOH + NH3
R(NH2)COOH + OH → R(NH2)COO + H2O
Ngoài hệ đệm thì phổi hay thận cũng phối hợp với nhau và đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều hoà cân bằng pH nội môi
Phổi tham gia vào quá trình điều hoà pH trong máu bằng cách thải ra khí CO2 vì khi khí CO2 tăng lên thì cũng làm tăng ion H+ có trong máu. Thận thì tham gia quá trình điều hoà pH nhờ thải ion H+, tái hấp thụ ion Na+ và thải ra NH3
Khi các điều kiện lí hóa của môi trường trong thay đổi và không duy trì được sự ổn định, cân bằng sẽ gây nên sự biến đổi hoặc gây rối loạn các hoạt động của tế bào và các cơ quan trong cơ thể, thậm chí gây nên tử vong ở các loài động vật → đó là mất cân bằng nội môi.
Bất cứ một bộ phận hay cơ quan nào tham gia vào quá trình cân bằng nội môi hoạt động bất thường hoặc bị bệnh → dẫn đến mất cân bằng nội môi.
Ví dụ:
Mất cân bằng nội môi gây ra một số căn bệnh ví dụ như: Khi nồng độ muối NaCl có trong máu tăng cao sẽ gây nên bệnh tiểu đường. Nồng độ đường huyết trong máu tăng quá cao cũng gây sốt và co giật. Ngoài ra còn gây nên bệnh cao huyết áp.
Câu 1: Khái niệm của cân bằng nội môi là gì?
A. Cân bằng nội môi là quá trình duy trì sự ổn định, cân bằng của môi trường trong tế bào.
B. Cân bằng nội môi là quá trình duy trì sự ổn định, cân bằng của môi trường trong mô.
C. Cân bằng nội môi là quá trình duy trì sự ổn định, cân bằng của môi trường trong cơ thể.
D. Cân bằng nội môi là quá trình duy trì sự ổn định, cân bằng của môi trường trong cơ quan.
Đáp án đúng: C
Câu 2: Trật tự nào dưới đây là đúng khi nói về cơ chế duy trì cân bằng nội môi? (KT: kích thích)
A. Bộ phận tiếp nhận KT → bộ phận điều khiển → bộ phận thực hiện → bộ phận tiếp nhận KT
B. Bộ phận điều khiến → bộ phận tiếp nhận KT → bộ phận thực hiện → bộ phận tiếp nhận KT
C. Bộ phận tiếp nhận KT → bộ phận thực hiện → bộ phận điều khiển → bộ phận tiếp nhận KT
D. Bộ phận thực hiện → bộ phận tiếp nhận KT → bộ phận điều khiển → bộ phận tiếp nhận KT
Đáp án đúng: A
Câu 3: Quá trình liên hệ ngược xảy ra khi: (ĐK: điều kiện, MT: môi trường, KT: kích thích)
A. ĐK lý hóa ở MT trong sau khi được điều chỉnh, tác động ngược lên bộ phận tiếp nhận KT
B. ĐK lý hóa ở MT trong trước khi được điều chỉnh, tác động ngược đến bộ phận tiếp nhận KT
C. Sự trả lời của bộ phận thực hiện làm biến đổi các ĐK lý hóa ở MT trong
D. ĐK lý hóa ở MT trong trở về trạng thái bình thường trước khi được điều chỉnh, tác động ngược lên bộ phận tiếp nhận KT
Đáp án đúng: C
Câu 4: Hoocmon insulin có chức năng chuyển hóa glucose, làm giảm lượng glucose trong máu bằng cách nào dưới đây?
A. Tăng đào thải glucose đi theo con đường bài tiết
B. Tích lũy glucose dưới dạng tinh bột giúp tránh sự khuếch tán glucose ra khỏi tế bào
C. Tổng hợp thêm những kênh vận chuyển glucose nằm trên màng tế bào ở cơ quan dự trữ làm cho tế bào tăng khả năng hấp thụ glucose
D. Tăng cường hoạt động của các kênh protein vận chuyển glucose nằm trên màng tế bào ở cơ quan dự trữ làm tế bào tăng khả năng hấp thu glucose
Đáp án đúng: D
Câu 5: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về cấu trúc và vai trò của thận?
A. Có hệ thống mao mạch dày đặc, thành mao mạch mỏng, dễ dàng trao đổi chất ở cầu thận
B. Cơ chế lọc ở cầu thận giúp duy trì cân bằng, ổn định nội môi
C. Ở cầu thận có hệ thống động mạch lớn đến còn động mạch nhỏ đi
D. Cầu thận có cấu trúc hình cầu, có hệ thống mao mạch dày đặc bao quanh, cấu trúc cầu thận giống cấu trúc phế nang ở phổi
Đáp án đúng: D
Câu 6: Bộ phận thực hiện cơ chế duy trì cân bằng nội môi có chức năng là
A. Điều khiển các hoạt động trong các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu thần kinh và hoocmôn
B. Giúp làm tăng hay giảm các hoạt động trong cơ thế để đưa môi trường trong về trạng thái ổn định và cân bằng
C. Tiếp nhận KT từ môi trường và hình thành nên xung thần kinh
D. Tác động đến các bộ phận KT dựa trên tín hiệu của hệ thần kinh và hoocmôn
Đáp án đúng: B
Câu 7: Những phát biểu nào dưới đây là sai khi nói đến chức năng của bộ phận tiếp nhận kích thích trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi?
1. Gửi đi các tín hiệu hoocmôn hoặc là thần kinh nhằm điều khiển hoạt động ở các cơ quan
2. Giúp làm tăng hay giảm hoạt động trong cơ thế để đưa môi trường trong về trạng thái ổn định, cân bằng
3. Tiếp nhận KT từ môi trường và hình thành nên xung thần kinh
4. Làm biến đổi ĐK lý hóa của môi trường trong cơ thế
Phương án trả lời đúng là
A. 1, 2 và 3
B. 1, 3 và 4
C. 2, 3 và 4
D. 1, 2 và 4
Đáp án đúng: D
Câu 8: Trật tự nào dưới đây là đúng khi nói đến cơ chế duy trì huyết áp? (HA: huyết áp, MM: mạch máu, ĐH: điều hòa)
A. HA bình thường → thụ thể áp lực MM → trung khu ĐH tim mạch ở hành não → giảm nhịp tim và giảm lực co bóp, MM dãn → HA tăng cao → thụ thể áp lực ở MM
B. HA tăng cao → trung khu ĐH tim mạch ở hành não → thụ thể áp lực MM → giảm nhịp tim và giảm lực co bóp, MM dãn → HA bình thường → thụ thể áp lực ở MM
C. HA tăng cao → thụ thể áp lực MM → trung khu ĐH tim mạch ở hành não → giảm nhịp tim và giảm lực co bóp, MM dãn → HA bình thường → thụ thể áp lực ở MM
D. HA tăng cao → thụ thể áp lực MM → trung khu ĐH tim mạch ở hành não → thụ thể áp lực ở MM → giảm nhịp tim và giảm lực co bóp, MM dãn → HA bình thường
Đáp án đúng: C
Câu 9. Trật tự nào dưới đây là đúng khi nói về cơ chế điều hòa hấp thụ Na+? (HA: huyết áp)
A. HA giảm làm Na+ giảm → thận → rênin → tuyến trên thận → anđôstêrôn → thận hấp thụ Na+ kèm theo nước và đi về máu → nồng độ Na+ và HA bình thường → thận
B. HA giảm làm Na+ giảm → tuyến trên thận → anđôstêrôn → thận → rênin → thận hấp thụ Na+ kèm theo nước đưa về máu → nồng độ Na+ và HA bình thường → thận
C. HA giảm làm Na+ giảm → tuyến trên thận → rênin → thận → anđôstêrôn → thận hấp thụ Na+ kèm theo nước đưa về máu → nồng độ Na+ và HA bình thường → thận
D. HA giảm làm Na+ giảm → thận → anđôstêrôn → tuyến trên thận → thận hấp thụ Na+ kèm theo nước đưa về máu → nồng độ Na+ HA bình thường → thận
Đáp án đúng: A
Câu 10. Trật tự đúng dưới đây là đúng khi nói về cơ chế hấp thụ nước là (ASTT: áp suất thẩm thấu)
A. ASTT tăng → vùng dưới đồi → tuyến yên → ADH tăng → thận hấp thụ nước đưa về máu → ASTT bình thường → vùng dưới đồi
B. ASTT bình thường → vùng dưới đồi → tuyến yên → ADH tăng → thận hấp thụ nước đưa về máu → ASTT tăng → vùng dưới đồi
C. ASTT tăng → tuyến yên → vùng dưới đồi → ADH tăng → thận hấp thụ nước trả về máu → ASTT bình thường → vùng dưới đồi
D. ASTT tăng → vùng dưới đồi → ADH tăng → tuyến yên → thận hấp thụ nước trả đưa máu → ASTT bình thường → vùng dưới đồi
Đáp án đúng: A
Cân bằng nội môi là một quá trình vô cùng quan trọng đối với sinh trưởng và phát triển của các loài sinh vật. Thông qua bài viết này, VUIHOC đã trình bày nội dung chi tiết về cân bằng nội môi để các em biết được tầm quan trọng của nó. Để tìm hiểu thêm về những kiến thức Sinh học hay, các em truy cập ngay Vuihoc.vn để đăng ký tài khoản hoặc liên hệ ngay trung tâm hỗ trợ nhé!
Link nội dung: https://melodious.edu.vn/can-bang-noi-moi-la-hoat-dong-a40685.html