Một trái tim khỏe mạnh không phải đập theo nhịp đều như một chiếc đồng hồ. Mà nhịp tim có thể tăng hoặc giảm tùy thuộc vào nhu cầu cung cấp oxy khác nhau của cơ thể trong các hoạt động khác nhau vào mỗi thời điểm trong ngày. Mỗi người có một nhịp tim riêng và có thể thay đổi theo thời gian. Vậy nhịp tim trung bình của người trưởng thành khoảng bao nhiêu?
Nhịp tim là số lần tim đập mỗi phút để cung cấp máu giàu oxy cho cơ thể. Khi nghỉ ngơi, trung bình nhịp tim của người trưởng thành thường dao động từ 60 đến 100 nhịp mỗi phút. Cơ thể tự động điều chỉnh nhịp tim tùy theo hoạt động và tình trạng cảm xúc của bạn, ví dụ như tăng lên khi hoạt động hoặc cảm thấy căng thẳng, và giảm xuống khi bạn nghỉ ngơi hoặc thư giãn.
Nhịp tim trung bình thay đổi theo độ tuổi và tình trạng sức khỏe tổng thể. Dưới đây là một số giá trị tham khảo về nhịp tim:
Nhịp tim có thể biến đổi từng phút và khác nhau đối với mỗi người. Tuổi tác, tình trạng sức khỏe và lối sống đều ảnh hưởng đến nhịp tim.
Có một số yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến nhịp tim, bao gồm:
Bạn có thể tự đo nhịp tim bằng cách đếm số lần tim đập trong một phút. Để đảm bảo rằng tim đang ở trạng thái nghỉ ngơi, hãy ngồi yên trong 5 - 10 phút trước khi đếm. Thời gian tốt nhất để đo nhịp tim trung bình là vào buổi sáng, thậm chí trước khi bạn rời giường.
Để đo nhịp tim, bạn cần cảm nhận mạch đập ở cổ, cổ tay hoặc bên trong khuỷu tay.
Hãy đặt ngón tay trỏ và ngón giữa cùng nhau và nhẹ nhàng ấn vào một trong những vị trí sau:
Ngoài những động mạch trên, bác sĩ có thể kiểm tra mạch và nhịp tim trung bình của bạn ở các vị trí khác như thái dương, ngực, bụng, đùi, phía sau đầu gối và bàn chân.
Khi đã xác định được mạch, bạn có thể đo trung bình nhịp tim bằng cách:
Nhịp tim trung bình là một chỉ số quan trọng để đánh giá sức khỏe tổng thể. Khi nhịp tim quá nhanh hoặc quá chậm, đều có thể là dấu hiệu của bệnh tim hoặc các vấn đề sức khỏe khác. Các vấn đề về nhịp tim có thể nguy hiểm vì không đủ máu được bơm đi khắp cơ thể, làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Nhịp tim nhanh là khi trung bình nhịp tim trên 100 nhịp/phút. Nguyên nhân có thể bao gồm nhiễm trùng, thiếu máu, hoạt động quá mức của tuyến giáp, và nhiều hơn nữa. Nếu bạn có triệu chứng như ngất xỉu, chóng mặt, đánh trống ngực, khó thở, mệt mỏi, hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra và thăm khám.
Nhịp tim chậm là khi trung bình nhịp tim dưới 60 nhịp/phút. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng nếu bạn có hoạt động thể chất nhiều, trung bình nhịp tim có thể dưới 60 nhịp mỗi phút mà vẫn là điều bình thường. Đối với các vận động viên khỏe mạnh, trung bình nhịp tim thấp khoảng 40 nhịp/phút cũng là điều bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn không phải là vận động viên và có nhịp tim chậm kèm theo các triệu chứng như ngất xỉu và mệt mỏi, hãy hẹn gặp bác sĩ đa khoa để được kiểm tra.
Bạn cũng nên thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất mỗi năm một lần. Đo nhịp tim là một phần quan trọng của quá trình khám sức khỏe định kỳ và cũng là cách bác sĩ có thể phát hiện sớm nhiều vấn đề, bao gồm cả các vấn đề nguy hiểm mà không có triệu chứng để điều trị kịp thời.
Để biết nhịp tim trung bình của mình là bao nhiêu, đặc biệt khi bạn đang sống chung với các tình trạng bệnh lý tim mạch mãn tính, có thể giúp bạn kiểm soát tốt hơn và cải thiện chất lượng cuộc sống. Đo nhịp tim giúp bạn theo dõi sức khỏe của bản thân và biết liệu bạn đang tập thể dục ở mức độ phù hợp để mang lại nhiều lợi ích nhất cho sức khỏe hay không.
Một số biện pháp điều hòa nhịp tim cơ bản mà bạn có thể thực hiện tại nhà như:
Việc áp dụng một chế độ ăn lành mạnh, cân đối về dinh dưỡng là điều được khuyến khích cho những người mắc bệnh tim mạch tổng quát và đặc biệt là những người có rối loạn nhịp tim nhanh. Bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như chuối, táo, bánh mì, sữa chua… Đồng thời, hãy hạn chế hoặc tránh xa những thức uống và thực phẩm không tốt cho tim như rượu, bia, cà phê, trà đen…
Thực hiện hít thở sâu và chậm là một bài tập tuyệt vời có thể giúp bạn làm chậm lại nhịp tim, giảm bớt cảm giác lo lắng và cải thiện tình trạng đánh trống ngực. Tuy nhiên, điều này có thể khó khăn khi trái tim bạn đang gặp phải các rối loạn, do đó bạn cần kiên nhẫn và thực hiện tập luyện để điều chỉnh hơi thở một cách hiệu quả hơn.
Mặc dù nhiều người nghĩ rằng việc tập thể dục có thể làm tăng nhịp tim, nhưng thực tế không phải lúc nào cũng như vậy. Tập thể dục đều đặn không chỉ tạo ra năng lượng cần thiết cho cơ thể mà còn kích thích sự hoạt động của cơ tim. Tuy nhiên, duy trì việc tập luyện thường xuyên sẽ làm cho cơ tim trở nên mạnh mẽ hơn và có thể giảm tình trạng nhịp tim nhanh.
Trên đây là chỉ số nhịp tim trung bình mà chúng tôi tổng hợp được, khi có bất kỳ bất thường nào về nhịp tim, hãy liên hệ với chuyên gia để được tư vấn và tìm phương pháp điều trị thích hợp.
Link nội dung: https://melodious.edu.vn/nhipdapsuckhoe-a40618.html