THÔNG TIN KHU VỰC Huyện Đan Phượng

Lịch sử hình thành

Huyện được đặt từ thời Trần, trước đây là xứ Đoài, đến thời Minh chiếm đóng thì huyện tên là Đan Sơn thuộc châu Từ Liêm, phủ Giao Châu. Sang thời Hậu Lê huyện lệ về phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây. Năm 1831, vua Minh Mạng điều chỉnh địa giới hành chính và thành lập các tỉnh mới. Huyện đựợc tách ra thành huyện riêng vào năm 1832 vẫn thuộc phủ Quốc Oai. Năm 1888, sau khi vua Đồng Khánh cắt Hà Nội cho Pháp. Huyện Đan Phựợng được nhập về phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông.

Sau cách mạng tháng Tám (1945), cấp phủ bị bãi bỏ, nên từ tháng 8/1945 đến tháng 3/1947, huyện Đan Phượng thuộc tỉnh Hà Đông.

Từ tháng 3/1947, 4 huyện Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Trì, Thanh Oai và thị xã Hà Đông được cắt chuyển về thành phố Hà Nội theo quyết định của Khu II (Khi sự kiện 19/12/1946 nổ ra, Mặt trận Hà Nội được sát nhập vào Khu II. Từ ngày 01/11/1948, Khu 2 đặt quyền trực thuộc của Liên khu 3, nhưng đến tháng 5/1949 thì khu Hà Nội lại được tách ra để thành lập Mặt trận Hà Nội độc lập, trực thuộc Bộ Tổng tư lệnh. Tình trạng này được duy trì cho đến sau năm 1954, khi đấy gọi là Khu Hà Nội).

Từ ngày 12/3/1947 đến tháng 5/1948, huyện Đan Phượng được gộp vào liên quận huyện IV - Hoài Đức và Đan Phượng (theo công văn số: 038/KCT, ngày 13/3/1947, UBK - Khu XI của Bộ chỉ huy Chiến khu XI). Tháng 5/1947, Trung ương quyết định tách 3 tỉnh Hà Nội, Hà Đông, Sơn Tây ra khỏi Khu II, thành lập Khu XI.

Tháng 5/1948 đến tháng 10/1948, Khu XI được Trung ương quyết định giải thể Khu XI và thành lập tỉnh Lưỡng Hà (Hà Đông - Hà Nội) thuộc Liên khu III. Lúc này, liên quận huyện IV - Hoài Đức và Đan Phượng được tách ra thành huyện Liên Bắc. Đan Phượng thuộc huyện Liên Bắc, tỉnh Lưỡng Hà.

Từ tháng 10/1948 đến tháng 3/1954: Khu ủy III tách Lưỡng Hà thành 2 tỉnh: Hà Đông, Hà Nội, do đó, Đan Phượng thuộc huyện Liên Bắc tỉnh Hà Đông. Tháng 12/1952, phần lớn địa bàn Đan Phượng thuộc bắc Liên Bắc do Ban cán sự bắc Liên Bắc nắm, ranh giới là đường quốc lộ 11A (32) để việc chỉ đạo phong trào kháng chiến được sâu sát, kịp thời hơn.

Tháng 4/1954, huyện Đan Phượng được tái lập và thuộc tỉnh Sơn Tây quản lý theo quyết định của Liên khu ủy III. Tháng 8/1954, huyện Đan Phượng được Liên khu ủy III cắt chuyển trả lại cho tỉnh Hà Đông.

Ngày 20/4/1961, Quốc hội ban hành Nghị Quyết về việc mở rộng thành phố Hà Nội, theo đó 5 xã (Tân Dân, Tân Tiến, Trung Kiên, Minh Khai, Trần Phú) của huyện Đan Phượng được cắt chuyển thuộc tỉnh Hà Đông.

Ngày 21/4/1965, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Quyết định 103-NQ-TVQH về việc phê chuẩn việc thành lập các tỉnh Bắc Thái, Nam Hà, Hà Tây và việc sáp nhập xã An Hòa thuộc huyện Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây (cũ) vào xã Tiến Xuân thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình. Theo đó, hợp nhất hai tỉnh Sơn Tây và Hà Đông thành một đơn vị hành chính mới lấy tên là tỉnh Hà Tây. Huyện Đan Phượng thuộc quyền quản lý của tỉnh Hà Tây.

Theo Nghị quyết của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về việc hợp nhất một số tỉnh được ban hành ngày 27/12/1975, hợp nhất tỉnh Hòa Bình và tỉnh Hà Tây thành một tỉnh mới, lấy tên là tỉnh Hà Sơn Bình. Khi đó, huyện Đan Phượng là một trong đơn vị hành chính thuộc tỉnh Hà Sơn Bình.

Ngày 29/12/1978, Quốc hội ban hành Nghị quyết về việc phê chuẩn việc phân vạch lại địa giới thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Hà Sơn Bình, Vĩnh Phú, Cao Lạng, Bắc Thái, Quảng Ninh và Đồng Nai. Theo Nghị quyết, huyện Đan Phượng được cắt chuyển về thành phố Hà Nội quản lý.

Ngày 12/8/1991, Quốc hội ban hành Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, chia tỉnh Hà Sơn Bình thành 2 tỉnh, lấy trên là tỉnh Hoà Bình và tỉnh Hà Tây. Theo đó, chuyển huyện Đan Phượng của thành phố Hà Nội về tỉnh Hà Tây.

Ngày 29/8/1994, thành lập thị trấn Phùng, gồm phần đất của các xã Đan Phượng, Đồng Tháp và Song Phượng.

Đan Phượng trải qua rất nhiều lần thay đổi địa giới hành chính, khi thuộc về Hà Sơn Bình, lúc thuộc về tỉnh Hà Tây… đến ngày 01/8/2008, toàn bộ tỉnh Hà Tây được sáp nhập vào Hà Nội theo Nghị quyết 15-NQ/QH của kỳ họp thứ ba Quốc hội khóa 12, ngày 29/5/2008. Theo đó, huyện Đan Phượng thuộc thành phố Hà Nội quản lý và giữ ổn định cho đến ngày nay.

1. Giới thiệu về huyện Đan Phượng

Đan Phượng là một huyện thuộc thành phố Hà Nội. Huyện Đan Phượng là huyện có hệ thống sông Hồng, Sông Đáy chảy qua. Xưa kia là ngã ba sông (sông Hồng, sông Nhuệ, sông Đáy) nên địa hình của huyện là tương đối bằng phẳng, chủ yếu là đất phù sa. Đan Phượng nằm tại khoảng giữa của trục đường Quốc lộ 32 từ trung tâm Hà Nội đi Sơn Tây. Huyện Đan Phượng nằm ở phía Tây bắc trung tâm thành phố Hà Nội.

Huyện có hệ thống sông Hồng, sông Đáy chảy qua, trước kia là ngã ba sông (sông Đáy, sông Nhuệ, sông Hồng) nên địa hình khá bằng phẳng, chủ yếu là đất phù sa, độ cao trung bình từ 6-8m.

2. Vị trí địa lý

Bản đồ hành chính huyện Đan Phượng

Huyện có 16 đơn vị hành chính trực thuộc gồm Thị trấn Phùng và 15 xã là: Đan Phượng, Đồng Tháp, Hạ Mỗ, Hồng Hà, Liên Hà, Liên Hồng, Liên Trung, Phương Đình, Song Phượng, Tân Hội, Tân Lập, Thọ An, Thọ Xuân, Thượng Mỗ, Trung Châu.

3. Diện tích và dân số

Huyện Đan Phượng có tổng diện tích tự nhiên là 78 km², dân số vào năm 2019 khoảng 182.194 người và có mật độ dân số đạt 2.335 người/km².

4. Kinh tế

Đan Phượng xác định tập trung phát triển thương mại, dịch vụ, công nghiệp xây dựng, nông nghiệp công nghệ cao và nông nghiệp hữu cơ. Trong vòng 5 năm trở lại đây, kinh tế Đan Phượng phát triển đồng bộ về chất lượng và quy mô, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 9,63%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng (48,98%), thương mại - dịch vụ (45,14%), giảm tỷ trọng nông nghiệp - thủy sản (5,88%). Hiện trên địa bàn huyện có hơn 1.000 doanh nghiệp đang hoạt động, gần 1.800 hộ sản xuất tập trung tại 5 cụm công nghiệp, có 7 làng nghề với diện tích hơn 90,6 ha, tạo công ăn việc làm cho hàng vạn lao động, đồng thời tăng thu nhập cho người dân. Riêng trong năm 2020, thu nhập bình quân của huyện ước đạt 61,2 triệu đồng. Tổng thu ngân sách nhà nước nhiệm kỳ 2015-2020 ước đạt 2.540 tỷ đồng, tốc độ tăng thu ngân sách nhà nước bình quân hàng năm đạt 13%.

5. Văn hóa

Dù là huyện có diện tích nhỏ nhưng huyện là cái nôi của các loại hình nghệ thuật dân gian, tiêu biểu như Hát ca trù ở xã Thượng Mỗ, Thổi cơm thi ở hội Dầy, Vật truyền thống ở xã Hồng Hà, hát Chèo tàu ở hội Gối, Hội thả diều ở Bá Giang, rước cây bông ở Trung Hà, bơi trải ở Đồng Tháp, hát chèo bè trên sông của dân chài Vạn Vĩ…

6. Giáo dục

Toàn huyện có 52/52 trường đạt chuẩn quốc giá mức độ 1, trong đó có 14 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2.

Trường mầm non:

Trường tiểu học:

Trường THCS:

Trường THPT:

7. Y tế

8. Hạ tầng giao thông

Nếu như người dân ở các huyện Đông Anh, Gia Lâm và quận Long Biên cần di chuyển qua các cây cầu để vào trung tâm thủ đô thì TỪ Đan Phượng, người dân có thể dễ dàng đi đến các quận nội thành Hà Nội qua đường bộ, trong đó con đường chính là quốc lộ 32. Còn sông Hồng là điểm kết nối giữa Đan Phượng với Đông Anh và Mê Linh. Tuy vậy, do ở Đan Phượng không có cây cầu nào bắc qua sông Hồng nên người dân di chuyển qua bến phà Thọ An và Liên Hà.

Cây cầu gần Đan Phượng nhất là cầu Thăng Long cách 7km, xa hơn nữa là cầu Nhật Tân cách 12km, cầu Vĩnh Thịnh cách 15km.

Trong tương lai, Hà Nội sẽ xây thêm cầu Hồng Hà vượt sông Hồng để kết nối huyện Đan Phượng với Mê Linh. Cây cầu này dài 6km, có mức đầu tư khoảng 9.900 tỷ đồng, phía Nam cầu nằm tại xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, giao cắt với đường Hồng Hà đoạn qua chùa Gia Lễ, phía Bắc cầu nằm tại xã Văn Khê, huyện Mê Linh. Tại huyện Đan Phượng hiện có duy nhất một cây cầu là cầu Phùng vượt sông Đáy, kết nối thị trấn Phùng với huyện Phúc Thọ.

Theo quy hoạch giao thông vận tải thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Đan Phượng sẽ có tuyến đường sắt đô thị số 3 (Nhổn - Ga Hà Nội - Hoàng Mai) và số 4 (Mê Linh - Sài Đồng - Liên Hà).

Năm 2020, huyện Đan Phượng đã xây dựng 8 tuyến đường giao thông cấp huyện có mặt cắt rộng 13-22m. Trong thời gian tới, huyện sẽ triển khai thêm nhiều tuyến đường trọng điểm, tiêu biểu như siêu dự án đường vành đai 4. Tuyến đường này đi qua địa bàn huyện Đan Phượng, có chiều dài khoảng 4,3km, đi qua địa bàn các xã Tân Hội, Hạ Mỗ, Hồng Hà, Liên Hồng của Đan Phượng.

Đường Tây Thăng Long dài 33km, xuất phát tại nút giao với đường Võ Chí Công, điểm tại nút giao đường 32 thuộc thị xã Sơn Tây. Đường Tây Thăng Long khi hoàn thiện sẽ góp phần giảm tải cho tuyến đường 32, đồng thời kết nối các dự án ở Đan Phượng đến trung tâm thành phố.

Ngoài ra, huyện Đan Phượng sẽ cải tạo, mở rộng đường từ Quán Đoài Khê, đường nhánh N12, N13, đường từ nhà văn hóa thôn Đoài Khê, đường nối N4 với N1, đường vào đền Văn Hiến, tỉnh lộ 422 vào thôn Thượng Hội, đường vành đai Đại Phùng, đường từ chân cầu Phùng đến UBND xã Đồng Tháp, đường từ trường mầm non Đồng Tháp đến đường trục thôn Bãi Thụy…

Trong thời gian tới, hạ tầng giao thông huyện Đan Phượng sẽ được nâng cấp và mở rộng quy mô hơn nữa, nâng cao khả năng kết nối với các quận, huyện và đáp ứng nhu cầu phát triển về mọi mặt.

9. Làng nghề

Là một huyện gần trung tâm Hà Nội dân cư đông đúc rất thuận lợi cho việc tiêu thụ các sản phẩm từ nông nghiệp cũng như hình thành các làng nghề, nhóm nghề như mộc nội thất, chế biến thực phẩm, tiêu thụ nông sản, trồng hoa... Khu vực đồng bằng sông Hồng là nơi tập trung nhiều làng nghề. Các làng nghề truyền thống thường tập trung ở các thỉnh thành như Hà Nội, Nam Định, Bắc Ninh, Thái Bình. Còn các làng nghề và làng có nghề lại thường tập trung ở Hà Nội, Hà Tây cũ, bắc Hưng Yên, nam Vĩnh Phúc, Nam Định. Nghề phụ thường thì tập trung ở khu vực ven đô thị lớn, nơi mật độ dân cư cao hay các đầu mối giao thông thuận lợi. Đan Phượng là huyện nhỏ nhưng hội tụ đầy đủ các yếu tố trên nên cũng có khá nhiều làng nghề truyền thống, làng nghề, làng có nghề và nghề phụ như:

10. Du lịch

The Phoenix Garden Đan Phượng

Là khu sinh thái The Phoenix Garden hay còn gọi là Khu sinh thái Đan Phượng The Phoenix Garden Hà Nội, rất gần trung tâm Hà Nội so với những khu sinh thái khác. Vì vậy, hầu hết những tín đồ Hà Nội thường xuyên đi du lịch đều biết. Địa chỉ khu sinh thái Đan Phượng cao cấp các trung tâm Hà Nội gần 20 km về hướng Tây, không gian bao la xanh mướt những thửa ruộng bậc thang trồng cải vàng, cải trắn rực rỡ rất đẹp. Đến đây, bạn có thể tổ chức dã ngoại, cắm trại hoặc tổ chức họp lớp, hội nhóm… và ngắm cảnh rừng thông, hoa bướm… cũng có thể cho bọn trẻ nhỏ đến chơi, thư giãn… Thêm vào đó, các bạn có thể chở người lớn đi cùng, đến tham quan hay thiền tịn cũng rất phù hợp vì ngay trong khu sinh thái Đan Phượng cũng có một ngôi chùa rất đẹp và yên bình gọi là chùa Linh Ẩn. Vì Chỉ cần nửa ngày nghỉ, bạn có thể hẹn hò, tha hồ đi dạo, ngắm cảnh, chụp cho bản thân và mọi người những bức hình kỷ niệm ưng ý nhất bên cây xanh, bên hoa cỏ nơi đây.

Chùa Đại Từ Ân

Tọa lạc đắc địa tại thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng và nằm trên cửa ngõ phía Tây Nam Hà Nội, chùa Đại Từ Ân như một điểm nhấn nổi bật trong Khu đô thị sinh thái cao cấp The Phoenix Garden.Chùa Đại Từ Ân được khởi công xây dựng vào ngày 9/5/2010, với diện tích 19.275 m2 mang phong cách kiến trúc thiết kế Bắc bộ được quy hoạch trọng điểm và tượng Phật A Di Đà cao 25m đặt giữa trung tâm tạo ra sự kết nối linh thiêng cho toàn khu đô thị. Những năm qua, chùa Đại Từ Ân đã tổ chức các khóa tu Tịnh độ hàng tháng của hàng phật tử tại gia cũng như tổ chức các Pháp hội lớn và các lễ trọng của Phật giáo: Phật đản, Vu Lan, Khánh đản Phật A Di Đà, Phật thành đạo….Đây sẽ là nơi sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng, tinh thần của cộng đồng dân cư sinh sống trong khu nhà vườn, đặc biệt phù hợp cho người cao tuổi, thích hợp với giới trẻ.

11. Món ăn

Đan Phượng nổi tiếng với nhiều đặc sản như: nem Phùng, đậu phụ làng Trúng Đích - Hạ Mỗ, rượu nếp Bá Giang.

Nem Phùng

Nem Phùng một món ăn bình dị, đậm chất hương vị quê hương khiến thực khách khi đã nếm thử một lần thì không thể nào quên. Món ăn này tính đến cũng phải cả trăm tuổi được truyền nối nhiều đời tại vùng đất Đan Phượng Hà Nội.

Cơ sở chế biến cam kết đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Từ khâu chọn lọc mua nguyên liệu làm Nem Phùng là: Thịt mông sấn hoặc thịt thăn lợn, bì lợn sạch, gạo và lá Sung, đỗ tương sạch và lá chuôi tươi. Bì lợn được luộc kỹ sau đó thái nhỏ thành sợi trộn đều cùng thính, gia vị. Món ăn này không có chất bảo quản nên chỉ để được khoảng 2 ngày, được ăn kèm với một số loại lá như: Lá sung, đinh lăng chấm với nước tương vàng. Nem Phùng ăn với lá sung - Cho người tứ xứ nhớ nhung suốt đời.

Đậu Phụ làng Trúng Đích - Hạ Mỗ

Đậu phụ là một món ăn dân dã của người dân một số quốc gia Đông Á như Trung Hoa, các nước vùng Đông Á và Đông Nam Á như Việt Nam. Đậu phụ có nguồn gốc từ Trung Quốc. Món này có nhiều cách gọi: đậu khuôn ở miền Trung và đậu hũ hoặc tàu hũ ở miền Nam. Đậu phụ là món ăn có thể giúp phòng chống xơ vữa động mạch, cũng thường được làm món ăn chay cho những người theo đạo Phật.

Nguyên liệu làm đậu phụ là hạt đậu nành, được xay lên rồi ngâm vào nước. Tinh bột chảy vào nước thành hình dáng theo người làm tự tạo, bã được lọc ra ngoài. Các hình dáng thường thấy là hình vuông, tròn hay chữ nhật dài.

Khi sản phẩm hoàn thành thì có thể sao chế thêm, như cắt thành hình chữ nhật rán với dầu. Thành một màu vàng bọc ngoài thêm gia vị thếm, là thành một bữa. Nếu không rán thì có thể cắt lát làm thêm phần phụ trong nồi canh rau hay cá.

12. Thị trường bất động sản huyện Đan Phượng

Quỹ đất rộng, sự phát triển về hạ tầng, giao thông cùng thông tin quy hoạch tích cực là những lợi thế lớn cho thị trường bất động sản Đan Phượng. Chính vì thế mà vài năm trở lại đây, giá đất huyện Đan Phượng liên tục tăng, nhất là tại các khu vực có các tuyến đường mới được phê duyệt, có nơi đã vượt ngưỡng 90 triệu đồng/m2.

Cụ thể, những mảnh đất nằm liền kề trục đường 79 có giá từ 70-80 triệu đồng/m2, giá bán đất mặt đường quốc lộ 32 dao động từ 80-90 triệu đồng/m2, hay một số nơi không nằm ở mặt đường cũng có giá từ 50-70 triệu đồng/m2. Tất nhiên, đó chỉ là mức giá giao bán, chưa chắc có giao dịch bởi mức giá này hiện đang bằng, thậm chí cao hơn một số khu vực ở các quận nội thành.

Đan Phượng cũng trở thành nơi tập trung của nhiều dự án bất động sản, đặc biệt là các dự án đô thị được thực hiện bởi các ông lớn địa ốc. Nằm trên địa phận hai xã Liên Trung và Tân Hội, khu đô thị Vinhomes Đan Phượng (Vinhomes Wonder Park) là dự án đầu tiên của Vingroup tại Đan Phượng. Dự án có tổng diện tích 133 ha với quy mô dân số dự kiến 12.248 người. Hiện dự án vẫn đang trong quá trình triển khai.

Với quy mô 45 ha, dự án Phoenix Garden thuộc địa phận thị trấn Phùng và xã Đan Phượng, ngay giao lộ đường Vành đai 4 và Hoàng Quốc Việt kéo dài. Sau khi hoàn thiện, dự án sẽ cung ứng ra thị trường 626 căn biệt thự. Hiện, nhiều công trình tiện ích tại dự án đã hoàn thành, các lô biệt thự cũng đã mở bán.

Khu đô thị Tân Lập nằm gầm các khu công nghiệp Nam Thăng Long và khu công nghiệp Cầu Diễn, trên địa phận hai xã Tân Hội và Tây Tựu, có quy mô lên đến 183 ha, do HUD làm chủ đầu tư.

Khu đô thị mới Tân Tây Đô có quy mô 23 ha, là tổ hợp nhà ở cao tầng, nhà ở thấp tầng, tòa nhà văn phòng và trung tâm thương mại. Đây là dự án được thực hiện bởi chủ đầu tư Hải Phát và đã được bàn giao từ năm 2019.

Khu nhà ở xã hội Tân Lập - Cienco 5 nằm ở ven đường Hoàng Quốc Việt kéo dài, thuộc xã Tân Lập. Dự án có tổng diện tích 10,77 ha, cung ứng 630 căn hộ và nhà vườn. Đây là sản phẩm của chủ đầu tư và nhà thầu Cienco 5.

Khu đô thị Hồng Hà có vị trí tại xã Liên Hà và Liên Hồng, quy mô gần 100 ha, gồm nhà ở cao tầng và biệt thự cao cấp. Dự án được thực hiện bởi liên doanh CTCP BĐS Tài chính Dầu khí Hà Quang, CTCP Du lịch biển Mỹ Khê, CTCP Đầu tư và Tư vấn Xây dựng Trường An.

Tại Đan Phượng còn có nhiều dự án quy mô lớn, nhỏ đang được triển khai xây dựng như khu đô thị chức năng Green City (quy mô 130 ha), khu đô thị sinh thái cao cấp Đan Phượng (45 ha), khu đô thị mới Tây Nam (42 ha)…

13. Các dự án bất động sản

Huyện Đan Phượng có khoảng 7 dự án.

Khu đô thị mới Tân Tây Đô

Vinhomes Wonder Park

The Phoenix Garden

Phúc Thịnh Tower

Link nội dung: https://melodious.edu.vn/dan-phuong-la-o-dau-a36959.html