Mũi gãy được xem là dáng mũi mất cân đối, khiến một số người cảm thấy tự ti. Vậy dáng mũi như thế nào được đánh giá là mũi gãy và nguyên nhân nào gây ra tình trạng này. Cùng Long Châu tìm hiểu vấn đề này trong bài viết dưới đây.
Nếu bạn đang thắc mắc câu hỏi "mũi gãy trông như thế nào?", thì bạn hoàn toàn có thể tìm được câu trả lời bằng cách quan sát thông qua mắt thường và nhận biết tình trạng cong vẹo, lệch sang một bên của mũi. Theo các chuyên gia thẩm mỹ, mũi gãy là do vách ngăn mũi bị lệch dẫn đến biến dạng sống mũi.
Hầu hết những người sở hữu dáng mũi gãy thường rơi vào một trong các trường hợp sau:
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng dáng mũi bị gãy. Trong đó có nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan khác. Như sau:
Gãy mũi bẩm sinh thường liên quan đến việc thai nhi bị thiếu chất dinh dưỡng khiến cho sự phát triển không đồng đều đã có từ trong bụng mẹ. Tuy nhiên, chúng ta cũng nên biết rằng mũi gãy không liên quan đến yếu tố di truyền từ cha mẹ sang con cái.
Xương và sụn mũi có thể bị biến đổi hình dáng tự nhiên của mũi thành mũi gãy dưới tác động của chấn thương hoặc ngoại lực mạnh. Đặc biệt, tai nạn giao thông tác động trực tiếp đến mũi có thể gây gãy xương mũi.
Nâng mũi hỏng là nguyên nhân khiến dáng mũi của bạn thay đổi theo chiều hướng tiêu cực. Đặc biệt, phẫu thuật mũi được thực hiện ở những cơ sở y tế kém chất lượng, bác sĩ thiếu kinh nghiệm được cảnh báo có thể khiến mũi bị biến dạng, vẹo vách ngăn mũi, gãy mũi,…
Khách quan mà nói, nếu xét theo góc độ thẩm mỹ thì dáng mũi gãy được quan niệm không phải là một dáng mũi đẹp. Dáng mũi gãy khiến gương mặt trở nên mất cân đối, ảnh hưởng đến sự tự tin trong giao tiếp của nhiều người.
Theo nghiên cứu, những người có sống mũi không thẳng, thô có thể ảnh hưởng đến hô hấp và sinh hoạt hàng ngày. Theo nghiên cứu, những người dáng mũi gãy bị lệch vách ngăn mũi có nguy cơ mắc các bệnh viêm xoang cao hơn 32% so với người bình thường. Họ cũng có nguy cơ mắc các các chứng bệnh như nghẹt mũi, chảy máu cam, ngủ ngáy hay mất khứu giác. Tùy theo mức độ cong, gồ của sống mũi mà bệnh nặng hay nhẹ.
Để khắc phục dáng mũi gãy của mình, quan trọng nhất là bạn nên tìm đến sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa để đánh giá và điều trị tình trạng cụ thể của bạn. Hãy luôn tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Tùy thuộc vào nguyên nhân và tình trạng của mũi mà bác sẽ đánh giá can thiệp ngoại khoa. Trong một số trường hợp bác sĩ có thể khuyên bạn nên phải tiến hành một ca phẫu thuật. Quá trình này có thể bao gồm việc điều chỉnh lại cấu trúc xương bị gãy bằng cách sử dụng các kỹ chuyên khoa từ bác sĩ.
Hồi phục sau phẫu thuật: Sau ca phẫu thuật, bạn cần tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo quá trình hồi phục tốt nhất. Điều này có thể bao gồm việc đặt băng nẹp mũi, sử dụng thuốc giảm đau, tránh các hoạt động thể chất căng thẳng, và tuân thủ lịch hẹn kiểm tra định kỳ với bác sĩ để theo dõi quá trình hồi phục.
Hãy tìm đến sự tư vấn và điều trị từ các chuyên gia y tế để đảm bảo quá trình khắc phục mũi gãy của bạn diễn ra một cách an toàn và hiệu quả.
Xem thêm:
Link nội dung: https://melodious.edu.vn/mui-gay-a40503.html