Tục bao sái bàn thờ ngày ông Công, ông Táo
Trước lễ cúng ông Công, ông Táo, mọi gia đình thường dọn dẹp bàn thờ, lau bát hương, tỉa chân hương. Việc rút chân hương ngày ông Công, ông Táo đặc biệt quan trọng, cần phải được làm một cách thành kính, cẩn trọng.
Có nhiều tập tục để bao sái bàn thờ cuối năm, dưới đây là cách rút chân hương ngày ông Công, ông Táo chuẩn nhất:
Chọn người bao sái bàn thờ, rút chân hương ngày ông Công, ông Táo
Người bao sái bàn thờ, rút chân hương ngày ông Công, ông Táo cần là người chỉn chu, có tâm trong công việc thờ cúng. Trước khi bao sái bàn thờ, rút chân hương ngày ông Công, ông Táo, thì người này cần tắm rửa sạch sẽ rồi hãy bắt đầu công việc. Cần giã vài củ gừng, ngâm với rượu trắng trước (nên ngâm nhiều một chút để bao sái đồ thờ cúng, thừa thì dùng chữa cảm lạnh nên không sợ lãng phí).
Xin phép trước khi bao sái bàn thờ
Trước khi bao sái bàn thờ sắm đĩa hoa quả tươi đặt lên thắp hương, xin phép quan thần linh và gia tiên biết việc thời gian bao sái bàn thờ, mời tổ tiên và thần linh tạm lánh để con cháu thực hiện công việc (nhiều gia chủ tiến hành việc này từ hôm trước).
Trường hợp muốn thay tro bát hương, gia chủ phải chuẩn bị từ trước đó. Nên dùng rơm nếp tươi nhặt sạch rồi phơi cẩn thận và cất đi. Dịp cuối năm bao sái bàn thờ đem đốt lấy tro rồi thay. Nếu không tiện thì gia chủ có thể mua tro tại các cửa hàng bán đồ thờ cúng. Quá trình thay tro bát hương nên lấy một mảnh vải sạch trải trên bàn rồi nhấc bát hương ra, đổ hết chân hương cùng tro ra giấy rồi tiến hành bao sái.
Lau rửa bài vị của tổ tiên thì phải dùng rượu - gừng, hoặc nước ấm, không được dùng nước lạnh. Nếu có bài vị của phật, thánh thì lau trước, sau đó đổ nước cũ, thay nước mới để lau bài vị của tổ tiên. Lau sạch bàn thờ bằng nước sạch, rồi lau lại bằng rượu gừng, nước thơm. Việc bao sái bàn thờ, rút chân hương ngày ông Công, ông Táo cần được thực hiện trước khi làm lễ cúng Táo quân chầu trời.
Bao sái bát hương
Có 2 thời điểm bao sái: Một là làm trước lễ cúng Táo quân chầu trời; hai là nhân tiện Táo quân vắng nhà thì tranh thủ bao sái bàn thờ để đón năm mới và đón Táo quân trở về (thường vào 23 và 30 tháng Chạp).
Về nguyên tắc chỉ nên di chuyển bình hoa, chén nước, đỉnh đồng, đèn,... còn bát nhang, bài vị đã định vị thì không nên xê dịch. Khi lau bát nhang, bài vị phải lấy tay giữ không cho xoay rồi lấy khăn sạch, ẩm, phun rượu pha gừng giã nhỏ, nước hoa, ngũ vị hương... lau cho sạch.
Trước khi bao sái bàn thờ, rút chân hương ngày ông Công, ông Táo có thể tỉa bớt chân hương nhưng phải để lại ít nhất 3-5-7-9 cây. Chân hương đã tỉa ra, cần đốt và thả tro xuống sông, suối hoặc bón cây, không nên đổ lung tung. Rút chân hương ngày ông Công, ông Táo một cách thành tâm, nghiêm túc để thể hiện lòng thành kính với người trên.
Chuẩn bị mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo
Mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo không nhất thiết phải quá sang trọng, mâm cao cỗ đầy hay cúng bái những món vàng mã đắt tiền mà quan trọng nhất là sự thành tâm kính cẩn khi hành lễ.
Tùy theo hoàn cảnh của mỗi gia đình và văn hóa mỗi địa phương, các gia đình có thể làm mâm lễ mặn hoặc lễ chay (với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc…) để tiễn Táo Quân.
Ở miền Bắc, mọi người thường cúng ông Công, ông Táo từ khoảng 20 tháng Chạp và muộn nhất là trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp. Người miền Bắc quan niệm, sau 12h trưa ngày 23 tháng Chạp là ông Táo đã lên chầu trời.
Mâm cỗ cúng ông Táo theo truyền thống của người Bắc sẽ có những món cơ bản sau:
1 đĩa gạo, 1 đĩa muối
1 con gà trống luộc được tỉa ớt hoặc hoa hồng (có thể thay thế bằng thịt heo luộc hoặc vịt quay)
1 bát canh mọc hoặc canh măng
1 đĩa xào thập cẩm
1 đĩa giò, chả rán hoặc thịt đông
1 đĩa xôi gấc
1 đĩa chè kho
Cá chép (sống hoặc rán), vì theo quan niệm, cá chép là phương tiện để ông Táo lên trời.
Nếu là cá chép sống, sau khi cúng xong người dân sẽ mang ra sông, suối phóng sinh.
Ngày nay, nhiều gia đình làm mâm cỗ theo hướng đơn giản, tiện lợi, có thể tự nấu hoặc đặt mâm cỗ tại nhà hàng, siêu thị...
Link nội dung: https://melodious.edu.vn/le-cung-ong-cong-ong-tao-a38347.html