Núi Phú Sĩ thuộc tỉnh Shizuoka, cách Tokyo không đầy 100km về phía Tây Nam. Đường lên đỉnh núi Phú Sĩ có 5 đường chính: Kawaguchiko, Subashiri, Fujinomiya, Fuji-Yoshida và Gotemba. Trong khi đi lên đỉnh mất từ 5 đến 9 tiếng thì khi xuống chỉ mất 3 tiếng. Thời tiết có lúc khắc nghiệt, con đường dài khó khăn, hiểm trở, song bước chân tìm về nguồn cội không lúc nào ngơi nghỉ. "Nhật Bản không có núi Phú Sỹ, tựa như nước Mỹ không có "Nữ Thần Tự Do"- người Nhật Bản nói trong niềm tự hào, phấn khởi
Sức khỏe: Điều kiện nền tảng và tiên quyết để chinh phục núi Phú Sĩ, Nhật Bản là bạn phải có sức khỏe tốt và dẻo dai.
Hành trang cần chuẩn bị tốt nhất cho chuyến đi khám phá núi Phú Sĩ
Balô: Nên chọn loại gọn nhẹ, không thấm nước và chắc chắn.
- Thuốc: Nên chuẩn bị thuốc cảm cúm và thuốc hạ sốt. Bởi sự thay đổi đột ngột của khí hậu và thời tiết khi chuyển vùng trên núi Phú Sĩ có thể khiến bạn bị cảm hoặc đuối sức. Ngoài ra, theo kinh nghiệm leo núi Phú Sĩ khi du lịch Nhật Bản tự túc, giá rẻ, vui vẻ và khám phá, những người leo núi không chuyên nên chuẩn bị thêm một bình ô-xi loại nhỏ để đề phòng bị choáng hoặc khó thể khi lên đến khu vực không khí loãng.
- Những vật dụng khác cần chuẩn bị để chinh phục Phú Sĩ: Mũ nón rộng vành, đèn pin, gậy, kính mắt, nước uống loại chứa chất điện giải, bổ sung ion và thức ăn nhẹ như lương khô, cơm nắm, socola,…để đề phòng không hợp với đồ ăn ở trạm nghỉ.
- Nên dùng xe vận chuyển đến tầng 5
Đoạn đường từ chân núi lên tới đỉnh Phú Sĩ được chia thành 10 tầng (hay 10 trạm). Xe ở trạm dưới chân núi sẽ đưa du khách lên tầng 5 - trạm dừng đầu của núi để bạn chuẩn bị mọi thứ trước khi leo bộ đến tầng 10.
Leo núi Phú Sĩ cần có sức khỏe tốt, thể trạng dẻo dai
Bạn không nên phá kỷ lục là đi từ chân núi lên vì vừa mất sức vừa mất thời gian (có nhóm đã mất một ngày khi quyết định đi bộ từ tầng 3 và kết quả là đuối sức khi chưa đến tầng 5). Đi xe để tiết tiệm sức lực, vì thực tế chặng đường leo núi từ tầng 5 trở lên rất khó khăn với những thử thách sau:
- Phải đối mặt với giá lạnh (cái lạnh từ gió, hơi ẩm, và mưa) rất không dễ chịu.
- Nam giới to khỏe có thể đi trong 5 đến 7 giờ. Nhưng nếu trong đoàn có nữ, các bạn nữ có thể sẽ phải dừng lại nghỉ. Nên bạn cứ thong thả đi chậm, hít thở và ngắm khung cảnh xung quanh. Đi quá nhanh sẽ dễ bị rơi vào tình trạng thiếu oxy, lúc đó còn mất thời gian hơn.
Khi leo được lên đỉnh núi bạn có thể ngắm trọn vẹn cảnh đẹp hùng vĩ
- Từ tầng 5 lên tầng 6 là đoạn dễ đi nhất. Sang tầng 7 là vách đá dựng đứng. Đến tầng 8, 9, 10 thì khoảng cách giữa các trạm dừng chân ngày càng xa, bắt buộc bạn phải đi không ngừng vì sườn dốc không có chỗ ngồi lại để nghỉ. Nếu ngồi bạn sẽ lạnh cóng vì lúc đó thường là 2-3g sáng. Ngoài ra không khí rất loãng, bạn phải cần dùng đến bình thở oxy.
Một điều quan trọng là bạn phải luôn giữ ấm cơ thể. Mang theo cơm nắm trong hộp giữ ấm và nước uống có khoáng chất để giữ sức đi hết đoạn đường dài.
Có thể bạn quan tâm >>>Tokyo cách núi Phú Sĩ, tỉnh Shizuoka bao xa? Hướng dẫn các cách đi đến
Link nội dung: https://melodious.edu.vn/nui-phu-si-o-dau-nhat-ban-a35636.html