Đất nước ta hiện nay đang bước vào giai đoạn thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa, cho nên mọi lĩnh vực, ngành nghề kỹ thuật nào cũng cần đến tự động. Hệ thống điều khiển và tự động hóa có mặt trong mọi dây chuyền sản xuất của các ngành kinh tế, kỹ sư ngành Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa luôn có thu nhập cao và không bao giờ lo thất nghiệp. Dưới đây, bài viết sẽ giới thiệu đến bạn đọc những thông tin tổng quan về ngành học hấp dẫn này.
1. Tìm hiểu ngành Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa
Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa (một số trường đại học là ngành Công nghệ Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa) là ngành học nghiên cứu, thiết kế, vận hành các hệ thống tự động, dây chuyền sản xuất tự động tại các nhà máy xi măng, sắt thép, nước giải khát và thiết kế, điều khiển, chế tạo robot, quản lý sản phẩm tại các công ty trong và ngoài. Ngành này luôn gắn liền với các quá trình sản xuất trong công nghiệp, nơi mà các thao tác của con người sẽ được thay thế hoàn toàn bằng các hoạt động của máy móc, robot tự động; giúp tăng năng suất lao động, giảm thiểu nhân công, nhân lực thời gian và chi phí.
Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa trang bị cho sinh viên kiến thức về: lý thuyết mạch điện - điện tử, kỹ thuật đo lường và các hệ thống cảm biến thông minh, các hệ thống mạng truyền thông công nghiệp, phương pháp điều khiển truyền thống và hiện đại, lập trình tự động hóa các dây chuyền sản xuất công nghiệp, điều khiển điện tử công suất và truyền động điện... Học ngành Công nghệ Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa sinh viên được đào tạo từ cơ bản đến chuyên sâu về thiết kế, xây dựng, vận hành, bảo trì các hệ thống điều khiển và tự động hóa, hệ thống truyền động điện, hệ thống truyền thông công nghiệp, hệ thống đo lường thông minh…
Ngành này luôn gắn liền với các quá trình sản xuất trong công nghiệp
2. Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa
Các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa trong bảng dưới đây.
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
Tiếng Anh
14
Tiếng Anh I
15
Tiếng Anh II
16
Giải tích I
17
Giải tích II
18
Giải tích III
19
Đại số
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
Trường điện từ
31
Điện tử tương tự
32
33
34
35
Máy điện I
36
37
Vi xử lý
38
Kỹ thuật lập trình
39
40
41
Đồ án I
42
Đồ án II
Kiến thức bổ trợ
43
44
45
46
Kỹ năng mềm
47
48
49
Mô đun 1:
50
51
52
53
54
55
Mô đun 2:
56
57
58
59
60
61
Mô đun 3:
63
64
65
66
67
68
73
74
Đồ án tốt nghiệp
Tự chọn kỹ sư
Thực tập kỹ sư
Theo Đại học Bách khoa Hà Nội
3. Các khối thi vào ngành Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa
- Mã ngành: 7520216 (ngành Công nghệ Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa ở một số trường có mã ngành: 7510303).
- Ngành Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa xét tuyển các tổ hợp môn sau:
A00 (Toán, Vật Lý, Hóa Học)
A01 (Toán, Vật Lý, Tiếng Anh)
B00 (Toán, Hóa Học, Sinh Học)
C01 (Ngữ Văn, Toán, Vật Lý)
D01 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh)
D07 (Toán, Hóa Học, Tiếng Anh)
D10 (Toán, Địa Lý, Tiếng Anh)
*Xem thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển Đại học - Cao đẳng
4. Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa
Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa xét theo kết quả thi THPT Quốc gia 2018 từ 14 - 21.5 điểm và xét theo học bạ từ 18 - 24 điểm.
5. Các trường đào tạo ngành Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa
Để theo học ngành Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa, thí sinh có thể đăng ký nguyện vọng vào các trường đại học sau:
- Khu vực miền Bắc:
Đại học Mỏ địa chất
Đại học Công nghiệp Hà Nội
Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
Viện Đại học Mở Hà Nội
Đại học Sao Đỏ
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định
Đại học Hải Phòng
Đại học Công nghiệp Quảng Ninh
Đại học Điện lực
Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông - Đại học Thái Nguyên
Đại học Công nghiệp Việt Trì
Đại học Công nghệ Đông Á
- Khu vực miền Trung:
Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng
Đại học Vinh
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh
Đại học Công nghiệp Vinh
Đại học Đông Á
- Khu vực miền Nam:
Đại học Tôn Đức Thắng
Đại học Công nghệ TP.HCM - HUTECH
Đại học Giao thông Vận tải TP.HCM
Đại học Nông lâm TP.HCM
Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM
Đại học Cần Thơ
Đại học Quốc tế Miền Đông
Đại học Kỹ thuật Công nghệ Cần Thơ
Đại học Lạc Hồng
Đại học Trà Vinh
Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long
Đại học Tiền Giang
6. Cơ hội việc làm ngành Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa
Ngành Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa được đánh giá là một ngành học có nhiều triển vọng nghề nghiệp trong tương lai. Sau khi tốt nghiệp ngành này, sinh viên dễ dàng tìm được việc làm với mức lương tương đối với các vị trí như: chuyên viên tư vấn, thiết kế, phân tích mô phỏng, vận hành kỹ thuật tại các nhà máy điện, công ty thương mại dịch vụ Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa. Cụ thể:
Kỹ sư vận hành và bảo trì: Bảo đảm quy trình vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa các hệ thống điện, điện tử, tự động.
Kỹ sư vận hành bảo dưỡng sửa chữa các thiết bị và hệ thống tự động của các nhà máy, xí nghiệp.
Chuyên gia hệ thống: chuyên phân tích nhu cầu về hệ thống điện, tự động hóa của các công ty, nhà máy.
Chỉ huy các dự án: Thiết kế các hệ thống tự động và tham gia thi công các dự án về điều khiển tự động.
Thiết kế các hệ thống tự động hóa cho nhà máy, xí nghiệp, công ty, tổ chức...
Lập trình ứng dụng: các chương trình điều khiển cho hệ vi xử lý, PLC, CNC, các bộ điều khiển về lập trình.
Chuyên gia tư vấn cung cấp các tư vấn, giải pháp trong lĩnh vực tự động, tham gia các chương trình huấn luyện nhân viên.
Giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp nơi đào tạo Kỹ sư, Cử nhân thuộc lĩnh vực điều khiển và tự động hóa.
7. Mức lương ngành Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa
Hiện chưa có thống kê cụ thể mức lương ngành Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa.
8. Những tố chất phù hợp với ngành Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa
Để học tập và làm việc trong lĩnh vực Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa, bạn cần có những tố chất và kỹ năng sau:
Kỹ năng quản lý, giám sát các dự án kỹ thuật;
Kỹ năng tư vấn, thiết kế và phát triển hệ thống tự động hóa;
Kỹ năng vận hành, bảo dưỡng dây chuyền sản xuất tự động;
Có kỹ năng tích hợp các thiết bị;
Khả năng thiết kế, chế tạo và kiểm định;
Khả năng nghiên cứu, phát triển các thiết bị tự động thông minh;
Kỹ năng thuyết trình và sử dụng tiếng Anh thành thạo;
Kỹ năng làm việc nhóm tốt;
Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả;
Kỹ năng khởi nghiệp.
Hy vọng với những thông tin bài viết chia sẻ trên sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về ngành Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa và giúp bạn có những lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực bản thân.